Sunday, December 1, 2019

NHẠC VÀNG VIỆT NAM CỘNG HÒA KHO TÀNG ÂM NHẠC CỦA VIỆT NAM

Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.




Tân nhạc bị gán ghép là nhạc tâm lý chiến, nhạc phản động, nhạc xuyên tạc đường lối, chống phá cách mạng, hay bị xem là thứ nhạc sến, nhạc đồi trụy, nhạc ru ngủ, nhạc lãng mạn bi quan, nhạc vàng vọt.

Từ ngữ nhạc vàng xuất phát từ miền Bắc đã nhanh chóng được người miền Nam chấp nhận để phân biệt với nhạc đỏ là loại nhạc cộng sản.

Trong tâm tư người miền Nam màu vàng là màu da, màu dân tộc, màu mai vàng phương Nam, màu tươi trẻ, màu của kim loại quý hiếm vào bậc nhất. Bởi thế cờ vàng và nhạc vàng nhanh chóng được xem là báu vật của Việt Nam Cộng Hòa.

Vì yêu nhạc vàng…

Khi đất nước chia đôi, cách mạng văn hóa được phát động tại miền Bắc, nhạc vàng bị nghiêm ngặt cấm đoán. Nhạc đỏ với âm điệu Trung Hoa nhanh chóng thống trị nền âm nhạc miền Bắc, nhưng vẫn còn nhiều người yêu nhạc thường lén lúp thưởng thức nhạc vàng.

Một vụ án văn nghệ liên quan đến ban nhạc 3 người bị tố cáo hát xen kẽ nhạc vàng trong những đám cưới và những cuộc liên hoan, được xử công khai tại Hà Nội vào tháng 1/1971.

Ông Phan Thắng Toán tự Toán Xồm bị kết án 15 năm tù giam và tước quyền công dân 5 năm. Ông Nguyễn Văn Đắc 12 năm tù và tước quyền công dân 5 năm. Ông Nguyễn Văn Lộc tự Lộc Vàng, 10 năm tù và tước quyền công dân 4 năm.

Thập niên 1980, khi họ ra tù, nhạc vàng đã khá phổ biến nhưng cả ba vẫn bị quản chế và gặp phải muôn vàn khó khăn.

Ông Toán Xồm không nhà sống lang thang đã qua đời trên hè phố Hà Nội vào đúng đêm 30/4/1994, tưởng niệm 19 năm miền Nam lọt vào tay cộng sản.

Ông Đắc mất năm 2005 trong nghèo khổ.

Ông Lộc Vàng sống bôn ba mãi đến gần đây mới mở một quán cà phê nhỏ ở Hà Nội lấy tên Lộc Vàng.

Văn nghệ tự do

Chủ trương của Việt Nam Cộng Hòa được ghi rõ trong cả 2 Hiến pháp 1956 và 1967 là xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Văn nghệ được tự do hoạt động nên chỉ trong vòng 20 năm đã có hàng chục ngàn bản tân nhạc đủ thể loại chính thức phát hành, trong số đó, có hàng trăm tác phẩm đã trở thành bất hủ.

Đa số nhạc miền Nam đều chan chứa tình người, tình yêu quê hương, yêu đất nước, nỗi mong muốn thanh bình trở lại.

Tân nhạc được chia thành dòng nhạc tiền chiến, nhạc đại chúng, nhạc trẻ, nhạc du ca và nhạc phản chiến.

Còn được phân loại thành nhạc lính, nhạc tình, nhạc kích động, nhạc khiêu vũ, nhạc dân ca, nhạc sắc tộc, nhạc ngoại quốc lời Việt, nhạc chiêu hồi, nhạc chính huấn, nhạc đạo, nhạc thiếu nhi, nhạc hướng đạo, nhạc sinh hoạt…

Người miền Nam trân quý tác giả nên trân trọng đặt tên cho dòng nhạc Lam Phương, nhạc Phạm Duy, nhạc Trần Thiện Thanh, nhạc Hoàng Thi Thơ, nhạc Anh Bằng…

Trước khi hát một bản nhạc, người điều khiển chương trình hay ca sỹ thường giới thiệu tên tác giả và hoàn cảnh tác phẩm được sáng tác.

Việc giới thiệu tác giả và tác phẩm đã trở thành một phần của nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa.

Mỗi tác giả mỗi khác, mỗi bài nhạc mỗi khác, mỗi ca sỹ trình diễn mỗi khác, biểu hiện sự phong phú và đa dạng của âm nhạc miền Nam.

Ở miền Nam nhà nào cũng có radio, nhiều nhà có tivi, có dĩa hát, có máy thu thanh cassette… không có thì nghe ké nhà hàng xóm.

Nhiều ca sỹ, nhiều ban nhạc, nhiều hãng băng dĩa cassette cạnh tranh phục vụ đại chúng.

Từ tờ mờ sáng nhạc vang vọng khắp nơi, đến tối mịt mù, đôi khi vẫn nghe tiếng nhạc dập dình.

Những bản nhạc bolero, rumba, chachacha, tango dễ nhớ, dễ hát và dễ đi vào lòng người.

Người miền Nam hát bất cứ lúc nào có thể hát được. Đám cưới, đám hỏi hát hò, đến cả ngày giỗ đám ma cũng tụm năm tụm bẩy hát cho nhau nghe.

Họ hát từ tiền đồn heo hút, hát trong nhà thờ, trong chùa ra đến góc đường, góc chợ, quán ăn, hát cho nhau nghe và cho chính mình nghe.

Họ quan niệm hát hay không bằng hay hát, họ đồng cảm và đồng sáng tác bằng cách chế lời đổi nhịp điệu bài hát.

Máu văn nghệ chìm đắm trong tim óc người miền Nam, trở thành nếp sống, nếp văn hóa Việt Nam Cộng Hòa.

Trong tù “cải tạo”, nhạc miền Nam bị cấm, ai hát bị biệt giam đến chết, các tù nhân vẫn hát, hát cho nhau nghe, hát để gìn giữ báu vật Việt Nam Cộng Hòa.

Nhạc vàng Bắc Tiến

Những ngày đầu 30/4/1975, không ít người miền Nam ngạc nhiên khi nghe bộ đội Bắc Việt hát những bài viết về người lính miền Nam như Rừng Lá Thấp của Trần Thiện Thanh hay Xuân Này Con Không Về của Trịnh Lâm Ngân.

Khác chiến tuyến nhưng họ hát với tấm lòng của người lính xa nhà mong muốn chiến tranh chấm dứt để về lại quê hương.

Về miền Bắc, trong ba lô người bộ đội, chiếc cassette nhỏ và chục băng nhạc làm quà. Làng trên xóm dưới bắt đầu biết đến nhạc miền Nam.

Còn ở miền Nam, các đội cờ đỏ truy lùng nhạc chế độ cũ. Người yêu nhạc bị mang ra khu phố đấu tố, nhiều thanh niên bị cưỡng bức đi Thanh Niên Xung Phong, có người còn bị bắt đi cải tạo chỉ vì lén lúp chơi nhạc vàng.

Đầu năm 1979, chiến lợi phẩm của bộ đội miền Bắc là những kho cassette và băng nhạc trên đất Campuchia, nhạc vàng lại một lần nữa tràn ngập miền Bắc.

Rồi những radio cassette, những cuộn băng nhạc hải ngoại được chuyển ra miền Bắc, tiếp tục sự nghiệp Bắc tiến của nhạc vàng.

Khi ấy Hà Nội đã chuyển hầu hết công an và cán bộ tuyên giáo vào Nam nên nhạc vàng công khai cạnh tranh với loa phường và các đài chính thống.

Nhạc vàng trở thành món ăn tinh thần cho người dân miền Bắc, nhất là những người sống ở thành thị.

Nhạc vàng theo chân người Việt “xuất khẩu lao động” sang tận Liên Xô và Đông Âu. Ở đâu có người Việt ở đó có nhạc Việt Nam Cộng Hòa.

Ở miền Nam, sau những cuộc truy quét, nhạc vàng bắt đầu sống dậy. Nhiều ca sỹ lén lút thu thanh, nhiều quán cà phê hát nhạc vàng, nhiều đoàn hát “chui” về tận miền quê trình diễn.

Ngược lại, số người nghe nhạc đỏ giảm sút rất nhiều, nhất là với những người trẻ muốn quên đi chiến tranh và cách mạng.

Đến năm 1986, Hà Nội phải chính thức công nhận nhạc vàng, một danh mục gồm 36 tác phẩm âm nhạc của miền Nam được công khai trình diễn. Nhiều chương trình văn nghệ nhạc vàng được công khai tổ chức.

Ở hải ngoại các nhạc sỹ tiếp tục sáng tác tạo ra dòng nhạc vàng hải ngoại. Đến thập niên 1990, băng video Paris By Night, ASIA, Vân Sơn,… từ hải ngoại gởi về được bà con trong nước nhiệt tình ủng hộ.

Nghị quyết 36 ra đời, Hà Nội chính thức chỉ đạo phục vụ văn nghệ “đồng bào” hải ngoại. Nhạc vàng được Hà Nội chính thức nuôi dưỡng. Nhiều ca sỹ nhạc vàng được Hà Nội cung cấp tiền và phương tiện ra hải ngoại trình diễn. Hà Nội còn chấp nhận một số ca sỹ hải ngoại về nước hát.

Các nhạc sỹ đỏ bị “vắt chanh bỏ vỏ”, nhạc đỏ bị bỏ xó không ai màng tới, đến đài phát thanh, đài truyền hình Hà Nội cũng phát nhạc vàng.

Nhạc Việt Nam Cộng Hòa sống dậy

Bước sang thời đại Youtube và Facebook, chỉ cần chiếc máy tính, chiếc điện thoại cầm tay, mọi người có thể dễ dàng thưởng thức kho tàng âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa.

Nhiều bạn trẻ mặc đồ lính Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc vàng thu hút hằng triệu người xem.

Nhạc vàng không chỉ giúp giới trẻ tìm hiểu lịch sử Việt Nam Cộng Hòa, một số bạn trẻ dùng lời ca tiếng hát làm phương tiện đấu tranh với mong ước phục hồi thể chế tự do.

Nhạc vàng còn được sử dụng để phản kháng làn sóng nhạc Hàn, nhạc Mỹ, nhạc Trung… giữ gìn tình tự dân tộc và văn hóa Việt Nam.

Nhạc vàng được hát khắp nơi từ miền núi xa xăm phương Bắc xuống Cà Mau tận cuối miền Nam và mọi nơi trên thế giới.

Nhạc vàng đã bị “chôn” nhưng vẫn sống, ngày càng sống mạnh. 44 năm qua, nhiều thế hệ tiếp nối vẫn yêu quý nhạc miền Nam, tìm ra sự thật lịch sử và hướng về một ngày đất nước có tự do.

Trong vòng 20 năm Việt Nam Cộng Hòa xây dựng thành công một kho tàng văn hóa dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Kho tàng này không chỉ thuộc thể chế Việt Nam Cộng Hòa mà đã trở thành một kho tàng văn hóa Việt Nam.


Nguyễn Quang Duy, từ Melbourne, Úc Đại Lợi

Wednesday, November 20, 2019

LỊCH SỬ MỘT CHIỀU LÀ NGỤY SỬ

Phạm Trần

Đảng và giới Khoa học-Lịch sử Cộng sản Việt Nam có tham vọng viết lại lịch sử dân tộc từ thời cổ đại đến hiện đại, nhưng liệu họ có dám sòng phẳng và công bằng với 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn không?

