Thursday, April 23, 2020

CÓ MỘT THỜI VIỆT NAM TỪNG VĂN MINH NHƯ NHẬT

Tháng 9 năm 1987 tôi rời Hà Nội vô Sài gòn nhận công tác, chỗ tôi dừng chân tá túc đầu tiên là cổng Phi Long (khu vực Lăng Cha Cả). Cũng là Việt Nam nhưng Sài Gòn tạo cho tôi những cảm xúc choáng ngợp và kinh ngạc, không phải vì Sài Gòn giàu có, cái mà tôi choáng ngợp chính là sự văn minh, lịch thiệp và tử tế của người dân Sài Gòn.

Trái ngược với dân Hà Nội, người Sài Gòn rất tử tế và thật lòng, mỗi lần đi chơi không biết đường về, khi chúng tôi hỏi đường, mọi người dường như không nề hà, chỉ bảo ân cần, nếu họ không biết, họ hỏi người khác rồi tận tình hướng dẫn cho chúng tôi. Người Sài Gòn niềm nở dễ mến, ào ào nhưng nhân hậu và thật lòng. Đi uống cà phê, đầu tiên nhân viên ra lau bàn sạch sẽ rồi mới nhẹ nhàng hỏi khách: “Anh uống (ăn) gì ?”, khi thanh toán cũng thật nhẹ nhàng, thối tiền tử tế cho khách xong bao giờ cũng có câu: “Cám ơn anh! Lần sau nhớ ghé quán em”. Có thế thôi, nhưng đối với tôi, lần đầu không khỏi kinh ngạc, vì Hà Nội không bao giờ được nghe những câu như thế. Đi mua bán, đi chợ ở Sài Gòn, câu cửa miệng thường trực của các tiểu thương người Sài Gòn là “Cám ơn…! Lần sau nhớ ghé”. Thật! Buôn bán như vậy thì làm sao mà không có lần sau kia chứ(!).

Một lần tôi ghé nhà thằng “lính” (cấp dưới tôi) ở Thủ Đức, nó là dân gốc Sài Gòn. Điều làm tôi kinh ngạc nhất là khi thằng em trai nó đi học về, nó khoanh tay cúi gập người và chào một lượt quanh nhà: “Con thưa má, thưa ba con đi học về!”, “Em chào anh ba em đi học về”. Quay sang tôi, nó khựng lại giây lát rồi chào: “Em chào anh… em mới đi học về!”

Chưa hết đâu, không phải chỉ người Sài Gòn, khi tôi về vùng huyện Đất Đỏ, tỉnh Đồng Nai (nay thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), vùng quê chân chất nhưng cũng văn minh không kém. Hôm đó tôi đi coi hát (xem cải lương), tôi rất kinh ngạc khi mọi người rất trật tự, không la ó, chen lấn xô đẩy hoặc sàm sỡ con gái, phụ nữ như ngoài Bắc, họ vỗ tay tán thưởng ca sỹ những đoạn ca dài hơi hoặc ca hay. Tôi rất ngạc nhiên các bạn ạ!
Trên đây tôi chỉ sơ lược được vài điều khiến tôi “kinh ngạc” vào thời điểm đó. Kinh ngạc trước những cái mà nhà trường hồi đó đã dạy tôi.

Đấy, các bạn thấy đấy, đã “giải phóng” được 12 năm nhưng người Sài Gòn vẫn giữ được nét văn minh lịch sự vốn có của họ. Nhưng, cho đến nay thì có thể do “Bắc hoá” nên hầu như những nét văn minh đó đã trở thành quá khứ.

Quay trở lại điều tôi muốn nói, mấy ngày nay, tràn ngập các trang mạng là hình ảnh lãnh đạo và nhân viên của cây xăng Nhật bản IQ8 cúi gập người chào và cám ơn để tỏ lòng tri ân khách hàng, người thì ca tụng, kẻ thì chê bai họ “làm màu” với nhiều ý kiến trái chiều. Việc báo chí và các trang mạng “lên đồng” với hành động mà nhiều người thấy lạ của ông Hidoki Honfo đứng dưới mưa gập người chào khách có phải là điều bất thường không(?) Xin trả lời là không(!) Điều bất thường lại là chính chúng ta, Việt nam ta đã từng như thế, cũng văn minh không kém người Nhật tý nào. Nhưng chỉ có điều… những điều như thế đã trở thành quá khứ(!).
Theo trithucvn.net

Wednesday, April 15, 2020

45 NĂM THÁNG TƯ ĐEN - HÌNH ẢNH THÁNG 3 & 4 NĂM 1975

Tại Tuy Hòa , Vạn Ninh (Tỉnh Phú Yên, Tỉnh Khánh Hòa)
Ngày 23-3-1975 phần đuôi đoàn xe di tản bị mắc kẹt trên Tỉnh Lộ 7 gần quận Phú Túc, cách Thành Phố Tuy Hòa khoảng 40 km về phía tây, vì pháo cọng sản bắn vào đoàn xe ở phía trước








Bà mẹ mất con tại Tuy Hòa. Ngày 25 - 3 – 1975


Ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Vạn Ninh, Ninh Hòa.
Những người dân chỉ có vài món đồ trên lưng , tức tưởi dẫn gia đình trốn chạy cộng sản

