Friday, December 4, 2015

CHUYỆN NGƯỜI VỢ TÙ 32 NĂM NUÔI CHỒNG

Anh TRẦN CHẤN THANH Trung đội 212 là người cầm cờ Đại đội và dự bị trong toán Quốc Quân kỳ, ra trường Anh phục vụ trong binh chủng Quân cảnh.
Hiện tại Gia đình Anh đang cư ngụ tại LITTLE SAIGON Nam CALIFORNIA.
 
Chuyện người vợ tù 32 năm nuôi chồng
Monday, March 14, 2011 6:27:19 PM








 Chuyện Gần - Chuyện Xa


Huy Phương/Người Việt

6 năm trong tù và 26 năm liệt nửa người trên giường bệnh

Năm 1966, tại trường trung học tư thục Hưng Ðạo, Saigon có hai cô cậu học trò thương nhau. Cậu là Trần Chấn Thanh, người Long Mỹ, Cần Thơ, và cô là Huỳnh Thị Diệu, ở Hậu Nghĩa lên Saigon trọ học. Ba năm sau, tốt nghiệp trung học, họ cử hành hôn lễ và năm 1971, anh Thanh bị động viên vào khóa 1/71 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức. Ra trường, nhờ có vóc dáng cao to, Thanh được tuyển vào binh chủng Quân Cảnh và được điều động ra trại tù binh Phú Quốc.

Trong những ngày cuối cùng trước khi miền Nam thất thủ, Trần Chấn Thanh mang cấp bậc thiếu úy làm việc tại Tiểu Ðoàn 7 Quân Cảnh đóng tại Saigon và Huỳnh Thị Diệu là nhân viên của Nha Thương Cảng. Gia đình này lúc đó đã có ba cô con gái.