Thắc mắc đưa ra dựa trên những bằng chứng không trong sáng và thiếu đầy đủ của Sử liệu đương thời phổ biến liên quan đến những biến cố nổi bật gồm:
-Cuộc Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc trong giai đoạn 1953-1960.
-Vụ án Nhân văn Giai Phẩm từ 1955 đến 1958.
-Cuộc chiến xâm lăng miền Nam của đảng CSVN.
-Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế.
-Cuộc chiến Hoàng Sa giữa quân đội VNCH và Trung Cộng năm 1974.
-Đánh Tư sản mại bản ở miền Nam sau năm 1975.
-Cưỡng bách người của Chế độ VNCH đi học tập-lao động.
-Nạn Thuyền nhân chạy thoát Cộng sản
-Cuộc chiến Biên giới Việt-Trung từ 17-02-1979 đến tháng 6 năm 89.
CHE ĐẬY LỊCH SỬ
Theo tin chính thức phổ biến ngày 12/02/2019 tại Hà Nội, Bộ Lịch sử Việt Nam, hay còn gọi là Quốc sử sẽ có hơn “300 nhà sử học đầu ngành trong cả nước cùng tham gia biên soạn.”
Báo Việt Nam Express viết: ”Thông báo về tiến độ triển khai bộ quốc sử, PGS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, đề án này gồm 25 tập thông sử; 5 tập biên niên sự kiện; cơ sở dữ liệu lịch sử Việt Nam.
Đề án có sự tham gia của khoảng 300 nhà khoa học, trong đó có chuyên gia đầu ngành về lịch sử dân tộc từ cổ đại đến hiện đại; lịch sử Đảng, cách mạng, quân sự, an ninh, văn hóa, khảo cổ học…
Theo ông Cường, bộ quốc sử nhằm xây dựng nhận thức mới về lịch sử Việt Nam toàn bộ, toàn diện; được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đồng ý từ năm 2014. Cố GS Phan Huy Lê (tổng chủ biên bộ quốc sử) từng nhấn mạnh phải viết toàn bộ, toàn diện, khách quan. Vì vậy, đây là bộ quốc sử đồ sộ nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên đề cập đến nhiều “khoảng trống lịch sử” vốn được coi là “nhạy cảm” như cải cách ruộng đất, Nhân văn – Giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc, cải tạo tư sản ở miền Nam sau 1975, nạn thuyền nhân…” (ngày 12/02/2019)
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Nhưng điều được gọi là những “khoảng trống lịch sử” , trong đó có ghi lại nhiều tội ác của đảng CSVN trong chiến dịch Cải cách ruộng đất (CCRĐ), đã không hề được nói tới trong Sách “Việt Nam-Những Sự Kiện Lịch sử (1945-1975).
Trong thời gian Tháng Bảy-1956, sách này viết trong mục “Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc”, như sau:
“Trung tuần tháng 7, Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương báo cáo tổng kết đợt V, đợt cuối cùng của công tác cải cách ruộng đất trước HĐCP. HĐCP nhận định công cuộc vận động cải cách ruộng đất căn bản hoàn thành ở miến Bắc. Ruộng đất đã về tay nông dân. Hơn mười triệu nông dân lao động đã làm chủ nông thôn.
Tuy nhiên trong qúa trình cải cách ruộng đất, ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài. Nguyên nhân sai lầm là không nắm vững những biến đổi về sở hữu ruộng đất, về giai cấp địa chủ và chế độ phong kiến ở nông thôn. Mặt khác do không nắm vững đường lối độc lập tự chủ, áp dụng máy móc những kinh nghiệm của nước ngoài, cường điệu tính chất đấu tranh giai cấp, nên đánh nhầm vào nội bộ nông dân. Tháng 4-1956, Đảng đã phát hiện sai lầm của cải cách ruộng đất và có chỉ thị sửa chữa những sai lầm ấy. Ngày 18-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ, nói rõ thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất. Người nhấn mạnh: ” Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất.”
NẠN NHÂN NGUYỄN THỊ NĂM
Tuyệt nhiên bài viết không nói đến số nông dân vô tội bị oan khiên trong đấu tố khép tội là địa chủ, cường hào ác bá, kẻ thù của nông dân. Không có số chính thức về những người bị hại, nhưng Bách khoa Toàn thư mở ghi lại :”Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 năm 1957 thì khoảng 15.000 người bị xử bắn.
Theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000; theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 cộng với 1.500 bị cầm tù.
Theo soạn giả Arthur Dommen thì cho rằng tính đến năm 1956 có khoảng 32.000 người bị hành hình trong vụ cải cách ruộng đất..
Vũ Thư Hiên (Nhà văn) cho rằng con số người bị xử bắn là ít hơn con số 15.000 dẫn ở trên rất nhiều, tuy vậy ông chỉ có thể ước tính, chứ không có số liệu hoặc tài liệu nào cụ thể:
“Người ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị chết trong tù (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000 đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học.”

Nạn nhân bị vu oan cáo vạ và bị ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN phản bội tiêu biểu nhất là bà Nguyễn Thị Năm (1906 – 9 tháng 7 năm 1953, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội). Theo tài liệu công khai, Bà là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc Cải cách ruộng đất bà bị nông dân địa phương đấu tố là địa chủ gian ác và bị xử bắn.
Bách khoa toàn thư mở viết tiếp: ”Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt , Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị.
Khi Cuộc cải cách ruộng đất triển khai vào năm 1953, những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cố vấn Trung Cộng cho là “giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại” và bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra “xử lý”. Bà bị lên án với tội danh “tư sản địa chủ cường hào gian ác”.
Trong bài viết “Địa chủ ác ghê” của C.B trên báo Nhân dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là “Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người…Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân…”. Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã “thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến” và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm “không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác”.
Theo hồi ký Trần Huy Liệu, lúc đó là uỷ viên Thường trực Quốc hội, thanh tra Cải cách Ruộng đất tại Thái Nguyên, thì cuộc đấu tố bà Năm được tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 1953, với sự tham dự của gần 1 vạn người dân địa phương. Cũng theo ông Liệu, hai con trai của bà Năm lúc đó cũng bị đấu tố..
Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được người dân địa phương gán ghép, bà đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953 và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động “long trời lở đất”…
Bà Năm bị đem ra trước công chúng đấu tố ba lần trước khi đem xử bắn.
“Theo Hoàng Tùng viết trong hồi ký Những kỷ niệm về Bác Hồ thì: Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo trong cải cách ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc.”
Như vậy thì “khoảng trống lịch sử” về trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh trong vụ án bà Nguyễn Thị Năm có được viết lại đầy đủ không, hay vẫn tiếp tục giữ thái độ im lặng thất đức đối với vong linh bà Năm như hiện nay, khi nhà nước vẫn không trả lời đơn khiếu nại của gia đình yêu cầu phục hồi danh dự cho bà.
Và liệu Nhà Thơ “sắt máu” Tố Hữu có bị liên lụy tinh thần đối với những cái chết oan của nhiều nông dân qua những câu Thơ, chưa hề bị ông phủ nhận, đã hô hào chém giết trong cuộc cải cách ruộng đất:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.”
NHÂN VĂN-GIAI PHẨM
Về Phong trào này, Bách khoa Toàn thư mở ghi lại: ”Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là một phong trào được cho là có xu hướng chính trị, đòi tự do nghệ thuật và thể hiện quan điểm chính trị của một số văn nghệ sĩ và trí thức sống ở miền Bắc, dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức kết thúc vào tháng 6 năm 1958.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem đây là phong trào chống chính quyền của một nhóm trí thức do bị tình báo nước ngoài được cài ở miền Bắc lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo chính trị và nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, gây phương hại đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Cơ quan ngôn luận của phong trào này là Nhân Văn, một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệm và Trần Duy làm thư ký toà soạn, cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương.
Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn.
Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.
Nhưng nhiều người đương thời kết luận Nhà báo-Nhà lý luận Nguyễn Hữu Đang (1913–2007) mới là linh hồn của Phong trào này. Vì vậy, ông đã bị kết án 15 năm tù vì tội kích động bạo loạn trong vụ án Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm (NVGP).
Bách khoa Toàn thư mở viết: ”Ông bị biệt giam ở Hà Giang, được phóng thích 1973 theo Hiệp Định Paris, Nguyễn Hữu Đang là người Việt Nam duy nhất không nghe tiếng máy bay, không biết có chiến tranh Việt-Mỹ.”
ĐAO PHỦ TỐ HỮU
Người đứng đầu chiến dịch tiêu diệt nhóm NVGP là Nhà văn, Nhà Thơ Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền.
Theo tài liệu phổ biến, Tố Hữu, một trong số cán bộ cực kỳ giáo điều và cực đoan đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau:
“Lật bộ áo “Nhân Văn – Giai Phẩm” thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm; Trong cái công ty phản động “Nhân Văn – Giai Phẩm” ấy thật sự đủ mặt các loại “biệt tính”: từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ…”
Tuy nhiên, vào tháng 02/2007, nhà nước CSVN đã bất ngờ trao Giải thưởng cho các nhà thơ Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm vì các tác phẩm “có giá trị cao về văn học nghệ thuật, ca ngợi đất nước, nhân dân, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Mỗi giải được kèm theo 60 triệu đồng.
Nhà văn Đỗ Chu – thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học – được báo trong nước dẫn lời xác nhận Giải thưởng được xem là “lời xin lỗi của anh em đối với các anh”.
Trả lời báo điện tử VietNamNet, nhà thơ Lê Đạt nói: “Đây là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không.”
Các văn nghệ sĩ có dính đến Nhân Văn-Giai Phẩm đều bị kỷ luật. Mặc dù trên văn bản chỉ ghi khoảng hai, ba năm, nhưng thực tế, đa số bị treo bút, cô lập suốt 30 năm cho đến ngày Việt Nam tiến hành Đổi Mới năm 1986, theo tài liệu phổ biến.
XÂM LĂNG MIỀN NAM
Tiếp theo lịch sử cũng cần minh bạch tại sao miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa) đã gửi quân xâm lăng Việt Nam Cộng hòa để gây ra cuộc nội chiến đẫm máu từ 1954 đến 1975? Những người viết sử cũng cần soi mặt vào gương trước khi viết về vai trò của Quân đội Mỹ và các nước đồng minh khác tham chiến bên cạnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đội quân ngoại quốc này có “chiếm đóng lãnh thổ” Việt Nam không? Và người dân miền Nam có bao giờ là nộ lệ hay bị họ bóc lột như tuyên truyền bịa đặt và vô căn cứ của miền Bắc? Và liệu nhân dân miền Nam có cần ai “giải phóng” không, hay chính nhân dân miền Bắc, trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội thời bấy giờ, mới cần được “giải phóng” để được sống làm người tử tế?
Ngoài ra, trong cuộc chiến do miền Bắc chủ đạo này, đã xẩy ra vụ thảm sát trên 5,000 người dân vô tội ở mặt trận Huế-Thừa Thiên trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Nhiều nhân chứng xác nhận có bàn tay của lính Cộng sản miền Bắc và du kích địa phương chủ động.
Thế mà trong Sách “Những sự kiện lịch sử 1945-1975” của Viện Sử học chỉ viết có mấy dòng:” “Ở Huế ta làm chủ thành phố 25 ngày, thành lập chính quyền cách mạng.”
Trong khi đó, đối với vụ Mỹ Lai, Sách này ghi:
“Đế quốc Mỹ gây ra vụ thảm sát lớn ở Sơn Mỹ:
“Tại xã Sơn Mỹ (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Ngày 16-3-1968, lính Mỹ thuộc Lữ đoàn 82 mở cuộc hành quân “giết sạch, đốt sách, phá sạch”, giết hại 502 người, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em. Dư luận trong nước, dư luận thế giới, kể cả dư luận Mỹ đã nghiêm khắc lên án tội ác vô cùng dã man này.”
HOÀNG SA-TRƯỜNG SA
Về cuộc chiến Hoàng Sa giữa Quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân Trung Cộng, sách này ghi: ”Ngày 19 tháng Một (1974)
Trung Quốc cho hải quân tiến đánh quân ngụy Sài Gòn và chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 20 tháng Một 1974
Trung Quốc cho máy bay ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật, Quang Anh và Hoàng Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Đồng thới, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hoàng Sa để biện hộ hành động của họ.
Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên hợp quốc gửi Công hàm thông báo hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Hoàng Sa cho Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Chính quyền Sài Gởi thông báo tình hình Trường Sa cho các bên ký Định ước Paris và các nước khác trên thế giới.
Ngày 1 tháng Hai –1974 :
-Phó trưởng đoàn đại biểu CPCMLTCHMNVN ra tuyên bố ba điểm nhân việc Trung Quốc đánh chiếm phía tây quần đảo Hoàng Sa.
-Qua Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Hummơ, Mỹ thông báo cho Sài Gòn biết họ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa.
Cùng ngày, Sài Gòn cho quân tăng cường đến quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cho rằng hành động đó là khiêu khích đối với Trung Quốc.”
Chính phủ miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) khi ấy đã không nói gì về biến cố Hoàng Sa, nơi có 74 Quân nhân VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Cộng.
Sau đó, ngày 14/03/1988 quân Trung Cộng đã đánh chiếm Gạc Ma và 6 bãi, đá trong quần đảo Trường Sa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, và Châu Viên. Có 64 người lính của CSVN giữ đảo bị tử thương trong cuộc giao tranh với quân Trung Cộng.
Vậy mà Viện Sử học Việt Nam đã không ghi dòng nào trong sách “Những sự kiện lịch sử (1945-1975)”
Liệu những người viết sử của Việt Nam có can đảm giải thích tại sao Đảng và Nhà nước CSVN đã có hành động phản bội xương máu và vong ơn bội nghĩa những người con dân nước Việt đã hy sinh xương máu chống quân xâm lược phương Bắc ở Hoàng sa và Trường Sa?
ĐI TÙ-THUYỀN NHÂN
Họ (những người viết Sử) cũng cần phải công minh ghi lại những thảm cảnh mà đồng bào miền Nam đã phải gánh chịu đối với những quyết định phá hoại nền kinh tế miền Nam của đảng qua chủ trương đánh Tư sản mại bản năm 1977; đốt sách và tiêu diệt Văn hóa nhân bản của miền Nam; bắt đi tù gọi là “cải tạo” hàng trăm ngàn Quân nhân, Công chức và Trí thức miền Nam khiến cho nhiều gia đình tan nát và nhiều người chết trong tù, kể cả những người nổi tiếng như nguyên Thủ tướng Phan Huy Quát, nguyên Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên, Thi sỹ Vũ Hoàng Chương v.v…
Và khi nói đến nạn thuyền nhân thì lịch sử cũng phải nói cho rõ ai đã gây ra thảm cảnh trên Biển Đông cho những người phải bỏ nước ra đi? Sóng to, gió bão và nạn hải tặc đã làm cho nhiều chục ngàn người mất xác trên Biển Đông chỉ xẩy ra khi họ phải liều chết để làm thuyền nhân tìm đường tị nạn Cộng sản để được tự do.
Cuối cùng, khi viết về Cuộc chiến biên giới chống Tầu Cộng trong giai đoạn 1979-1989, những Nhà sử học Cộng sản cũng cần minh bạch giữa bạn và thù. Họ không thế lấy cớ “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” để ngụy biện cho âm mưu “quên đi quá khứ đau thương” để bảo vệ cho thứ quyền lợi phản quốc của những kẻ Nội Thù lúc nào cũng hô hào “vừa là đồng chí, vừa là anh em” trong tinh thần 16 vàng, 4 tốt: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”; Và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Nhưng nếu mãi tới 40 năm sau mà sách Sử của Việt Nam chỉ đẻ được mấy dòng sơ sài về cuộc chiến đã nhuốm máu ngót 50,000 chiến sỹ và đồng bào, không kể khoảng 4,000 người lính còn bị “mất tích” ở chiến trường Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) thì thất đức biết chừng nào?
Hãy đọc nguyên văn: ”5h sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400 km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 – 15km, vào Cao Bằng 40 – 50km.
Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam”.
(Trích Lịch sử Việt Nam, tập 14, trang 355)

 Đó là lý do mà Giáo sư  Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đã phát biểu: “Thanh niên, học sinh Việt Nam cứ đến ngày 7/5 lại nghe thấy những bài hát về Điện Biên Phủ, tuyên truyền về kháng chiến chống Pháp; cứ đến ngày 30/4 lại nghe tuyên truyền rất nhiều về kháng chiến chống Mỹ,… Nhưng những người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc và phía Tây Nam (biên giới Việt Nam- Campuchia) lại rất ít được nhắc đến.

