Wednesday, September 7, 2016

NHỮNG NGƯỜI TRỞ VỀ VỚI ĐẠI GIA ĐÌNH DÂN TỘC

Đỗ hữu Long

Trang sử máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn thảm khốc kể từ 30 tháng 4 năm 1975 ! Sau vài ngày tuyên truyền láo khoét, bọn cầm quyền cộng sản thi hành chiến dịch tập trung những người làm việc trong hàng ngũ quốc gia, truy tìm những ngưới đã tích cực chống cộng, phân loaị để biệt giam, thủ tiêu hoặc tuyên án tử hình.

https://i1.wp.com/hung-viet.org/images/file/QSpWITZj0wgBAIsa/hoichanhvienvantacvu.jpg
Trong các tầng lớp quân, dân, cán, chính miền Nam đã giáng trả những đòn chí tử ngăn chận cộng sản xâm lăng, anh em hồi chánh viên và các toán võ trang tuyên truyền (armed propaganda teams) góp phần không nhỏ. Cộng sản đã bị nhiều tổn thất nặng nề do những tin tức từ hồi chánh viên cung cấp và hướng dẫn hoặc các cuộc hành quân đột kích vào tận hang ổ cộng sản của cán bộ võ trang tuyên truyền, vì vậy chúng liệt họ vào hàng kẻ thù số một. Hàng trăm hồi chánh viên và cán bộ võ trang tuyên truyền bị giết hại từ khi miền Nam bị cuỡng chiếm.
Chính sách chiêu hồi, khai sinh từ Đệ Nhất Cộng Hòa, là một phần hành của Bộ Công Dân Vụ. Ông Bộ trưởng Ngô trọng Hiếu thường xuyên nhắc nhở công tác chiêu hồi, thảo luận, chọn lựa các danh từ thích hợp như là qui vị viên, qui chánh viên đến hồi chánh viên. Chương trình chiêu hồi ngày càng phát triển trở thành một Bộ và được sự hổ trợ mạnh mẽ của ngân sách ngoại viện. Hoạt động chiêu hồi dưạ trên Huấn thị điều hành 222, bao gồm các điều khoản từ định nghĩa hồi chánh viên đến nghĩa vụ và quyền lợi của hồi chánh viên như: khai báo lý lịch và tin tức, tiêu chuẩn ẩm thực, tiêu vặt, y phục, huấn chính, huấn nghệ, thủ tục căn cước và cuối cùng hòan hương với đầy đủ quyền công dân.

Sunday, September 4, 2016

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NỮ QUÂN NHÂN VÀ MỘT LỜI CÁM ƠN CHƯA KỊP NÓI

PHẠM TÍN AN NINH
Đầu năm 1969, Trung Đoàn 44 BB được Bộ TTM chọn làm đơn vị thí điểm cho Kế Hoạch Chân Trời Mới của Quân Đoàn II/ Vùng 2 Chiến Thuật. Một kế hoạch qui mô nhằm củng cố và phát triển mọi mặt để đưa Trung Đoàn trở thành một trong những đơn vị vững mạnh, thiện chiến của QLVNCH, làm mẫu mực cho các đơn vị khác, hầu đáp ứng tình hình chiến tranh ngày một leo thang. Cộng Sản BắcViệt ào ạt đưa đại quân xâm nhập Nam Việt Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh, trước dấu hiệu Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh VNCH, qua chiêu bài Việt Nam Hóa Chiến Tranh.<!>

Để hổ trợ cho việc thực thi kế hoạch này, Tổng Cục CTCT ưu tiên cung cấp những cán bộ CTCT ưu tú, đặc biệt ở cấp đại đội. Trung Đoàn tiếp nhận 12 thiếu úy tân khoa Khóa 1/ Trường Đại Học CTCT Đà Lạt. Đây là quân trường cuối cùng của QLVNCH được thành lập theo khuôn mẫu của Trung Hoa Dân Quốc, nhằm đào tạo những cán bộ CTCT mẫu mực, có đầy đủ khả năng, đức độ, để làm nòng cốt, hướng dẫn tư tưởng, tinh thần cho các đơn vị chiến đấu.

Cùng trong mục đích này, đơn vị cũng được bổ sung đặc biệt một sĩ quan Nữ Quân Nhân ưu tú, đảm trách chức vụ Trưởng Ban Xã Hội thuộc Khối CTCT.


Trung Đoàn 44 BB đồn trú tại trại Lý Thường Kiệt, Sông Mao. Bản doanh của Sư Đoàn 5 BB, từ thời Đại tá Tư Lệnh Voòng A Sáng, bàn giao lại để di chuyển vào Vùng 3 Chiến Thuật. Sông Mao là một thị trấn nhỏ nằm phía Bắc Phan Thiết khoảng 70 cây số, cách Quốc Lộ 1 về hướng Tây gần 2 cây số. Hầu hết dân chúng ở đây là người Nùng, đã từng theo chân đại tá Voòng A Sáng và Sư Đoàn 3 Dã Chiến từ vùng Mống Cái vào đây sau Hiệp Định Genève năm 1954, để sau đó biến cải thành SĐ5 BB. một trong những sư đoàn đầu tiên và thiện chiến của thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Phía dưới, về hướng Đông, nằm dọc theo Quốc Lộ 1 là quận Phan Lý Chàm (Chợ Lầu). Dân chúng đa số là người Chàm. Có cả dinh cơ của bà công chúa cuối cùng của vương quốc Chiêm Thành, với đền thờ vua, cờ xí, long bào, và ấn tín. Cách đó không xa là mật khu Lê Hồng Phong rộng lớn nổi danh của VC. Phía trên là dãy Trường Sơn với mật khu Bá Ghe, nơi trú ẩn của một số đơn vị VC địa phương, đặc biệt có cả một đại đội nữ.

THƯƠNG NGƯỜI CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA

HOÀNG OANH - TRUNG CHỈNH


 1 - QUỐC CA VIỆT NAM CỘNG HÒA

2 - THÚC QUÂN - VĂN GIẢNG

3 - ANH TIỀN TUYẾN EM HẬU PHƯƠNG - MINH KỲ

4 - HOA BIỂN - ANH THY

5 - MỘT NGƯỜU ĐI - MAI CHÂU

6 - NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE - TRẦN THIỆN THANH

7 - TRĂNG TÀN TRÊN HÈ PHỐ - PHẠM THẾ MỸ

8 - RỪNG LÁ THẤP - TRẦN THIỆN THANH

9 - ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU ANH - TRẦN THIỆN THANH

10 - THƯƠNG VỀ MÙA ĐÔNG BIÊN GIỚI - NGUYỄN VĂN ĐÔNG

11 - MỘT NGÀY TÔI ĐI QUA - MAI CHÂU

12 - HUYỀN SỬ CA MỘT NGƯỜI MANG TÊN QUỐC - PHẠM DUY