                             Vợ chồng ông bà Trần Chấn Thành. (Hình: Huy Phương/

Sau tháng 4 năm 1975, là một sĩ quan miền Nam, Thiếu Úy Thanh đã bị tập trung qua các trại tù Katum, Trảng Bom, Suối Máu gần 6 năm. Ra tù được vài tháng, Thanh tham gia một tổ hợp xây dựng, làm thợ phụ hồ để phụ với gia đình kiếm sống. Vào tháng 10 năm 1985, trong khi đang đứng làm việc trên một giàn giáo cao 10 thước, giàn giáo gãy và Thanh bị rơi xuống mặt đất, bất tỉnh, đầu và xương sống bị chấn thương nặng. Thanh được chở đi cấp cứu tại bệnh viện Sàigòn, nhưng vì vết thương ở đầu, Thanh lại được chuyển qua bệnh viện Chợ Rẫy. Trong quá trình mang đi cấp cứu, thay vì phải bảo vệ phần xương sống cho bệnh nhân, Thanh lại được chở đi bằng xích lô nhiều chặng, khiến tủy sống bị tổn thương, nửa phần thân thể, từ bụng trở xuống bị tê liệt, không cứu vãn được. Gia đình nạn nhân không hề được một đồng bồi thường nào của chủ thầu, sau khi được biết tin anh liệt nửa người, y bỏ trốn qua làm ăn bên đất Miên.
Trong hoàn cảnh chồng liệt giường, ba con còn nhỏ, chị Thanh phải mở tiệm bán củi, bán gạo thêm tại nhà kiếm thêm lợi tức để lo thuốc men cho chồng. Với khí hậu nóng nực của Saigon, chỗ bị liệt không xoay trở được, anh Thanh bị hoại tử phần thịt ở mông, vết thương lở loét mà không có thuốc trụ sinh, không có băng bông. Phần khác, việc tiêu tiểu không kiểm soát được nên vấn đề săn sóc người bệnh trở thành một gánh nặng cho thân nhân anh Thanh. Không chỉ có người vợ tận tình săn sóc chồng, mà đến cả người em gái vợ, sống chung nhà, trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình người chị, cũng bỏ qua nỗi thẹn thùng, đem tấm lòng thương người ra để lo chuyện vệ sinh cho anh. Phần vợ anh Thanh, chi Diệu, thì mắc bệnh tim bẩm sinh, thường hay bị té xỉu.
Hoàn cảnh đen tối của gia đình Trần Chấn Thanh càng ngày càng đi sâu vào tuyệt vọng, nếu không có chương trình nhân đạo của chính phủ Mỹ cứu vớt những người tù VNCH trong các trại tập trung của Cộng Sản, sự sống của Trần Chấn Thanh sẽ ra sao? Mặc dù ở ngay tại Saigon, gia đình anh Trần Chấn Thanh, một phần không có khả năng chạy dịch vụ, một phần ngần ngại trước viễn ảnh cuộc sống ở Mỹ khi cả hai vợ chồng đang lâm vào hoàn cảnh đau yếu bệnh tật như thế, lại có một cháu gái đã lập gia đình, nên cho mãi đến năm 1996, gia đình cựu Thiếu Úy Trần Chấn Thanh mới lên đường đến Mỹ theo danh sách H.O.40.
Một bác sĩ của IOM đã tháp tùng săn sóc anh Trần Chấn Thanh trên chuyến bay từ Saigon đến San Francisco, rồi đến phi trường John Wayne. Ðến Mỹ, nhờ các tiện nghi về y tế, vết thương lớn sau lưng Trần Chấn Thanh đã được chữa khỏi. Anh có thuốc men đầy đủ, được cấp giường bệnh, xe lăn, tã lót, và mỗi ngày có 4 giờ cho người đến săn sóc tại nhà. Năm 2000, người vợ tù Trần Chấn Thanh cũng đã được mổ tim và điều trị hết căn bệnh ngất xỉu.
Từ một hoàn cảnh tuyệt vọng của một người bị liệt nửa người, vết thương rỉ máu, anh Trần Chấn Thanh đã bước đến một đời sống, tuy không bình phục như ngày chưa bị tai nạn, nhưng được an ủi vì nền y tế nhân đạo tại Mỹ dành cho những người kém may mắn như anh. Nước Mỹ đem anh Trần Chấn Thanh đến đây, không hy vọng gì ở sự đóng góp của anh cho nước Mỹ mà hoàn toàn vì chính sách nhân đạo, nếu không, anh đã không còn sống cho đến ngày hôm nay. Cũng chính vì vậy, mà cách đây ba năm, khi gặp gỡ bà Khúc Minh Thơ, một người vận động cho chương trình ra đi của những người tù chính trị, chị Huỳnh Thị Diệu đã không cầm được những giọt nước mắt tri ân của người vợ tù đã trải qua những ngày dài bất hạnh.
Ngày nay, gia đình cháu gái đầu lòng của chị đã được sang Mỹ sum họp với đại gia đình đang sống với anh chị Thanh, góp thêm phần săn sóc, gần gũi cha mẹ. Gia đình anh Trần Chấn Thanh may mắn có ba người con rể, tất cả đều hiếu thuận, những lúc cần đỡ anh Thanh lên xe đi bác sĩ đều nhờ các cháu, chứ phần chị không làm nổi. Mỗi tháng hai lần, các cháu rể cũng đẩy xe cho anh đi lễ chùa Hương Tích gần nhà.
Phần chị Diệu, một người vợ lính, một người vợ tù, chị đã bươn chải để nuôi anh trong 6 năm tù, lại vất vả lo nuôi anh, một người chồng chỉ còn hoạt động một nửa người phần trên với chiếc đầu và hai tay, trong 11 năm tại Việt Nam và 15 năm trên đất Mỹ. Sự hy sinh và chịu khổ của những người đàn bà Việt Nam như chị Diệu đáng cho chúng ta phải khâm phục. Chị mang tấm lòng hoan hỷ của một người hiểu Phật Pháp: “Ðây là nghiệp của anh phải trả, và là nợ của mình chưa hoàn tất, vui vẻ mà chấp nhận.”
Còn anh Trần Chấn Thanh, 6 năm tù đày và 26 năm nằm liệt trên giường, anh nghĩ sao? “Chúng tôi vẫn yêu nhau như những ngày còn đi học ở trường Hưng Ðạo, Saigon. Tôi chỉ biết cám ơn Diệu và cám ơn nước Mỹ!”
Cũng không thấy anh tỏ vẻ buồn phiền, anh nói thêm: “Người ta thường nói: Vợ chồng cùng tuổi (Kỷ Sửu), nằm duỗi mà ăn, tôi nằm duỗi tính đến nay đã 25 năm rồi, chỉ tội cho vợ tôi.”
Anh chị cầm tay nhau, cười với nhau mà không thấy ngượng ngùng như những đôi vợ chồng già khác. Ðúng vào lúc ấy, tôi bấm máy để chụp một tấm ảnh cho bài báo này.