Ông Tung, người  Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nói: “Trong nhà trường, việc giáo dục về nội dung lịch sử này lại cũng sơ sài –cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 chỉ được đề cập đến với 4 câu, 11 dòng tại sách giáo khoa  Lịch sử lớp 12.

Trong khi chúng ta nghĩ rằng vì mục đích hòa bình, hữu nghị hợp tác nên “gạt quá khứ” sang một bên, có phần e dè khi nhắc đến quá khứ. Nhưng ở phía bên kia biên giới, thanh niên Trung Quốc vẫn đang được dạy một chiều về sự kiện đã diễn ra, rằng đó là “cuộc chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” (phản Việt phòng vệ chiến tranh) nhằm trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.”

Nhà giáo này kết luận: “Chính sự khác nhau trong nhận thức và trình bày lịch sử này đã trở thành một trong những ngọn nguồn của những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột. Điều này thật sự nguy hiểm.”(báo VietNamNet, 13/02/2019)

Nhưng những người viết Sử và dạy Sử của nhà nước CSVN cũng cần biết rằng, nếu chẳng bao giờ giới trẻ Việt Nam hiểu được tại  sao chiến tranh giữa người Việt với nhau đã kết thúc 44 năm mà lòng người vẫn ly tán; hoặc tại sao miền Bắc lại đi xâm lược miền Nam để gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn thì lịch sử nào cũng chỉ có mùi Ngụy sử. -/-

Phạm Trần

Wednesday, October 30, 2019

HỘI THẢO : 'MIỀN NAM GIÁO DỤC CHO HÒA BÌNH, MIỀN BẮC PHỤC VỤ CHIẾN TRANH'


Nền giáo dục miền Nam trước 1975 có mục tiêu lâu dài là xây dựng thế hệ công dân xây dựng đất nước trong khi miền Bắc tập trung vào mục tiêu trước mắt là đào tạo lớp chiến binh kế cận đi chiến đấu và điều này đã tạo lợi thế lớn cho miền Bắc trong cuộc chiến, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây tại Eugene, bang Oregon, Hoa Kỳ.
Tại phiên thảo luận về giáo dục, nghệ thuật và truyền thông trong khuôn khổ hội thảo về nền Cộng hòa và các giá trị Cộng hòa Việt Nam được tổ chức hôm 15/10 tại Đại học Oregon ở Eugene, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn so sách về tầm nhìn và chiến lược giáo dục của hai miền ở Việt Nam trong cuộc chiến.

‘Kính yêu và thù hận’

‘Nền giáo dục miền Bắc có mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng,” bà Olga Dror, giáo sư Sử học tại Đại học Texas A&M, nhận định. “Nền giáo dục miền Bắc dựa trên hai điều: yêu và hận’.

“Yêu là kính yêu Bác Hồ. Do ở miền Bắc ít người hiểu được chủ nghĩa cộng sản là gì huống gì là trẻ em nên các em được hướng yêu điều gì đó mà các em có thể hiểu,” bà Olga giải thích. “Còn ghét là ghét Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam.”

Đối tượng giáo dục mà bà Olga nói đến trong phần trình bày của bà không phải là sinh viên mà là học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 17 và tầm nhìn mà các chế độ ở miền Bắc và miền Nam muốn truyền đạt cho thế hệ trẻ của họ.

Trong khi đó, miền Nam không thể giáo dục trẻ em của họ như miền Bắc vì ‘họ không thể nào trở thành một nhà nước chuyên chế như miền Bắc’, bà Olga nói.

“Họ không muốn giáo dục con trẻ của họ thành những người tuân theo chế độ chuyên chế. Điều này cho thấy sự đa dạng ở miền Nam mà trong đó mọi người đều có quyền tự do có ý kiến của mình,” bà nói thêm.

Bà giải thích rằng do miền Nam có sự đa dạng xã hội với nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau cũng như nhiều nhóm có tư tưởng chính trị khác nhau, từ chống Cộng triệt để cho đến thân Cộng và con cháu của họ có thể đi học chung một trường một lớp cho nên ‘cần có sự chung sống’.

Một nguyên nhân nữa mà miền Bắc dễ tiến hành nền giáo dục mang tính tuyên truyền là họ chỉ có một chính phủ thống nhất, trong khi đó điều này khác hoàn toàn ở miền Nam.

“Khi Ngô Đình Diệm nắm quyền, mọi người đều ca ngợi ông ấy. Nhưng khi ông ấy bị lật đổ thì ông ấy lại trở thành một kẻ xấu xa nhất,” bà nói. “Do đó trẻ em miền Nam bị rối.”

Ngoài ra, do nền kinh tế thị trường ở miền Nam mà không nhà xuất bản nào có thể xuất bản ồ ạt những tác phẩm ca ngợi các tổng thống như Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu như cách làm ở miền Bắc vì ‘sẽ không có ai mua’, cũng theo vị giáo sư Sử học này.

Bà Olga đưa ra ví dụ về một bức tranh cổ động ở miền Bắc mà trong đó vẽ một đứa bé còn nhỏ với chiều cao khiêm tốn nhưng lại ước mơ rằng em sẽ chóng cao lớn ‘để đi bộ đội đánh đuổi giặc Mỹ’. Trong khi đó, ở miền Nam, bà Olga kể lại giai thoại rằng khi thầy cô giáo hỏi các em có muốn lớn lên gia nhập quân đội hay không thì các em nói rằng các em muốn đến khi mình 18 tuổi đất nước sẽ không còn chiến tranh nữa.

“Miền Bắc nuôi dưỡng con em họ cho chiến tranh, còn miền Nam giáo dục con em họ cho hòa bình,” bà nói.

“Điều này (giáo dục cho hòa bình) thật sự tệ hại trong thời điểm chiến tranh,” bà nói thêm. “Miền Bắc đã thành công với chiến lược của họ.”

“Tuy nhiên, chiến lược này lại trở nên rất dở sau chiến tranh bởi vì người dân miền Bắc lúc đó không có được sự chuẩn bị để xây dựng đất nước cũng như sống trong xã hội mới. Trong khi đó miền Nam không có được cơ hội thực hiện tầm nhìn của mình,” bà kết luận.

Trao đổi với VOA bên lề hội thảo về có khi miền Nam cảm thấy nhu cầu phải làm theo miền Bắc trong điều kiện chiến tranh như vậy hay không, bà Olga nói rằng ‘nếu họ làm như vậy thì không có lý do gì miền Nam tồn tại’ và rằng miền Nam sẽ ‘phải xem xét lại hoàn toàn mô hình Nhà nước mà họ muốn xây dựng’.

Mặc dù lựa chọn này khiến miền Nam gặp bất lợi trong cuộc chiến nhưng ‘đó là lựa chọn của họ’.

Bà cũng nói thêm rằng do áp lực của Mỹ lúc đó mà miền Nam không thể xây dựng chế độ chuyên chế để phục vụ cho cuộc chiến. “Người Mỹ không muốn ủng hộ thêm một đất nước chuyên chế nữa ở miền Nam Việt Nam sau khi họ đã ủng hộ các chế độ độc tài ở Đài Loan và Hàn Quốc,” bà cho biết.

‘Tầm nhìn dài hạn’

Trong phần trình bày của mình, bà Trương Thùy Dung, nghiên cứu sinh Tiến sỹ chuyên ngành giáo dục tại Đại học Hamburg, Đức, nêu bật ‘tầm nhìn dài hạn’ của nền giáo dục miền Nam.

Theo đó, nhiệm vụ của nền giáo dục miền Nam là ‘đào tạo công dân tương lai và xây dựng hình ảnh của Việt Nam Cộng hòa như là một đất nước hiện đại và phát triển’.

“Nền Cộng hòa đó cam kết theo đuổi khát vọng của người dân. Nó thừa nhận và chấp nhận các sự tương đồng và khác biệt nội tại với mục đích đạt được sự thống nhất và đa dạng trên con đường phát triển,” bà nói.

Trao đổi với VOA bên lề hội thảo, bà Dung nói rằng chương trình giáo dục trong các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa ‘không hề giáo dục công dân của họ để đi chiến đấu với một đối tượng nào đấy’.

“Họ chỉ dạy công dân dựa trên nền tảng dân tộc, khoa học, khai phóng, và người công dân đấy có thể phát huy được hết khả năng của mình để phụng sự cho nhiệm vụ xây dựng quốc gia vào thời điểm đấy dựa trên năng lực thực tế của từng cá nhân.”

“Nền giáo dục đấy được thiết kế để phát huy thế mạnh của từng cá nhân chứ không phải là để rập khuôn phục vụ cho lý tưởng, mục tiêu của Nhà nước,” bà nói thêm.

Trả lời câu hỏi tại sao miền Nam không nhìn vào thực tế cuộc chiến để điều chỉnh nền giáo dục cho phù hợp, bà Dung trả lời rằng ‘do miền Nam hướng đến tương lai xa và không nhìn cuộc chiến là cái gì đó lâu dài vì cuộc chiến nào rồi cũng kết thúc’.

“Miền Nam khi đó vừa chịu áp lực cuộc chiến, vừa chịu áp lực của Mỹ nên họ mong muốn xây dựng nội lực mạnh để tự đứng vững từ đó có thể bước qua thời kỳ chiến tranh để xây dựng đất nước trong giai đoạn hậu chiến chứ không phải chỉ xây dựng con người cho cuộc chiến,” bà giải thích.

Bà cũng nói rằng không nên lồng ghép chiến tranh vào mục tiêu giáo dục.

“Giáo dục là giáo dục. Cần tách biệt với chính trị. Giáo dục hướng tới xây dựng con người nên không thể để bị ảnh hưởng bởi cái khác.”

“Có thể tạm gọi đó là mục tiêu viễn vông (đối với Việt Nam Cộng hòa) trong thời điểm đấy nhưng nền giáo dục đó đã thực hiện đúng nhiệm vụ của nó,” bà nói và không đồng ý cho rằng nền giáo dục đã góp phần làm cho Việt Nam Cộng hòa thua trong cuộc chiến.

Trả lời câu hỏi nền giáo dục Việt Nam hiện nay có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì từ hai nền giáo dục của miền Bắc và miền Nam trước đây, bà Dung nói: “Rõ ràng những di sản của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa vẫn còn đâu đó trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, từ những nhân lực được đào tạo trong thời Việt Nam Cộng hòa.”

Bà đưa ra một ví dụ cho thấy nền giáo dục Việt Nam hiện nay và của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã có điểm gặp nhau là ‘áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ’ vốn là một mô hình tiến bộ vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.

“Nền giáo dục Việt Nam hiện nay và của Việt Nam Cộng hòa đã gặp nhau ở chỗ nhìn ra được cái gì là lựa chọn tốt nhất,” bà nhận định.

Về triết lý giáo dục ‘nhân bản, khai phóng, khoa học’ của miền Nam mà bà Dung cho rằng ‘đã được ghi trong Hiến pháp của nền Đệ nhị Cộng hòa’, bà nhận định ‘đó là triết lý tiến bộ cho đến bây giờ’ và rằng ‘các nền giáo dục nên đi theo’.

“Mặc dù không thể hiện cụ thể trong các văn bản nhất định, nhưng trong các phát biểu đâu đó của các quan chức giáo dục Việt Nam đã cho thấy rằng nền giáo dục Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu này,” bà cho biết.

‘Thời hoàng kim’

Bà Trương Thùy Dung, vốn nghiên cứu sâu về nền giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, nói rằng giao đoạn cuối những năm 1960 và đầu 1970 là ‘thời hoàng kim’ của nền giáo dục đại học ở miền Nam.

Bà cho biết trong giai đoạn này các trường đại học ‘được thành lập nhiều nhất trong suốt 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng hòa’ so với chỉ một phân nhánh của trường đại học do Pháp thành lập ở Sài Gòn dưới thời thuộc địa.

Bà dẫn ra những ví dụ như ‘đủ nhân lực vận hành’, ‘có thành quả học thuật’, ‘có những diễn đàn để thảo luận các vấn đề khoa học rộng rãi’ và ‘sự phát triển mạnh mẽ của xuất bản’ để chứng minh giáo dục đại học trong giai đoạn này là ‘thời đại hoàng kim’.

Bà cũng nhấn mạnh về ‘tính trung thực’ trong giáo dục đại học ở miền Nam trong việc thi cử va đánh giá sinh viên. Theo đó, các giáo sư đánh giá sinh viên ‘một cách công bằng không thiên vị’ để đảm bảo chất lượng đầu ra và để không cho sinh viên nào có năng lực bị mất cơ hội học hành và thành đạt.

Theo bà Dung thì do các trường đại học ở miền Nam được tự do thiết kế chương trình học và không bị bắt buộc phải tuân theo tư tưởng của Nhà nước nên họ được dạy ‘tất cả các trào lưu triết học, tư tưởng, kể cả chủ nghĩa Marx’.

“Các sinh viên có cơ hội điều chỉnh tư tưởng của mình dựa trên những gì mà họ được nghe các giáo sư giảng dạy và các tài liệu ấn phẩm xuất bản vào thời đó,” bà nói và cho biết rằng chính sự tự do tư tưởng này cũng là một phần nguyên nhân ‘dẫn đến phong trào phản chiến’ vốn phổ biến trong các trường đại học ở miền Nam vào những năm 1960 và 1970.