Tại Nha Trang


Ngày 31 - 3- 1975 tại phi trường Nha Trang



Trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi phi trường Nha Trang ngày 31 - 3- 1975
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé



Phi trường Nha Trang Ngày 1 - 4- 1975



Ngày 2 - 4- 1975. Trong cảnh di tản ra khỏi Nha Trang. Một người dân đang đu trên cánh cửa máy bay







3 giờ sáng Ngày 30 - 3 - 1975. Chiếc HQ 802 cập bến cãng Cam Ranh



... đến 8 giờ tối Ngày 30 tháng 3 năm 1975, nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình, rời cảng Cam Ranh để về Vũng Tàu






Hai ngày sau, là ngày 3-4-1975. Tàu HQ 802 đang trên biển Đông



Ngày 2 tháng 4 ngăm 1975 Nha Trang thất thủ

Tại Phan Rang , Phan Rí

Tại Phan Rang . Ngày 16 tháng 4 năm 1975.



Tại Cửa Phan Rí . Ngày 18 tháng 4 năm 1975.


Tại Xuân Lộc

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, đồng bào bỏ chạy khi việt cộng tới Xuân Lộc và người thanh niên xấu số này đã gục ngã trong vòng lửa đạn trên quốc lộ 1



Ngày 13 - 4 - 1975.


























Tại Xuân Lộc


Ngày 14 - 4 - 1975, em trai này di tản một mình bằng chiếc xe lăn trên đoạn đường dài từ Xuân Lộc, đang di chuyển trên quốc lộ 1



Ngày 14-4-1975 , dân chúng Xuân Lộc chạy hổn loạn tranh dành leo lên chiếc trực thăng.



Ngày 15 - 4 - 1975


















Ngày 23 tháng 3 năm 1975 tại Xuân Lộc






Ngày 31 - 3 - 1975



Ngày 23 tháng 3 năm 1975 Xuân Lộc thất thủ

Tại Lâm Đồng , Long Khánh


Ngày 15 tháng 4 năm 1975, tại tuyến phòng ngã ba Dầu Giây



Ngày 19 - 3 - 1975, trên quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Tiếng



Ngày 20 - 4 – 1975, Quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Giây



Ngày 20 - 4 - 1975 tại Dầu Tiếng






Ngày 21 - 4 - 1975, dân chúng Long Khánh chạy tránh cộng sản












Ngày 21 - 4 - 1975, người chồng cuả phụ nữ này bị trúng đạn pháo kích của cộng sản






Ngày 21 - 4 - 1975, cộng sản vô tới Long Khánh



Ngày 21 tháng 4 năm 1975 Long Khánh thất thủ

Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cộng sản


Một chiếc tàu vận tải Vishipco chở số người tị nạn nặng trĩu từ miền trung khi cộng sản tràn vô



Một chiếc thuyền tị nạn ở miền trung



Người chạy giặc chỉ có đôi giày, vài cái túi, và một cái radio



Một gia đình dắt dìu nhau chạy giặc từ miền trung tránh đợt tấn cộng của cộng sản



Gia đình và trẻ em chạy giặc từ miền trung vào nam trong ngày cuối tháng 4 năm 1975



Hai em bé lạc loài trong dòng người di tản



Với chút hành trang còn lại người cha cõng đứa con chạy trốn cộng sản ở Trảng Bom ngày 23 - 4 -1975

Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cộng sản


Dân chúng chen chúc tìm lối thoát tại các bến tàu









Ngày 21 – 4 - 1975, người dân Sài Gòn lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu tị nạn












Vòng đai thành phố Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã bị vây chặt bởi nhiều sư đoàn của cộng sản

Tại Sài Gòn


Ngày 24 - 4 - 1975. cộng sản đã ném bom vào Sài Gòn



Lúc 3 giờ 30 Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cộng sản pháo kích vào thành phố Sài Gòn












Ngày 28 - 4 - 1975, cộng sản tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn









Ngày 28 - 4 – 1975, Xác T-54 trên đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả









Ngày 29 tháng 4 năm 1975, một chiếc trực thăng đáp trên sân thượng nhà 4 tầng của người dân trên đường Truơng Minh Ký
Tại Bến Sông Bạch Đằng


Người dân Sài Gòn tìm đường thoát trên bến phà Thủ Thiêm trên bến sông Bạch Đằng



Ngày 28 - 4 - 1975, người dân leo qua hàng rào bến cảng để trốn thoát khỏi Sài gòn



Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Toà Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng, thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây






Và những người sài Gòn đang liều mạng trèo lên các xà lan tại bến cảng Sài Gòn họ cố gắng trốn thoát khỏi cộng sản



Ngày 29 - 4 - 1975



Một bé trai đầu đội mũ lính, trên lưng cõng một đứa bé lạc loài trong đoàn người di tản



Sài Gòn vào những ngày cuối tháng Tư năm 1975 như một cái chảo đặt trên lửa đang nóng dần lên và dân chúng như đàn kiến loi ngoi trong đó không lối thoát