NGUỒN : Báo Người Việt California
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=128145&zoneid=247  

Tuesday, November 3, 2015

NHỚ BẠN BÈ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Mũ Xanh PHẠM TIẾN 
(đại đội 23 / K 1/71)


       Đã từ lâu tôi có một ước nguyện là trở lại thăm chiến trường xưa của vùng hỏa tuyến, nơi mà tôi đã tham dự những trận chiến ác liệt nhất của mùa hè 1972, nhớ lại từng bước chân đi, những tình cảm trong hoàn cảnh mà cái sống và cái chết gần nhau trong gang tấc, sau đó  được thắp nén nhang cho các đồng đội đã nằm xuống nơi đây vì lý tưởng, cầm súng chiến đấu để bảo vệ miền Nam tự do trước đây.
     Chiếc máy bay Air Bus A340 rời khỏi phi đạo của phi trường Seattle  vào lúc 2 giờ sáng. trễ mất 1 tiếng đồng hồ. Đáng lý ra chuyến này khởi hành lúc 1 giờ sáng ngày thứ Tư 28 tháng 2 năm 2007.

Monday, October 26, 2015

KHÓA 1/71 TỰ LẬP


 
      

  TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC

 KHÓA 1/71 SINH VIÊN SĨ QUAN TRỪ BỊ

 TIỂU ĐOÀN 2 

 ĐẠI ĐỘI 21 - ĐẠI ĐỘI 22 - ĐẠI ĐỘI 23

TIỂU SỬ
 
KHÓA 1/71 TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC
       
BẢN TÊN MÀU CỦA KHÓA

Động viên nhập khóa vào ngày 08 tháng 2 năm 1971, thụ huấn giai đoạn 1 tại Trung tâm Huấn luyện Quang Trung 3 tháng.

Ngày 09 tháng 5 năm 1971 chuyển đến Trường Bộ binh Thủ Đức tập huấn giai đoạn 2. Cùng nhập chung với Khóa 1/71 còn có tài nguyên khóa 2/71 và khóa 3/71 gồm các sinh viên đã có chứng chỉ tham dự khóa Huấn luyện quân sự học đường.

Tổng số Sinh viên sĩ quan thụ huấn gần 500 khóa sinh chia thành 3 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 2 gồm các Đại đội 21,  Đại đội 22 và Đại đội 23.

Bảng tên trên áo của khóa là nền xanh da trời chữ đỏ.

Sau 9 tuần huấn nhục khóa được gắn ALFA ngày 10 tháng 7 năm 1971.

Trong thời gian thụ huấn khóa đã về ứng chiến 2 lần tại Thủ đô Sài Gòn vào tuần bầu cừ Tổng thống,Quốc hội và Lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ II của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.

Mãn khóa ngày 04 tháng 12 năm 1971 do Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa và đặt tên khóa là KHÓA TỰ LẬP.


Trong bài diễn văn của Tổng thống, Tổng thống đã tuyên bố lập trường bốn không: không chấp nhận, không thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho cộng sản.

                                                          SĨ QUAN CÁN BỘ TIỂU ĐOÀN 2
                                                                                  Tiểu đoàn trưởng
                                                                       Thiếu tá NGUYỄN NHƯ SƠN
                   ĐẠI ĐỘI 21                                                ĐẠI ĐỘI 22                                              ĐẠI ĐỘI 23
            Đại đội trưởng                                              Đại đội trưởng                                            Đại đội trưởng 
Đại úy NGUYỄN VĂN NHÂM                  Đại úy NGUYỄN VĂN PHÁT                       Đại úy TRẦN VĂN MINH
                   Đại đội phó                                                  Đại đội phó                                                 Đại đội phó
Trung úy  NGUYỄN ĐỨC THỌ                      Trung úy TÂN GIA LẬP                          Trung úy TRẦN ĐỨC MINH
                 Trung đội 211                                            Trung đội 221                                             Trung đội 231
Trung úy NGUYỄN ĐỨC THỌ                      Thiếu úy VÕ HỒNG TÂM                         Trung úy TRẦN ĐỨC MINH
                 Trung đội 212                                            Trung đội 222                                             Trung đội 232
Thiếu úy TRẦN CÔNG KHANH                      Thiếu úy LÊ HỮU ĐỨC
                Trung đội 213                                            Trung đội 223                                             Trung đội 233
  Thiếu úy NGUYỄN VĂN BÉ                         Trung úy TÂN GIA LẬP
                Trung đội 214                                            Trung đội 224                                             Trung đội 234
  Thiếu úy PHẠM VĂN PHÁP                      Thiếu úy PHAN VĂN XUẤT                        Thiếu úy ĐỖ THẾ LỊCH