Nguồn :  https://www.voatiengviet.com/a/h%E1%BB%99i-th%E1%BA%A3o-mi%E1%BB%81n-nam-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-cho-h%C3%B2a-b%C3%ACnh-mi%E1%BB%81n-b%E1%BA%AFc-ph%E1%BB%A5c-v%E1%BB%A5-chi%E1%BA%BFn-tranh-/5142914.html

Tuesday, September 24, 2019

ĐỐT SÁCH

Nguyễn Ngọc Chính


“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”.
…Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Sau này, cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Hoa từ năm 1953 đến 1966 cũng đã gây nhiều ảnh hưởng đến miền Bắc. Do đó, xét về mặt lịch sử, Việt Nam đã trải qua rất nhiều thời kỳ sách vở bị tiêu hủy cho phù hợp với những thay đổi qua các giai đoạn chính trị.
Trên thực tế, tại miền Bắc, ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, việc kiểm duyệt sách báo, bài viết trước khi đem phổ biến ra công chúng đã được thực hiện ngay từ năm 1954. Đối với các loại sách báo đã in ra từ trước 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã bị đốt. Thế cho nên, việc đốt sách tại miền Nam năm 1975 chỉ là rập khuôn của chính sách cũ năm 1954.
Hồi ký của Một người Hà Nội ghi lại sự kiện đốt sách năm 1954 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc: “Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số ‘lớp Chín hậu phương’, năm sau sẽ sáp nhập thành ‘hệ mười năm’. Số học sinh ‘lớp Chín’ này vào lớp không phải để học, mà là ‘tổ chức Hiệu đoàn’, nhận ‘chỉ thị của Thành đoàn’ rồi ‘phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!’. Họ truy lùng… đốt sách!
Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn ‘kiểm tra’, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang ‘tập trung’ tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm ‘phấn khởi’, lời hô khẩu hiệu ‘quyết tâm’, và ‘phát biểu của bí thư Thành đoàn’: Tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là… ‘cực kỳ phản động!’. Vào lớp học với những ‘phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”.
Tại miền Nam, trong thời điêu linh ngay sau ngày 30/4/1975, việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động. Tự bản thân khẩu hiệu trong chiến dịch đã nêu rõ 2 mục đích: (1) về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và (2) về văn hóa, xóa bỏ hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’.
Một trong những việc làm cấp thiết của chính quyền mới khi miền Nam sụp đổ là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài Gòn như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong và cấm lưu hành.
1/Xuống đường Bài trừ Văn hóa Đồi trụy & Phản động trong thời điêu linh
Đội ngũ những người cầm bút miền Nam phải nói là rất đông và bao gồm nhiều lãnh vực. Về triết học phương Tây có Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Trần Bích Lan… Triết Đông có Nguyễn Đăng Thục, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Khắc Kham, Nghiêm Toản, Kim Định, Nhất Hạnh…
Phần biên khảo có Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Lê Ngọc Trụ, Lê Văn Đức, Lê Văn Lý, Trương Văn Chình, Đào Văn Tập, Phạm Thế Ngũ, Vương Hồng Sển, Thanh Lãng, Nguyễn Ngu Í, Nguyễn Văn Xuân, Lê Tuyên, Đoàn Thêm, Hoàng Văn Chí, Nguyễn Bạt Tụy, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Văn Sâm…
Về thi ca có Nguyên Sa, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Viên Linh, Hoàng Trúc Ly, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Đức Sơn, Du Tử Lê…. Phê bình văn học có Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh…
Đông đảo nhất là văn chương với Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Bình Nguyên Lộc, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh…
Toàn bộ sách ấn hành tại miền Nam của những tác giả nêu trên (còn một số người nữa mà người viết bài này không thể nhớ hết) đều bị ‘đánh đồng’ là tàn dư Mỹ-Ngụy, văn hóa nô dịch, phản động và đồi trụy. Các cấp chính quyền từ phường, xã, quận, huyện, thành phố ra chỉ thị tập trung tất cả các loại sách vở, từ tiểu thuyết, biên khảo cho đến sách giáo khoa để hỏa thiêu.
Không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán có đến vài trăm ngàn sách báo và băng, đĩa nhạc bị thiêu đốt trong chiến dịch “truy quét văn hóa phẩm đồi trụy-phản động” tại Sài Gòn. Sách báo trên kệ sách trong nhà của tư nhân bị các thanh niên đeo băng đỏ lôi ra hỏa thiêu không thương tiếc. Tại các cửa hàng kinh doanh, sách báo bị thu gom để thiêu hủy, coi như đốt cháy cả cơ nghiệp lẫn con người những cá nhân có liên quan. Tất nhiên, những người có sách bị đốt cũng có phản ứng quyết liệt. Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long ghi lại một diễn biến trong vụ đốt sách năm 1975:
“Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhâp tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu, có kẻ mạng vong. Những chú nhỏ miệng còn hôi sữa, những cô bé chưa ráo máu đầu là nạn nhân vô tội. Trên cánh tay còn đeo tấm băng đỏ, quả thật súng đạn vô tình! Cả chủ tiệm cũng mạng vong”.
Nguyễn Thụy Long là cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học nổi tiếng với câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Những tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Long như Loan mắt nhung, Kinh nước đen cũng gian truân không kém cuộc đời của tác giả, chúng được xếp vào loại ‘văn hóa nô dịch’ nên phải lên giàn hỏa.
Năm 1975, Duyên Anh (Vũ Mộng Long) bị chính quyền mới coi như ‘một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của miền Nam’ với hơn 50 tác phẩm văn chương, trong đó nổi bật có Luật hè phố, Dzũng Đakao, Điệu ru nước mắt, Vẻ buồn tỉnh lỵ, Thằng Vũ, Thằng Côn, Con Thúy. Chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung.
Vượt biển sang Pháp, Duyên Anh tiếp tục viết và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó có Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư Đại học Sorbonne, coi Duyên Anh là ‘nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia’.
Đầu năm 1997, Duyên Anh từ trần tại Pháp. Dù muốn dù không, nhiều người ngậm ngùi nghĩ đến tác giả của truyện ngắn đọc đến mủi lòng, có tựa đề là Con sáo của em tôi đăng trên Chỉ Đạo năm 1956. Những truyện ngắn, truyện dài thật trong sáng của tuổi ô mai như Dưới dàn hoa thiên lý hoặc du côn du đãng như Dzũng Dakao… Tất cả lần lượt được hóa kiếp bằng ngọn lửa.
Trong cuốn Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa – tư tưởng xuất bản sau năm 1975 có đoạn viết:
“… Một số người như Duyên Anh, Nhã Ca… chấp nhận chủ nghĩa chống Cộng với một thái độ hoàn toàn tự nguyện. Nhưng nếu xét gốc rễ thái độ thù địch của họ đối với cách mạng, thái độ đó có nguyên nhân ở sự tác động của chủ nghĩa thực dân mới. Họ vừa là kẻ thù của cách mạng, của nhân dân. Nhưng nếu xét đến cùng họ cũng vừa là một nạn nhân của đường lối xâm lược tinh vi, xảo quyệt của Mỹ.
Dù xét dưới tác động nào, hoạt động chống Cộng bằng văn nghệ của đội ngũ những cây bút này cũng là những hoạt động có ý thức. Ý thức đó biểu hiệu trước hết trong thái độ chấp nhận trật tự xã hội thực dân mới, chống lại một cách điên cuồng chủ nghĩa Cộng Sản…
Họ cho văn nghệ là sự chọn lựa một phạm vi hoạt động, một phương tiện để đạt mục đích và tự nguyện dùng ngòi bút của mình phục vụ cho chế độ. Thái độ tự nguyện của họ cũng đã có nhiều người tự nói ra. Vũ Hoàng Chương tự ví mình là ‘viên gạch để xây bức tường thành ngăn sóng đỏ’, Doãn Quốc Sĩ coi mình như một ‘viên kim cương, răng Cộng Sản không sao nhá được’…”
Trong vụ án được mệnh danh là Những tên Biệt kích Cầm bút năm 1986, một số nhà văn ra tòa tại Sài Gòn với tội ‘gián điệp’. Chính quyền mới muốn dựng một vụ án điển hình để đe dọa các nhà văn miền Nam nhưng bất thành vì áp lực từ bên ngoài. Theo kịch bản được dàn dựng, họ muốn xử Doãn Quốc Sĩ mức án tử hình hay chung thân, Hoàng Hải Thủy (từ chung thân đến 20 năm), Dương Hùng Cường (18 năm), Lý Thụy Ý (15 năm), Nguyễn Thị Nhạn (12 năm), Hiếu Chân Nguyễn Hoạt (10 năm) và Khuất Duy Trác cùng Trần Ngọc Tự (8 năm).
Tính ra Hoàng Hải Thủy (còn có bút danh Công tử Hà Đông, Con trai bà Cả Đọi…) ngồi tù ngót nghét 10 năm sau đó tìm đường vượt biên sang Mỹ. Tác phẩm của ông gồm đủ thể loại: tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên các báo, truyện phóng tác, bình luận, phiếm luận… Bây giờ tuy đã già nhưng vẫn còn viết rất hăng ở Rừng Phong (Virginia).
Những nhà văn như Hoàng Hải Thủy, Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long thường sinh sống bằng nghề viết báo bên cạnh việc viết văn. Trong lãnh vực báo chí, Sài Gòn vẫn được coi là trung tâm của báo chí với những nhật báo lớn đã xuất hiện từ lâu như tờ Thần Chung (sau đổi thành Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai), Sài Gòn Mới của bà Bút Trà… Khi người Bắc di cư vào Nam có thêm tờ Tự Do, tiếp đến là Ngôn Luận. Đó là những nhật báo lớn có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Hoạt động báo chí ở Saigòn càng ngày càng phát triển, theo Vũ Bằng, đến tháng 12/1963, ở Sài Gòn có tới 44 tờ báo ra hàng ngày.
Một đặc điểm của văn học miền Nam là việc hình thành các nhóm văn học. Nhóm Quan Điểm do Vũ Khắc Khoan thành lập với Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ. Quan Điểm (cũng là tên nhà xuất bản do Mặc Đỗ điều hành) được người đương thời gọi là nhóm ‘trí thức tiểu tư sản’, bởi tác phẩm của họ, trong những ngày đầu chia cắt đất nước sau hiệp định Genève, thường có những nhân vật mang nỗi hoang mang, trăn trở của người trí thức tiểu tư sản trước ngã ba đường: theo bên này, bên kia, hay đứng ngoài thời cuộc?
Theo Trần Thanh Hiệp, nhóm Sáng Tạo là một nhóm sinh viên hoạt động trong Tổng hội sinh viên Hà Nội, trước 1954, gồm bốn người: Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp. Di cư vào Sài Gòn, họ tiếp tục hoạt động văn nghệ với tuần báo Dân Chủ (do Trần Thanh Hiệp và Thanh Tâm Tuyền phụ trách), rồi tờ Người Việt (tiền thân của tờ Sáng Tạo). Sau đó Mai Thảo gia nhập nhóm với truyện ngắn Đêm giã từ Hà Nội, rồi đến Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại.
Trên tạp chí Sáng Tạo, ngoài những tên tuổi kể trên người ta còn thấy Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Dương Nghiễm Mậu, họa sĩ Thái Tuấn. Sáng Tạo số đầu ra tháng 10/1956 và tạm ngưng ở số 27 (tháng 12/58). Sáng Tạo bộ mới chỉ đến số 7 (tháng 3/62).
Nhóm Bách Khoa ra đời tháng 1/1957 và sống đến ngày Sài Gòn sụp đổ. Bách Khoa là nguyệt san văn học nghệ thuật có tuổi thọ dài nhất với 426 số. Bách Khoa do Huỳnh Văn Lang điều hành trong những năm đầu. Đến 1963, khi Ngô Đình Diệm đổ, Huỳnh Văn Lang bị bắt, bị tù, nên giao hẳn cho Lê Ngộ Châu.
Bách Khoa quy tụ được nhiều tầng lớp nhà văn khác nhau thuộc mọi lứa tuổi. Những cây bút nổi tiếng cộng tác thường xuyên với Bách Khoa là Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, Nguyễn Ngu Ý, Vũ Hạnh, Võ Hồng, Đoàn Thêm, Nguyễn Văn Xuân, Bình Nguyên Lộc…. Theo Võ Phiến, trong thời kỳ cực thịnh, tức là khoảng 1959-1963, mỗi số Bách Khoa bán được 4500 đến 5000 bản.

2/Tạp chí Bách Khoa (1962)

Đắt khách nhất là tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng, ra đời ngày 1/1964 và sống đến 1975. Văn do Trần Phong Giao trông nom trong 10 năm đầu, đến 1974 chuyển lại cho Mai Thảo. Văn cũng quy tụ được nhiều nhà văn ở nhiều lứa tuổi thuộc nhiều khuynh hướng, từ Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền đến Thế Uyên, Nguyễn Mạnh Côn, Bình Nguyên Lộc… Văn đặc biệt quan tâm đến việc dịch thuật và giới thiệu văn học nước ngoài. Trần Phong Giao cũng là một dịch giả nổi tiếng, còn có thêm Trần Thiện Đạo, sống ở Paris, dịch và viết về những phong trào văn học đang thịnh hành ở Pháp.
Tạp chí Văn hoá Ngày nay của Nhất Linh ra đời ngày 17/6/1958, được 11 số thì đình bản. Nguyễn Thị Vinh tiếp tục chủ trương tiếp các tờ Tân Phong, Đông Phương, theo chiều hướng Văn hoá Ngày nay.
Tạp chí Đại học, tờ báo của Viện đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận, viện trưởng, làm chủ nhiệm, ra đời năm 1958 ở Huế, và sống đến năm 1964. Trên Đại học, xuất hiện những bài đầu tiên của Nguyễn Văn Trung, người sau này có ảnh hưởng lớn đến thế hệ sinh viên và trí thức.
Về các nhóm, Viên Linh trong cuốn Chiêu niệm văn chương, cho biết: “Các nhà văn xuất hiện thường xuyên, trên nhật báo, qua các nhà xuất bản, nhất là trên các báo định kỳ, và thành từng nhóm. Lý lịch văn chương và sắc thái địa phương của họ rất tương đồng, tùy theo nhóm tạp chí trên đó họ góp mặt”.
Đa số các nhà văn miền Nam qui tụ trên các tờ tuần báo Đời Mới, Nhân Loại, và nhật báo như Tiếng Chuông, Sàigon Mới (Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Kiên Giang, Lưu Nghi, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy…). Các nhà văn gốc miền Trung xuất hiện trên tờ Văn Nghệ Mới, Bách Khoa (Võ Thu Tịnh, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến, Đỗ Tấn, Vũ Hạnh, Bùi Giáng, Võ Hồng, Nguyễn Thị Hoàng); các nhà văn ‘di cư’ có mặt trên các tờ Đất Đứng, Sáng Tạo, và trên các nhật báo như Tự Do, Ngôn Luận (Đỗ Thúc Vịnh, Nguyễn Hoạt, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, Nguyễn Sỹ Tế, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền) hay Văn Nghệ (Lý Hoàng Phong, Dương Nghiễm Mậu, Viên Linh, Nguyễn Đức Sơn), Hiện Đại (Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca). Tờ Chỉ Đạo, Phụng Sự, Tiền Tuyến quy tụ các nhà văn quân đội hay quân nhân đồng hoá như Nguyễn Mạnh Côn, Mặc Thu, Thanh Nam, Phan Nhật Nam, Thảo Trường…
Khuynh hướng Phật giáo có các tờ Tư Tưởng, Vạn Hạnh với Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu; khuynh hướng Thiên chúa giáo La mã có Hành Trình, Đối Diện với Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Diễm Châu, Thế Nguyên. Mặc dù khi đó đảng Cộng Sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, song các nhà văn theo Cộng Sản như Nguyễn Ngọc Lương, Minh Quân, Vũ Hạnh vẫn tạo được diễn đàn riêng trên Tin Văn hay hiện diện trong tổ chức Văn Bút dưới thời linh mục Thanh Lãng làm chủ tịch.
Những tờ như Văn, Phổ Thông, Văn Học, qui tụ các nhà văn không có lập trường chính trị rõ rệt, họ thuần túy làm văn thơ cổ điển như Đông Hồ, Mộng Tuyết, Nguyễn Vỹ, Bùi Khánh Đản, hay văn nghệ thời đại, sinh hoạt thành phố như Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng. Những tờ về nghệ thuật hay về phụ nữ quy tụ các nhà văn như Tùng Long, An Khê, Lê Xuyên, Nguyễn Thụy Long, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang…
Về giới cầm bút sau 1963, Nguyễn Văn Trung viết: “Giới cầm bút sau 1963, họ là những người hồi 1954 trên dưới mười tuổi theo gia đình vào Nam hoặc sinh trưởng và lớn lên ở miền Nam hầu hết có tú tài và tốt nghiệp đại học. Số lượng giới trẻ cầm bút này càng ngày càng đông đảo theo đà thành lập các đại học ở các tỉnh Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Long Xuyên, Tây Ninh và các đại học tư ở Sàigòn như Vạn Hạnh, Minh Đức…”
Những nhà văn trẻ đã trưởng thành về tuổi đời và nhận thức sau 1963, trong hoàn cảnh nhiều xáo trộn chính trị-xã hội, chiến tranh mở rộng với sự can thiệp ồ ạt của quân đội nước ngoài. Thời cuộc và chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến họ vì bị động viên hay quân dịch… Do đó, họ có lối nhìn thời cuộc đất nước và nghệ thuật văn học khác hẳn với lối nhìn của những đàn anh viết từ trước 1963… Thơ văn giới trẻ viết sau 1963 thường theo một xu hướng chung, phản ánh vũ trụ Kafka, như tên đặt cho một số đặc biệt về thơ văn của Hành Trình, hoặc phản ánh thân phận những nhân vật Việt Nam tương tự những nhân vật trong tiểu thuyết Giờ thứ hai mươi lăm của Gheorghiu.
Nhờ hệ thống báo chí phát triển, quần chúng độc giả bao gồm nhiều thành phần trong khi các nhà văn nổi tiếng như Mai Thảo, Bình Nguyên Lộc, Túy Hồng, Nhã Ca, Duyên Anh, Chu Tử, Thanh Nam… đều sống bằng ngòi bút một cách dư giả. Họ là những người viết chuyên nghiệp, thậm chí nhiều nhà văn có nhà xuất bản riêng.
Nguyễn Hiến Lê trong 30 năm biên khảo và dịch thuật đã viết được 100 quyển sách trước 1975, và 20 cuốn thời gian sau đó. Nguyễn Văn Trung, ngoài lượng sách về triết học, văn học, in trước 1975, trong những công trình sau 1975, có bộ Lục Châu Học, nghiên cứu về văn học miền Lục tỉnh Nam Kỳ. Những nhà văn như Hồ Hữu Tường, Bình Nguyên Lộc, Mai Thảo… cũng đều có những số lượng tiểu thuyết trên dưới 30 cuốn. Về sáng tác, số lượng tỷ lệ nghịch với chất lượng và đó là cái giá mà nhà văn phải trả.
Về đối tượng độc giả, có thể nói, lớp trẻ ‘bụi đời’ thích đọc Duyên Anh, lớp sống vũ bão thích Chu Tử. Phụ nữ thích Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca vì họ phản ảnh đời sống người phụ nữ tân tiến. Lớp trí thức thích cách đặt vấn đề của Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng. Lớp trẻ lãng mạn giao thời thích đọc Mai Thảo. Tuy nhiên, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu là những tác giả đòi hỏi người đọc một trình độ trí thức cao. Quần chúng bình dân thích Lê Xuyên, Tùng Long… Học sinh trường Tây đọc văn chương ngoại quốc qua tiếng Pháp, tiếng Anh. Học sinh trường Việt đọc các tác phẩm ngoại quốc qua bản dịch hoặc phóng tác.
3/Nhà văn Chu Tử qua Vũ Uyên Giang
Bộ sách Văn Học Việt Nam Nơi Miền Đất Mới của Nguyễn Q. Thắng xuất bản sau năm 1975 có đề cập tới 53 ‘văn gia’ của VNCH, mỗi người được tác giả gắn cho một nhãn hiệu. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Trung là ‘nhà văn nhập cuộc’, Cao Xuân Hạo ‘nhà lập thuyết ngữ học’, Nguyễn Ngọc Lan ‘nhà văn Công giáo, nhà báo dấn thân’, Thanh Việt Thanh (?) ‘nhà văn cần cù’, Thế Uyên ‘nhà văn nhập cuộc’, Viên Linh ‘hoàng đế’, ‘nhà độc tài’ văn học’ (!?), Hồ Trường An ‘dược sĩ (?), nhà văn’…
Những nhà văn nữ như Nguyễn Thị Thụy Vũ được khoác cho cái nhãn ‘nhà văn nữ giầu tình dục’, Túy Hồng ‘nữ văn sĩ giầu tính nhục cảm’, Nguyễn Thị Hoàng ‘nhà văn trẻ của tình lụy’, Thu Vân (?) ‘nhà văn dùng tính dục để giải quyết vấn đề’…
Một điều không ai có thể phủ nhận là miền Nam trước khi có chiến dịch đốt sách năm 1975 rất phong phú về sách báo, từ sáng tác đến dịch thuật, từ chính luận đến phiếm luận. Điều chắc chắn là trong số các tác phẩm đó ‘có vàng’ nhưng cũng ‘có thau’. Người đọc đủ sáng suốt để lọc ra những gì với họ là tinh túy để giữ lại, hoặc dấu nếu cần.
Khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954, họ rất ngạc nhiên khi thấy những người đạp xe xích lô đến buổi trưa, tìm chỗ mát nghỉ ngơi. Họ ngồi gác chân đọc nhật trình. Người bình dân miền Nam có truyền thống đọc sách báo mà ở ngoài Bắc không có. Ngay từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 miền Nam đã là vùng đất của tiểu thuyết và báo chí trong khi ngoài Bắc, sách vở, báo chí phần lớn chỉ dành cho người có học.
Miền Nam vào những thập niên 60-70 lại có hiện tượng giao thoa giữa hai nền văn hóa Pháp và Mỹ với sự du nhập ồ ạt của các loại sách Livre de poche của Pháp và các loại sách soft cover của Mỹ. Giá sách nói chung tương đối rẻ vì mục đích chính là phổ biến văn hóa, thương mại chỉ là phụ.
Người đọc có thể tìm loại sách IC (Information & Culture) dưới hình thức sách bỏ túi (Livre de Poche) của Pháp bày bán tại các nhà sách Sài Gòn trước 1975 một cách dễ dàng. Nếu có chút vốn liếng về tiếng Pháp, người ta có thể tìm đọc những tác phẩm cổ điển của Platon, Homère hoặc các tác phẩm đương đại của Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Saint Exupéry, Francoise Sagan…

Quân đội Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam, nhưng văn hoá Mỹ có vai trò áp đảo hay không? Theo giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, “Thời chiến tranh lạnh, với thế lưỡng cực trên thế giới, miền Nam nằm trong vùng ảnh hưởng Mỹ, và như vậy là có thêm tác nhân mới. Tuy nhiên, văn hoá Mỹ, theo gót đoàn quân viễn chinh, cũng chưa thể gọi là có ảnh hưởng gì sâu đậm. Ở lối sống, ở những giai tầng thấp thì có thể gọi là có ảnh hưởng một cách xô bồ, nhưng ở thượng tầng thì chưa”.
Hoa Kỳ thành lập cơ quan thông tin-văn hóa JUSPAO (Joint United States Public Affairs Office) và tạp chí Thế giới Tự do được phát hành miễn phí cho mục đích tuyên truyền. Đây là báo ảnh, được in ấn bằng phương tiện tối tân nên rất hấp dẫn người đọc.
Cũng có một nguồn cung cấp sách tiếng Anh hoàn toàn miễn phí nhưng rất ít người biết để đem về kệ sách riêng của mình. Đó là sách của Asia Foundation (Cơ quan Viện trợ Văn hóa Á Châu) một tổ chức phi mậu dịch, tặng không cho người đọc là quân nhân, công chức với số lượng hạn chế mỗi lần 5 quyển cách nhau 3 tháng.
Tôi là ‘khách hàng’ thường xuyên của Asia Foundation. Sách của Asia Foundation là loại sách viện trợ thuộc đủ mọi lĩnh vực, trên sách có đóng dấu bằng 2 thứ tiếng “Not for sale” và “Xin đừng bán”. Nếu gặp may, bạn có thể gặp những sách thuộc loại ‘quý, hiếm’.
Tôi còn giữ được một bộ 2 cuốn World Masterpieces (dày khoảng 3000 trang in lại những kiệt tác văn chương của thế giới qua các thời kỳ như Iliad của Homer, Don Quixote của Miguel de Cervantes, Hamlet của William Shakespeare, Thoughts (Les Pensées) của Blaise Pascal, Faust của Von Goethe, The Death of Iván Ilyich của Leo Tolstoy, Theseus (Thésée) của Andre Gide, Remembrance of Things Past của Marcel Proust, No Exit của Jean-Paul Sartre…
Một số sách xuất bản ở miền Nam trước 1975 nay đã được in lại, và càng ngày càng có một nhu cầu muốn tìm hiểu và phục hồi lại nền văn học đã mai một này. Hơn nữa, tên tuổi và tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng ở miền Nam đã xuất hiện khá nhiều trên Internet. Sau 1975, Từ điển văn học bộ mới cũng được phép in một số mục từ về Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Cung Trầm Tưởng, Bùi Giáng…
Chỉ tiếc một điều là một số sách báo xưa đã biến mất sau đại họa 1975 và chỉ còn lưu giữ rất hạn chế tại các thư viện tại hải ngoại dưới hình thức microfilm. Rồi người ta cũng quên đi ‘bữa tiệc BBQ’ nhưng vấn đề là những thế hệ sau này sẽ mất hẳn sợi dây liên lạc bằng sách báo với quá khứ.
Kết thúc bài viết này, tác giả xin mượn ý thơ của Vũ Đình Liên than thở cho thân phận ông đồ trước cảnh tàn lụi của nền nho học:
Năm nay đào lại nở
Không thấy sách báo xưa
Ngọn lửa nào năm cũ
Lạc về đâu bây giờ?

Nguyễn Ngọc Chính
(Hồi Ức Một Đời Người)

Monday, September 2, 2019

NỘI CÁC CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM

Nội các Đế quốc Việt Nam của Thủ tướng Trần Trọng Kim chỉ tồn tại hơn bốn tháng

Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.
Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi.
Nhân chuyện một cuốn sách của Trần Trọng Kim vừa bị thu hồi ở Việt Nam, các bạn tìm hiểu ít nhất năm việc lớn chính phủ của ông làm được năm 1945:
1. Lập lại quốc hiệu Việt Nam
Đây là tên nước 'ước mơ' của Hoàng đế Gia Long nhưng không được Thanh triều công nhận.
Tên nước Đại Nam do Vua Minh Mạng đặt đã bị Pháp xóa để lập ra Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ trong Liên bang Đông Dương.
Được Nhật Bản trao trả 'độc lập', vua Bảo Đại và chính phủ đã nhanh chóng tuyên bố quốc hiệu là Việt Nam.