ĐẠI ĐỘI 23

 
ĐẠI ĐỘI 21
Hình Tiểu đội 3, Trung đội 211
Hàng đứng : Nguyễn Ngọc Minh - Trần Nhuệ Phong - Nguyễn Văn Kính
Hàng ngồi : Đoàn Văn Hùng - Lâm quang Hoàng - Nguyễn Tự Trọng

THAO TRƯỜNG VANG TIẾNG GỌI

Friday, October 9, 2015

THAO TRƯỜNG VANG TIẾNG GỌI

Nhạc sĩ : TRẦM TỬ THIÊNG


Một hai ba bốn...một hai ba bốn 
 
Đây khúc ca vang lên nơi quân trường đầy hào hùng
Vai ghé vai ta đua tài trong tình thân ái
Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm
Thao trường đổ mồ hôi
Thao trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu
Chiến trường bớt đổ máu
 

Cố lên cố lên dù nhọc nhằn
Da chan mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh.

Anh em ơi...
Anh em ơi
Đem sức trai nêu chí hùng lưu tiếng ngàn thu.
Anh em ơi...
Anh em ơi 
Ta quyết thề đem mồ hôi rửa sạch hận thù.

Thao trường đổ mồ hôi
Thao trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu
Chiến trường bớt đổ máu

Cố lên cố lên dù nhọc nhằn
Da chan mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh.

Thursday, October 8, 2015

VIẾT TỪ KBC 4100

Tác giả: Lê Huy

KBC. 4100, ngày... tháng... năm...

Mận mến,

Nhận được thư này chắc là Mận ngạc nhiên lắm phải không!?

Vậy mà thoắt cái Thái đã khoát áo lính được hơn ba tháng nay rồi, tháng ngày qua nhanh quá, Mận há! Thư này Thái viết từ trường Bộ Binh Thủ Đức trên đồi Tăng Nhơn Phú đó Mận à! Tên cái đồi này đâu có lạ gì với đám thanh niên và học sinh sinh viên mình phải không.

Mận ơi, lẽ ra là Thái viết thư này cho Mận ngay từ mấy tuần đầu Thái đến trình diện Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ ở đường Lê Văn Duyệt nhưng cứ chần chừ hoài. Chần chừ vì Thái thấy mình lúc này nó... “sao sao” ấy. Hơn nữa nếp sống mình bị thay đổi quá đột ngột, từ một “tên học trò chân chỉ hạt bột” trở thành “chú lính mới tò te” với mái tóc húi cua như chú vịt con trông... ngố lắm.

Tiếp đến là hơn hai tháng học... làm lính ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ở Hốc Môn -- cái lò luyện thép đó mà. Hai tháng học làm Binh... Ba này – chớ chưa được gọi là Binh Nhì nữa à – đã làm cho chú lính nhí Thái này bị tối tăm mặt mũi, bị ngơ ngác khờ khạo và xác xơ đến tội nghiệp... Mà cũng xui là Thái bị lọt ngay vào cái tiểu đoàn mẫu... hắc hám quá trời quá đất -- Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ với câu hát được đổi lời chút ít là “Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ sống dại sống khùng... ”, thay vì “Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ sống mạnh sống hùng...”. Tốt nghiệp... Binh Nhì xong, Thái và các bạn đồng khóa được chuyển về Trường Bộ Binh Thủ Đức – dĩ nhiên cũng là cái lò luyện thép, nhưng cấp cao hơn -- để tiếp tục học làm quan... nhí -- tức là Chuẩn Úy... Sữa đó, Mận à.