Báo 'ĐIỆN TÍN' đăng tin Việt Nam tuyên bố Độc lập
Đây cũng là cái tên mà Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu đặt cho các đảng phục quốc, cách mạng.
Riêng phái cộng sản chưa dùng tên này cho ba đảng đầu tiên của họ mà từ 1930 đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

"Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách Quốc sử diễn ca nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tàu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng: "Đầu voi phất ngọn cờ vàng". Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với cái ý cách mệnh của tổ quốc...Chữ ly còn có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương."   Trần Trọng Kim  

Quốc hiệu Việt Nam do chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố với thế giới sau đã thành tên nước cho cả hai chế độ ở Nam và Bắc đến 1975 và ngày nay.

Đế quốc Việt Nam năm Bảo Đại 20 chọn cờ vàng ba sọc đỏ với một sọc đứt quãng theo quẻ Ly của Kinh Dịch làm quốc kỳ.
Nhà Nho học Trần Trọng Kim dẫn sử để nói đó là màu cờ vàng của Triệu Thị Trinh khi khởi nghĩa chống quân Ngô.
2.Dùng tiếng Việt làm quốc ngữ và Việt hóa giáo dục
Dù có một số nỗ lực dùng tiếng Nhật thời Nhật Bản chiếm Đông Dương, tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ hành chính bên cạnh tiếng Việt và một số văn bản Hán ngữ đến năm 1945.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, đóng vai trò chính trong việc ra quyết định dùng tiếng Việt hệ quốc ngữ thay tiếng Pháp.
Ông soạn các sách giáo khoa, gồm cả sách toán, kỹ thuật lần đầu bằng tiếng Việt và đưa bộ Quốc văn Giáo khoa thư vào áp dụng ngay trong niên học 1945-46 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Đây là cơ sở cho chương trình trung học trên toàn Việt Nam ở cả hai miền dưới hai chế độ đối nghịch.
Các sách giáo khoa chịu ảnh hưởng của giai đoạn Hoàng Xuân Hãn vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu từ 1936 đến 1947.
Đó là thời gian ông xuất bản tiểu sử Lý Thường Kiệt và La Sơn phu tử, soạn từ vựng danh từ khoa học Toán Lý Hóa cho người Việt Nam.
3.Đòi lại miền Nam để thống nhất lãnh thổ
Theo sử gia Lê Mạnh Hùng, ngày 16/06, Vua Bảo Đại ra tuyên bố thống nhất tương lai của ba kỳ về một.
Chính phủ Trần Trọng Kim cũng ngay lập tức đàm phán với Nhật để đòi lại ba thành phố trực trị của người Pháp trước đó là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Cuộc gặp của Trần Trọng Kim với gặp Trung tướng Yuitsu Tsuchihashi, Tư lệnh Quân đoàn 38 của Nhật tại Đông Dương trong tháng 7 đã đem lại kết quả quan trọng.
Tân chính phủ Việt Nam được bổ nhiệm lãnh đạo ba đô thị lớn: Trần Văn Lai làm Thị trưởng Hà Nội, Vũ Trọng Khanh làm Thị trưởng Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong làm Thị trưởng Tourane (Đà Nẵng).
Hà Nội thời Pháp: phố mang tên nhà thám hiểm thực dân Jean Dupuis ở lối vào Ô Quan Chưởng
Ở Hà Nội, bác sĩ Trần Văn Lai đã cho đổi tên phố từ tên Pháp sang tên những vị anh hùng dân tộc Việt Nam.
Sang tháng 8/1945, Nhật Bản đồng ý trao trả Nam Kỳ cho chính phủ Trần Trọng Kim và ông Nguyễn Văn Sâm được bổ nhiệm làm Khâm Sai Nam Kỳ.
Không có quân đội riêng, chính phủ Trần Trọng Kim chỉ dựa vào tình thế và quyết tâm của các trí thức để đàm phán với Nhật Bản.
Nhưng về mặt chính trị, tâm lý dân tộc và hành chính, nhận lại Nam Kỳ là thành tựu có tính biểu tượng quan trọng.
Hành động này không chỉ xóa nỗi nhục bại trận - cuộc chiến mất nước của Đại Nam bắt đầu từ Nam Kỳ - mà còn duy trì giấc mơ thống nhất ba miền các bậc tiền bối nuôi dưỡng.
4.Soạn hiến pháp nhấn mạnh tự do và độc lập
Dù không có thực quyền và không được các đại cường công nhận - bởi là chính quyền có quan hệ mật thiết với Đế quốc Nhật - Trần Trọng Kim, đã lập ra Hội đồng dự thảo Hiến pháp
 Hội đồng gồm các trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường.
Hiến pháp công nhận tự do lập nghiệp đoàn, các hội nghề nghiệp.
Tổng hội Công chức ra đời để làm lực lượng chính trị ủng hộ cho tân chính phủ.
Các hội đoàn thanh niên sau là cơ sở cho các phong trào vũ trang chống Pháp của cả phe cộng sản và cộng hòa.
Trong Tuyên chiếu 03/05/1945, vua Bảo Đại đã viết:
"Muốn cải-tạo quốc-gia, chính-phủ cần hành động cho quy-củ nghĩa là phải có hiến pháp.
Hiến pháp tương lai của Việt-Nam sẽ căn cứ vào sự hợp nhất quốc-gia, sự quân dân cộng tác, và những quyền tự do chính-trị tôn-giáo cùng nghiệp-đoàn của nhân-dân."
Đặc biệt, theo lời nhà vua, "Chính phủ ngày nay không phải phụng sự một cá nhân hay một đảng phái nào cả."
Tuy nhiên, hoạt động lập pháp này đã không hoàn tất được vì các công việc cấp bách hơn như cứu đói cho miền Bắc.
Theo sử gia Trần Gia Phụng, chính phủ Trần Trọng Kim tuy được Nhật hậu thuẫn, nhưng từ khi thành lập cho đến khi giải tán, đã hoạt động độc lập và không lệ thuộc người Nhật.
5. Rút lui và trao quyền cho thế hệ cách mạng
Các hạn chế của chính phủ Trần Trọng Kim đã được nói đến nhiều, gồm cả việc không có Quốc hội, không có quân đội và không được nước nào công nhận ngoài Đế quốc Nhật Bản.
Nội các này đã tan rã trong làn sóng cách mạng nổi lên và mục tiêu giành giật vùng ảnh hưởng của các đại cường.
Ý thức được những vấn đề đó, các trí thức trong chính phủ này đã chọn con đường trao lại quyền lực không đổ máu cho một chính quyền do Việt Minh lãnh đạo.
Được biết vua Bảo Đại đã không cho binh lính mai phục bắn vào nhóm thanh niên theo Việt Minh trèo lên kỳ đài ở Huế hạ cờ vàng và kéo cờ đỏ sao vàng lên cột ngày 21/08.
Tại Hà Nội, tuần hành của Tổng hội Công chức ngày 19/08 bị 'cướp cờ' biến thành biểu tình ủng hộ cuộc cách mạng do những người cộng sản lãnh đạo.
Dù vậy, Khâm sai Đại thần Phan Kế Toại đã không cho Bảo an binh bắn vào đoàn biểu tình và cũng không yêu cầu quân Nhật can thiệp.
Là chính phủ chuyên viên đầu tiên của Việt Nam thời hiện đại, nội các Trần Trọng Kim đã rút lui trong hòa bình để trao quyền lại cho thế hệ các chính khách và nhà làm cách mạng chuyên nghiệp.
Theo chính lời ông Trần Trọng Kim kể lại, quốc gia Việt Nam đã nhanh chóng rơi vào giai đoạn tàn sát lẫn nhau giữa Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng trong các năm 1945-46.
Về thể chế, Đế quốc Việt Nam rút lui đã khép lại thời kỳ quân chủ để chuyển sang cộng hòa với các tiến bộ và hệ lụy như đã biết về sau.

Monday, August 12, 2019

BIÊN KHẢO : NHÌN LẠI BIẾN CỐ LỊCH SỬ NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 1945 TẠI VIỆT NAM

Phan Đức Minh

         Viết bài này, chúng tôi mong uớc có dịp nói chuyện tâm tình với các bạn trẻ Việt Nam ở hải ngoại, là những người, vì nhiều lý do, không có dịp biết nhiều về lịch sử Việt Nam; nhất là lúc này môn học "Văn Học & Lịch Sử Việt Nam " đã được giảng dậy tại nhiều Trường Đại Học của Hoa Kỳ, trong lúc Cộng Đồng người Việt định cư tại Mỹ ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, có nhiều nhân vật nam, nữ gốc Việt tham gia vào những hoạt động chính trị, quân sự, tư pháp,văn hóa, kinh tế, khoa học… trong chính quyền và xã hội Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác, ở những vị trí quan trọng. Đôi khi cần, chúng tôi xin phép ghi chú thêm bằng Anh Ngữ để các bạn trẻ dễ nhận rõ những sự việc đã xẩy ra trong Lịch Sử dân tộc của chúng ta.
1- Việt Nam trước 19-8-1945 :
Vua Tự Đức
Vua Tự Đức không chấp nhận mọi việc liên lạc, giao thiệp với các quốc gia khác, dù chỉ là trên căn bản thương mại mà thôi. Các chính phủ Anh, Pháp, Tây Ban Nha lúc đó đang trên đường đi tìm  kiếm thuộc địa hầu đáp ứng đà phát triển của nền công kỹ nghệ trong nước về tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ v.. v… cho nên đã giúp đỡ cho nhiều tàu buôn của tư bản nước mình, mang theo giấy giới thiệu để xin vào Việt Nam liên lạc buôn bán làm ăn.

Vua Tự Đức thẳng tay chối từ, không chấp nhận. Chính phủ Pháp đang cần có thêm nhiều thuộc địa (Colonies), nhân dịp này, tạo cơ hội để đưa quân vào đánh chiếm Việt Nam.
  Đánh chiếm Gia Định trong Nam. Sau đó chiếm Đà Nẵng năm 1858. Năm 1867, Nam Bộ trở thành nhượng địa, trực tiếp cai trị bởi chính phủ Pháp. Năm 1875, quân Pháp đánh chiếm Thành Hà Nội. Năm 1884, tất cả phần còn lại của đất nước Việt Nam bị đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp.                                       


2 - Người Pháp cai trị Việt Nam : 

     Năm 1897, ông Doumer làm Toàn Quyền Đông Dương (Governor General of Indochina- Viết dựa theo gốc chữ Pháp : Gouverneur Général, chớ không viết General Governor), đặt ra các thứ thuế đinh, điền, thổ trạch, muối, thuốc phiện, xuất nhập cảng. Trong thời gian này, nền nông nghiệp, công kỹ nghệ tại Việt Nam được mở mang, canh tân, phát triển, đường xá, cầu cống được xây dựng. Năm 1902, Ông Beau thay ông Doumer trong chức vụ nói trên, thiết lập chương trình dạy học dựa theo kiểu của người Pháp. Pháp ngữ là ngôn ngữ chính được dùng trong các truờng học lớn nhỏ, thay thế cho nền nho học chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Các cơ sở bưu điện, y tế được xây dựng v v… Bộ mặt bên ngoài của đời sống xã hội Việt Nam quả thực có nhiều thay đổi tiến bộ. Tuy nhiên, người Pháp tới Việt Nam, một thuộc địa tốt nhất về nhiều mặt so với các thuộc địa của Pháp đã có lúc bấy giờ, không phải vì lòng tốt, giúp cho dân tộc Việt Nam tiến bộ, phát triển với Tinh thần tương trợ quốc tế(Spirit of International Mutuality)
Toàn quyền Paul Doumer
như trong các sinh hoạt của cộng đồng quốc tế ngày nay. Những công trình mở mang, phát triển lúc đó trên lãnh thổ Việt Nam, chính yếu là thúc đẩy Việt Nam theo kịp với nhu cầu đòi hỏi của người Pháp trong việc khai thác thuộc địa, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế tại Pháp Quốc đang được kỹ nghệ hoá (industrialized ) một cách mạnh mẽ trong nội địa cũng như trên thương trường quốc tế   (International market).    Người Pháp cũng cứng rắn dập tắt mọi sự chống đối đưa đến " nổi loạn, khởi nghĩa " của dân bản xứ. Người Pháp không quên đào tạo lớp người bản xứ được hưởng khá nhiều quyền lợi, để tiếp tay với họ cai trị thuộc địa này. Sự căm hờn, uất ức của giới trí thức, lớp người hiểu biết, có tinh thần quốc gia, yêu nước, thương xót dân tộc cứ càng ngày càng âm ỉ rồi lớn mạnh dần lên.

     Cụ Phan Tây Hồ đã gửi cho nhà cầm quyền Pháp 1 bức thư, nói: "Chính phủ nên chọn hiền tài, trao quyền hành cho họ, lấy lễ mà mà tiếp, lấy thành mà đãi, nới rộng quyền ngôn luận cho các nhân sĩ, báo chí để thông đạt tình dân, thưởng phạt nghiêm minh, kiểm soát quan lại tránh cho dân những điều bất công, oan trái, sửa đổi luật pháp, giảm bớt sưu thuế, khuyếch trương công nghệ thì sĩ dân sẽ vui lòng giúp chính phủ. Lúc ấy sẽ không còn ai lo toan tính đến việc chống lại chính phủ nữa…” Người Pháp khi nào chịu nghe những lời khuyến cáo của Cụ Phan Tây Hồ cũng như gạt bỏ lý thyết " Pháp-Việt đề huề - French- Vietnamese Concord " do Cụ Phan Bội Châu đưa ra để thực hiện một cuộc "Sống chung" trong an bình vui vẻ giữa chính phủ cai trị và dân chúng bản xứ.

3 - Những cuộc chống đối của tầng lớp trí thức mới : Ở đây, vì khuôn khổ hạn hẹp, chúng tôi chỉ nêu lên những vụ tiêu biểu, điển hình nhất :

    Cụ Phan Bội Châu vận động cho phong trào Cách Mạng chống Pháp, nhờ sự giúp đỡ của Trung Hoa và  Nhật  Bản lúc đó. Cụ bị bắt năm 1925 tại Thượng Hải rồi bị dẫn về Việt Nam trị tội. Do sự phản kháng của dân chúng trong nước lên cao dữ dội nên người Pháp không dám quyết liệt hạ thủ Cụ Phan, mà chỉ liên lạc với Nhật Bản trục xuất Cụ.
Cụ Phan Bội Châu

       Năm 1917, ông Lương Ngọc Quyến từ Nhật Bản về Việt Nam gây dựng lực lượng đấu tranh chống Pháp, nhưng Ông đã bị mật thám Anh (British secret police) bắt tại Hương Cảng rồi giao lại cho Pháp vì lúc đó Anh và Pháp là những " Đế quốc - Imperialist nations " đang cai trị nhiều thuộc địa trên thế giới, có quyền lợi chính sách giống nhau nên là bạn đồng minh với nhau. Ông Quyến bị giam vào nhà tù ở Tỉnh Thái Nguyên, miền thượng du Bắc Việt.    Ít lâu sau, ông Đội Cấn chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống Pháp nhưng sức yếu nên bị quân đội Pháp dẹp tan trong vài tháng. Sau Thế Chiến thứ I, năm 1919, một Hội Nghị Hòa Bình được tổ chức tại Versailles ở Pháp, một nhóm nhân vật đấu tranh cho Độc Lập của Việt Nam đang cư trú tại Thủ Đô Paris, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh, cán bộ Cộng Sản Quốc tế và lãnh tụ cộng sản Việt Nam sau này, soạn thảo một chương trình 8 điểm cho cuộc đấu tranh giành Độc Lập cho Việt Nam và gửi tới Hội Nghị Hòa Bình nói trên. Nguyễn Ái Quốc tìm gặp Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson (1856-1924, vị Tổng Thống thứ 28 của Mỹ, 2 nhiệm kỳ, và được coi là 1 trong những vị Tổng Thống vĩ đại của Hoa Kỳ) để yêu cầu ủng hộ cho chương trình 8 điểm nói trên, nhưng vị Tổng Thống Mỹ lại muốn Việt Nam đi đến Độc Lập theo chương trình 14 điểm của Ông dành cho tất cả các dân tộc trên thế giới đang bị cai trị bởi một quốc gia khác. Mỹ chống đối chính sách thuộc địa. Thế là mộng ước của Nguyễn Ái Quốc không thành.

     Năm 1924, một thanh niên Việt Nam yêu nước, Phạm Hồng Thái, đã cho nổ bom mưu sát viên Toàn Quyền Đông Dương lúc đó là Martial Merlin, đi công cán ở Nhật Bản rồi về Sa Điện, thuộc Quảng Châu, Trung Hoa. Merlin thoát chết, nhưng một số người Pháp, tổ chức tiệc tùng đón tiếp, bị chết và bị thương. Chiến sĩ Phạm Hồng Thái đã nhẩy xuống sông để tự sát, không cho Pháp bắt và khai thác lấy tài liệu, tin tức. Tinh thần chống chính quyền cai trị của thực dân Pháp càng dâng cao như bão nổi ở Việt Nam.   
Vua Bảo Đại
Năm 1925, Vua Bảo Đại lên ngôi lúc 12 tuổi. Sau đó sang Pháp tiếp tục con đường học vấn. Tại Quảng Đông, Trung Hoa, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (The Revolutionary Youth League of Vietnam), tổ chức nòng cốt đầu tiên của Phong Trào Cộng Sản quốc tế ở Đông Dương, với mục đích cộng sản hóa toàn thể vùng này. Một Chi Bộ (Party cell) được đưa về Việt Nam gây dựng cơ sở và lực lượng chống Pháp, tạo chính nghĩa (Just cause) cho cuộc đấu tranh lâu dài. Cũng thời gian đó Việt Nam Quốc Dân Đảng (The Vietnam Nationalist Party) được thành lập với đường lối chủ trương đối lập hẳn với tổ chức cộng sản nói trên.

       Năm 1929, thấy thời cơ đã thuận lợi, Nguyễn-Ái-Quốc - người đã được đào tạo, huấn luyện rất thuần thục về mọi chiến thuật, chiến lược đấu tranh tại Nga, đổi tên " Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội " thành " Đông Dương Cộng Sản Đảng - Indochinese Communist Party " để ra mặt hoạt động, đấu tranh theo đường lối, chính sách của phong trào cộng sản toàn cầu..
Nguyễn Thái Học
        Năm 1930, Đảng trưởng Nguyễn Thái Học, lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghĩa vũ trang chống Pháp tại Tỉnh Yên Bái, miền thượng du Bắc Việt vào ngày 10 tháng 2, nhưng thất bại vì lực lượng không cân xứng, lực lượng quân đội Pháp được trang bị vũ khí tối tân và mạnh hơn gấp nhiều lần. Lãnh Tụ Nguyễn Thái  Học cùng các nhân vật lãnh đạo của Đảng, 13 người, bị bắt và bị xử tử: chặt đầu bằng máy chém (Guillotine) ngày 17-6-1930. Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí bình thản, hiên ngang bước lên máy chém, không chút sợ hãi. Nguyễn Thái Học còn để lại cho hậu thế câu nói bất hủ " Không thành công thì cũng thành nhân". Ông muốn nói: không đạt được mục tiêu của đại cuộc, Nguyễn Thái Học thì ít nhất cũng xứng đáng làm một người con yêu nước của Tổ Quốc Việt Nam. 1932, vua Bảo Đại từ Pháp trở về nước để thực sự điều hành việc nước với hy vọng người Pháp sẽ giúp Ông cai trị đất nước một cách tốt hơn, nhưng người Pháp phải bảo vệ quyền lợi của nước Pháp trước hết. Do đó ông Bảo Đại cũng chẳng làm gì được gì cho đất nước như Ông muốn, trong khi các tổ chức đấu tranh chống Pháp ngày một lan rộng, mạnh mẽ hơn bao giờ, làm cho ông Bảo Đại càng thêm lúng túng, nhận rõ là mình không có thực quyền. Năm 1937, Mặt Trận Bình Dân (Popular Front) lên cầm quyền tại Pháp, chính sách của Pháp đối với các thuộc địa có nhiều thay đổi, dễ chịu hơn cho nên ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo Cách Mạng, các đảng phái công khai đứng lên tổ chức ra Đông Dương Đại Hội Nghị, tập trung sức mạnh, yêu cầu chính phủ Pháp cải cách chính sách cai trị và phóng thích các tù nhân chính trị. Trước sức mạnh đó, chính phủ Pháp nhượng bộ, chấp nhận phần lớn các đòi hỏi của lực lượng đấu tranh tại Việt Nam.  Năm 1940, Thế Chiến thứ II bùng nổ và lan tràn dữ dội, quân đội Nhật Bản tiến vào Việt Nam, thế đứng của Pháp bị đe dọa nên Phục Quốc Quân (Reconquering troops) Việt Nam khởi binh đánh Pháp ở nhiều nơi tại miền thượng du Bắc Việt, dựa lưng vào Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Khoảng thời gian này là cơ hội thúc đẩy phong trào Cách Mạng tại Việt Nam bùng lên, nhằm giành quyền Độc lập, Tự Do cho quốc gia, dân tộc.   Ngày 10-5-1941: Sau cuộc Hội Nghị Đảng Cộng Sản tại Pác - Bó, là Trung tâm chỉ huy của Nguyễn Ái Quốc, ở miền cực Bắc Việt Nam, " Mặt Trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh - Vietnam Independence League " gọi tắt là " Việt-minh " được thành lập, nhằm lôi cuốn các lực lượng quốc gia chống Pháp riêng rẽ khó thành công, kết hợp lại thành một lực lượng lớn mạnh có tổ chức chặt chẽ, nhưng dưới sự lãnh đạo chính yếu là của Nguyễn Ái Quốc. Họ Nguyễn ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp thành lập lực lượng võ trang, tổ chức chiến tranh du kích, nhằm vào những nơi yếu kém của quân Pháp mà đánh. Điều này chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản có Sách-Lược (Policy & Strategy) đấu tranh khôn khéo và hữu hiệu hơn nhiều tổ chức đấu tranh quốc gia khác cũng trong giai đoạn này. Sau đó (1942), Nguyễn Ái Quốc sang gặp Lãnh tụ của Trung Hoa, là Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek), xin giúp đỡ phương tiện, nói là để cùng với Trung Hoa chống Nhật Bản, nhưng chính yếu là phát triển lực lượng võ trang của cộng sản. Tưởng Giới Thạch đã có chính sách cho Việt Nam, lại biết rõ Nguyễn Ái Quốc là cộng sản, khôn ngoan, xảo quyệt, nên cho người bắt giam 13 tháng. Lúc này, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (The Vietnam Revolutionary League), được thành lập với sự giúp dỡ mọi mặt của Tưởng Giới Thạch để chống Nhật ở Việt Nam và sau này, khi Đồng Minh đánh bại Nhật Bản thì tổ chức này sẽ kết hợp với các lực lượng không cộng sản giành chính quyền tại Việt Nam. Đồng Minh Hội không thành công trong sứ mạng được giao phó nên Nguyễn Ái Quốc thuyết phục chính quyền Tưởng Giới Thạch là sẽ chống Nhật theo đường lối của Họ Tưởng. Vì nhu cầu chống Nhật, Nguyễn Ái Quốc được thả và trở về Việt Nam, tiếp tục lãnh đạo lực lượng cộng sản đấu tranh không theo đường lối của Họ Tưởng mà theo đường lối của chính mình, với cái tên mới Hồ Chí Minh, nằm trong phong trào cộng sản quốc tế. Vì họ Hồ chống Nhật thực sự tại Việt Nam cho nên ông ta đã nhận được sự giúp đỡ của Trung Hoa và cả Hoa Kỳ qua cơ quan OSS (Office of Strategic Services - tiền thân của CIA sau này) để cầm chân quân đội Nhật Bản tại vùng này theo ý muốn của phe Đồng Minh. Trong lúc này, Hồ Chí Minh bí mật ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng nhân dân vũ trang ngày càng phát triển, tiêu diệt luôn cả các lực lượng quốc gia (nationalist forces) một cách thẳng tay, dã man, tàn bạo, để mưu toan độc chiếm chính quyền khi Nhật Bản bị Đồng Minh đánh bại.

      Ngày 22-12-1944: Theo lệnh của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập Trung Đội Võ Trang Tuyên Truyền (Armed propaganda section) gồm 34 người, làm Lễ tuyên thệ xuất quân tại xã Tân Trào, và chỉ 2 ngày sau, tấn công đánh chiếm vài đồn binh của Pháp ở Bắc Việt Nam, lúc đó tinh thần đã suy sụp, gây tiếng vang và phát triển lực lượng võ trang bằng cách " lấy súng địch tiêu diệt địch". Kế hoạch này của con cáo già họ Hồ đã thành công rõ ràng.

4. Cuộc đảo chính ngày 9-3-1945: Thế chiến thứ 2 bùng nổ là thời cơ thuận lợi cho các nước thuộc địa trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nổi lên giành Độc Lập và Tự Do vì chính quyền của các nước cai trị bị lôi cuốn vào cuộc chiến lớn lao này. Chính quyền cai trị của Pháp tại Việt Nam bị mất liên lạc với chính phủ Pháp ở Âu Châu khi pháo binh của phát xít Đức nổ như mưa bão bên bờ sông Rhine/Rhin - con sông dài nhất ở Âu Châu, chảy qua 6 quốc gia của lục địa này - khi không quân Nhật Bản oanh kích căn cứ của các quốc gia Đồng Minh (chống phát xít Đức-Ý-Nhật) tại Thái Bình Dương.

    Để giữ vững chính quyền, thực dân Pháp ra sức bắt bớ tù đầy các chính trị phạm và thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh, khởi nghĩa. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh nổi dậy vẫn không ngừng bùng lên. Ở Nam Bộ, Lê Hồng Phong và vợ là Nguyễn Thị Minh Khai, cấp lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, sau Hồ Chí Minh, vận động, hô hào dân chúng khởi nghĩa, giành chính quyền. Ở Thượng du Bắc Việt, ông Đội Cung chỉ huy quân đội Bảo An (của Pháp) chiếm Đồn Binh tại Đô Lương.  Phục Quốc Quân do Thủ lãnh Trần Trung Lập chỉ huy, từ đất Trung Hoa kéo về đánh chiếm tỉnh Lạng Sơn. Tình hình càng thêm rối ren, hỗn loạn. Dân chúng Việt Nam phải chịu chung sự khổ sở cùng cực do quân phát xít Nhật gây ra và sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Pháp cai trị. Bao nhiêu lúa gạo để sống đều bị quân Nhật thu vét để ăn, quân Pháp thu vét lập kho dự trữ chờ ngày quân Đồng Minh đổ bộ vào Việt Nam. Cả Nhật lẫn Pháp đều dùng mọi cách triệt nguồn sống của dân chúng Việt Nam, nhằm tiêu diệt sức đề kháng, nổi dậy chống quân xâm lược. Ruộng đất sản xuất lúa gạo bị trưng dụng (requisitioned) để trồng các các loại cây: bông, gai, thầu dầu vv… cung ứng cho nhu cầu chiến tranh của Nhật. Quan lại nhân dịp " Đục nước thả câu - Fishing in troubled waters " tha hồ vơ vét, dân chúng vô cùng căm hờn, bất mãn cơ hồ không còn chịu nổi. Thêm vào đó, một nạn đói vô tiền khoáng hậu (Unparalleled famine) xẩy ra khắp nơi tại Bắc và miền Trung Việt Nam, làm chết gần 2 triệu người, xác chết nằm rải rác khắp thành thị đến thôn quê, đầu đường, xó chợ, bên vệ đường. Có những người sắp chết vẫn còn cố ráng bứt cỏ, cho vào miệng theo phản xạ sinh tồn (Surviving reflex), có những trẻ em thơ dại sắp chết vì đói sữa nhưng vẫn còn ôm cứng người Mẹ, tìm sữa bú trong lúc người Mẹ đã chết cứng từ lúc nào. Kẻ viết bài này hồi đó đang học " Cours Supérieur - Lớp cuối, năm thứ 6 của bực Tiểu Học thời Pháp ", may mắn vẫn còn được đến trường, nhưng cứ đến sân, trông thấy dăm ba xác chết nằm ở ngay trước hiên, cạnh cửa chính ra vào, lại tần ngần suy nghĩ vẩn vơ…về cái chuyện  “ người đói khiêng xác kẻ chết đói “ rồi đành quay trở về nhà cho người ta đến dọn dẹp… Lửa căm thù Nhật-Pháp dâng lên ngùn ngụt trong óc, trong lòng người dân Việt Nam  Ngay tại nhà tôi, cứ vài ngày, ông anh ruột tôi lại có 1 người bạn cùng lứa tuổi, hoặc là sinh viên ở Hà Nội, hoặc là giáo viên trong vùng đến nói chuyện vào buổi tối, dưới ánh trăng, sao. Hai người ngồi trên cái chõng tre, trải chiếu (vẫn dùng cho người giúp việc hay thợ làm vườn nằm ngủ trước đó), khiêng ra đặt giữa cái sân gạch bát tràng rộng đủ cho tụi tôi đá banh cao su khi nghỉ hè. Hai người nói chuyện nho nhỏ luôn luôn bằng tiếng Pháp, mà khi tôi nghịch với trái banh, lăn tới gần đó thì tôi loáng thoáng nhận ra là hai người đang bàn tính chuyện… "Révolution - Cách mạng "…

    Sáng ngày 9-3-1945, quân Nhật làm một cuộc đảo chánh, và chỉ trong vòng 24 giờ, toàn thể bộ máy cai trị của Pháp tại Việt Nam hoàn toàn xụp đổ. Người Nhật tung ra khẩu hiệu " Châu Á của người Á Châu" để lôi cuốn dân chúng Việt Nam sau 80 năm sống kiếp nô lệ dưới sự cai trị của người da trắng phương Tây. Người Nhật khôn ngoan tìm giải pháp: chính phủ của Người Việt Nam cai trị đất nước Việt Nam, trong lúc Nhật Bản phải lo đối đầu với cuộc Thế Chiến hứa hẹn nhiều trận đánh quyết liệt, khủng khiếp, long trời, lở đất. Chính Phủ Trần Trọng Kim ra đời, gồm nhiều nhân vật danh tiếng. Dù thế nào đi nữa cũng là chính phủ của người Việt Nam, nên được  sự hoan nghênh nhiệt liệt của dân chúng khắp nước, từ Bắc vào Nam. Cuộc mít tinh lớn lao, sôi động chưa từng thấy nổ bùng ra trước nhà hát lớn Hà Nội ….
Thủ Tướng Trần Trọng Kim

      Chính phủ Trần Trọng Kim chọn Quốc Kỳ và Quốc ca cho nước Việt Nam mới. Bộ Trưởng Giáo Dục, Giáo Sư Thạc Sĩ Hoàng Xuân Hãn đưa ra ngay một chương trình giáo dục mới, hoàn toàn bằng tiếng Việt, mọi công văn giấy tờ của cơ quan công quyền đều bằng tiếng Việt. Bộ trưởng Nội Vụ, Bác Sĩ Trần Đình Nam, tẩy uế bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới, loại trừ mọi quan chức tham nhũng, xóa bỏ mọi tàn tích của chế độ thực dân Pháp để lại, mời người tài giỏi ra giúp nước. Giáo Sư Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên, diễn thuyết, kêu gọi dân chúng, thanh niên tuổi trẻ hãy đứng lên xây dựng lại đất nước, phát huy tinh thần yêu nước, đưa Việt Nam tiến lên con đường phồn thịnh và hùng cường. Bầu trời Hà Nội như muốn vỡ tung ra trong những tiếng hô vang, những cánh tay giơ lên, biểu hiện một tinh thần Việt Nam mới, dân tộc Việt Nam quyết chí tiến lên v.. v…

    Trước tình thế này, các Đảng Phái quốc gia hầu hết lại dè đặt, nghe ngóng, dò xét thái độ của người Nhật. Một điều thật đáng tiếc! Riêng Đảng Cộng Sản, vì tổ chức chặt chẽ hơn, được sự yểm trợ  mạnh mẽ của Quốc Tế cộng sản, có cơ sở khắp nơi, được huấn luyện kỹ lưỡng chu đáo, người lãnh đạo lại khôn ngoan, mưu lược, nhiều thủ đoạn, đã mau lẹ nắm lấy cơ hội, tăng cường gấp rút các hoạt động công khai cũng như ngấm ngầm, phát triển lực lượng quần chúng (masses’ forces), thành lập các Đoàn Thể chính trị nằm trong Mặt Trận Việt Minh, võ trang thô sơ : gậy gộc, giáo mác, lưỡi lê, dao găm, mã tấu, vài quả lựu đạn, mấy khẩu súng của Tàu, của Tây sử dụng từ hồi Thế Chiến thứ I, liên tục biểu tình, đấu tranh  ngay trước Tòa khâm Sứ (Bắc Bộ Phủ - Hà Nội), với khẩu hiệu, biểu ngữ  " Đánh Pháp, đuổi Nhật ", đáp ứng đúng với tâm lý quần chúng đang sôi sục căm thù Nhật-Pháp. Việt Minh dùng lực lượng võ trang chặn bắt các tàu buôn chuyên chở thực phẩm, dầu ăn, dầu thắp sáng, vật dụng hàng ngày vv… lưu thông trên các sông lớn, ở Miền Bắc, bắt ép vào gần bờ, rồi dùng loa kêu gọi dân chúng quanh vùng, tự do đến lấy thoải mái đem về mà ăn, mà dùng. Trong lúc đang thiếu đói cùng cực mà được như vậy thì dân nào mà chẳng theo! Chính kẻ viết đã vài lần chứng kiến cảnh dân chúng các làng xã đầu Huyện Tiên Lãng, Kiến An, sau sát nhập vào Hải Phòng, kéo nhau tới khiêng, vác, gánh gồng một cách…” hồ hỡi, phấn khởi " tưởng như đã chết  nay được sống lại. Tin đồn nhanh lắm, ngay ngày hôm sau , dân chúng làng tôi ở ngay phố Huyện Tiên Lãng cũng kéo nhau tới vùng đó, gần chục cây số (kilometer) để …” xếp hàng " lên cầu gỗ đầu này, lấy những thứ mình thích, rồi lũ lượt từ tàu thuyền đi lên bằng cầu gỗ ở đầu phía kia…Cộng sản khôn ngoan, mưu lược, thủ đoạn như thế cho nên đã chinh phục được khối dân chúng đông đảo, không những bằng cách khích động lòng yêu nước, đánh Tây, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc mà còn qua con đường " lãnh đạo bao tử quần chúng " nữa. Người dân lúc đó đại  đa số không cần biết cộng sản là cái thứ gì, họ chỉ cần được no cơm, ấm áo, không bị áp bức, bóc lột, thoát cảnh nô lệ của  Pháp, của Nhật mà thôi

    * Nhật bắt buộc phải đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng Đồng Minh ngày 13-8-945, sau khi 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống, đánh xụp 2 thành phố lớn và quan trọng về chiến tranh của Nhật là Hiroshima và Nagasaki. Mặt Trận Việt Minh của Đảng Cộng Sản, với Hồ Chí Minh là Lãnh Tụ, lãnh đạo về chính trị, liên lạc với quốc tế, Liên Sô, có Võ Nguyên Giáp lãnh đạo lực lượng quân sự đã đáng kể, một bên là Đại Việt Quốc Gia Liên Minh, một Mặt Trận quốc gia bao gồm nhiều đảng phái mà nòng cốt là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Xã, tranh nhau giành chính quyền. Như trên đã nói, Mặt Trận Việt Minh, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, có cơ sở ở khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê cho nên lúc này, cộng sản mạnh hơn, nhanh tay hơn, chỉ huy các cuộc nổi dậy cướp chính quyền ở hầu hết khắp nơi, ở tỉnh thành cũng như ở các phủ huyện. Ngay lúc đó, người anh ruột của tôi đã lãnh đạo cướp chính quyền  tại Huyện Tiên Lãng một cách dễ dàng…Chỉ từ 15 đến 19 tháng 8-1945, bộ máy chính quyền mới coi như nằm gọn trong tay Việt-Minh Cộng Sản. Ngày 25 tháng 8 vua Bảo Đại thoái vị (abdicated), chính phủ Trần trọng Kim bị giải tán và ngày 2- 9-1945, chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, có các nhân vật thuộc cơ quan OSS của Hoa Kỳ đứng bên cạnh, ra mắt dân chúng Hà Nội, tuyên bố sự khai sinh nền Độc Lập  của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (September 2- 1945, in Hanoi, with American OSS Officials at his side, Ho Chi Minh proclaims the Independent Democratic Republic of Vietnam…) trong bầu không khí Cách Mạng, giải phóng dân tộc sôi nổi như muốn làm vỡ tung Hà Nội … Hoa Kỳ thì phân vân, khó xử : không muốn chế độ thuộc địa của Pháp tồn tại, nhưng Hoa Kỳ cũng không muốn Việt Nam rơi vào quỹ đạo của Phong trào cộng sản Quốc Tế, một mối đe dọa còn nguy hiểm hơn cả Phát Xít Đức-Ý-Nhật nữa     (… the U.S. Government at this time is in a quandry: not wanting to support French colonialism but not wanting to turn Vietnam over to a communist administration…), nhưng biết làm sao vào lúc này ? 


  - Cuộc tổng khởi Nghĩa bùng ra ở Hà Nội -               

    Hoa Kỳ quả thực đã nhận ra cái thế… tiến lên chẳng được, lùi lại cũng chẳng xong. Thôi, đành chấp nhận một thực tế không sao tránh được, nhưng Hoa Kỳ không ngờ rằng chính quyền cộng sản đó ra đời lại phát triển cùng với chính quyền cộng sản Trung Quốc sau này (1949) và các lực lượng cộng sản nhỏ bé hơn tại nhiều quốc gia Á Châu ( nhất là Bắc Triều Tiên, Phi Luật Tân lúc đó…) đồng loạt đứng vào hàng ngũ cộng sản quốc tế để đối đầu với mình, gây cho Hoa Kỳ những khó khăn, thiệt hại quá lớn lao sau này. Chỉ vì trước đây, cần đánh những trận lớn, quyết định với Nhật tại Á Châu Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ phải trợ giúp lực lượng cộng sản này để an tâm ở phía sau… Sau này, biết bao nhiêu tài liệu, sách báo, đã nhắc lại  “ sai lầm chiếm lược – strategical blunder “ này đã cho Hoa Kỳ và Đồng Minh Tây Phương nhận ra  rằng : Đối đầu với lực lượng cộng sản khôn ngoan, xảo quyệt, mưu mô, tàn bạo, độc ác, luôn luôn chủ trương “ bất cứ phương tiện nào cũng tốt hết, miễn sao đạt được mục đích (La fin justifie les moyens) “ thì mọi sự chậm trễ, nhân nhượng, thỏa hiệp, thiếu quyết tâm, e ngại trong quyết định sử dụng võ lực để đối phó, để đánh thắng cộng sản…thì  tất cả chỉ là thua thiệt, thất bại chua cay, dẫn đến những thiệt hại tiếp nối, không ngay trước mắt thì cũng là trong tương lai ngắn hạn…    

        Lúc đó, các Đảng phái quốc gia  rõ ràng không theo kịp, cơ sở quần chúng chưa đủ mạnh, chưa nắm vững và quyết định kịp thời trước tình hình biến đổi quá nhanh chóng nên đã bỏ mất cơ hội ngàn năm một thuở, để cho đất nước Việt Nam phải đắm chìm trong một thứ địa ngục trần gian, và dân tộc mình chới với trong bể khổ của một chế độ cai trị bạo tàn, khắc nghiệt, vô nhân đạo, chạy theo cái " lý thuyết không tưởng - utopian theory " của Karl-Mark và Lenin cho tới tận bây giờ …

                                                                                                              San Diego, California

                                                                                                      Phan Đức Minh (HNPD)

 Ghi chú :  Bài viết này đã đem lại cho tác giả P.Đ.M. giải thưởng văn học thứ 16 - trong đó có 5 giải là của Báo chí Mỹ và 2 Hội nhà Thơ Hoa Kỳ & Quốc Tế (American & International Societies of Poets), trong dịp Lễ Công Bố Kết Quả cuộc Thi của " Viet Democratic Side’s International Forum " tại Toronto - Canada, nhân dịp Tết Kỷ Sửu - 2009. Cuộc thi này dành cho người Việt sống bất cứ nơi nào trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Hội đồng giám khảo gồm nhiều Giáo sư danh tiếng, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Bá Long – Canada,Tiến sĩ  Lê Mộng Nguyên – Pháp quốc, Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên – Thụy Sĩ vv….