Nhớ lại, vào năm đó, tình cờ hai đứa mình quen nhau ở quán chè vĩa hè đường Trần Bình Trọng -- Chợ Quán. Và cũng thật tình cờ là tụi mình lại cùng học chung năm dự bị Toán Lý Hóa Đại Cương trong cái giảng đường Đại Học Khoa Học to lớn rộng thênh thang ấy. Bất ngờ, Mận gợi ý là trong hai đứa mình đây, hễ ai đến trường trước là phải “xí” chỗ cho người đến sau. Thấy... “trúng ý” mình, Thái đồng ý ngay. Ngu gì không đồng ý phải không! Vậy là ngày nào Thái cũng “tình nguyện” hí hửng đến trước rồi đặt sách để “xí” chỗ cho hai mình. Và hình như ngày nào Mận cũng... cố tình đến... muộn. Ơ... Mà biết đâu Mận cũng đến sớm, nhưng lại núp ở đâu đó để... rình xem Thái có... chịu khó đến sớm không nè! Nhớ lại mà thấy vui chi lạ, Mận há!

Mấy năm gần đây, một số sinh viên thân Cộng và tay sai Việt Cộng nằm vùng như Lê Hữu Bôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Luật Sư Ngô Bá Thành... đã “xuống đường xách động đấu tranh phản chiến”. gây xáo trộn ở hậu phương, làm suy giảm tinh thần chiến đấu của chiến sĩ mình nơi tiền tuyến.

Thế rồi bất ngờ biến cố Mậu Thân nổ ra, giao tranh ác liệt xảy ra khắp nơi, bom đạn nổ ầm ầm gieo tang tóc chết chóc cho dân lành vô tội. Đó là do lũ giặc Cộng tráo trở nuốt lời cam kết hưu chiến ba ngày Tết cho người dân yên lòng ăn Tết. Chúng trắng trợn tấn công hầu hết các thành phố miền Nam. Nhưng cuối cùng thì chúng cũng bị quét sạch ra khỏi các thành phố thân yêu của mình.

Khi tình hình lắng dịu, các trường Trung và Đại Học toàn miền Nam đều rầm rộ nô nức tham gia chương trình Huấn Luyện Quân Sự Học Đường với mục đích là tập cho học sinh sinh viên quen dần với tình trạng chiến tranh, để khi cần thì sẵn sàng lên đường nhập ngũ tòng quân, đánh giặc giữ nước.

Kể Mận nghe, hồi đó trong “đội quân học trò” ấy, Thái thấy mình oai lắm trong bộ đồng phục ka-ki vàng có cầu vai với cái mũ ca-lô đội nghiêng nghiêng một bên đầu coi thấy ngầu hết xẩy luôn. Mà không ngầu sao được vì nhớ có lần Thái rủ Mận đi ăn kem ở công trường Mê Linh có tượng Hai Bà Trưng tại bến Bạch Đằng đó, Mận vui vẻ nhận lời ngay vì có... lính ngầu làm gác-đờ-co cho, sợ gì, phải không!

Suốt mấy tuần tập làm lính đó, các sinh viên sĩ quan – tụi mình gọi là Cấp Trưởng -- từ quân trường Thủ Đức đến huấn luyện cho sinh viên nhà trường. Mấy ông sinh viên sĩ quan này ông nào ông nấy đen như cột nhà cháy mà lại rắn chắc khoẻ mạnh lắm -- tụi Thái gọi là mấy ông Thần Nước Mặn -- nghiêm dễ sợ, có cạy môi cũng chả thấy chút nụ cười mím chi nào hết, mặt mày lúc nào cũng lạnh như tiền. Ăn nói gãy gọn dứt khoát – “Một là một, hai là hai”. Cứ luôn lập đi lập lại câu “Thi hành trước, khiếu nại sau”. Thật đúng là phong cách nhà binh. Mới đầu Thái cũng “hầm” trong bụng lắm chớ, vì “nó” ngang ngang ngược ngược làm sao ấy, nhưng đó là kỷ luật quân đội mà, mình phải răm rắp thi hành thôi. Nếu không thì sẽ xài đến kỷ luật – “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội” mà.

Các bộ môn quân sự đều được huấn luyện cấp tốc. Nào là tập thao diễn cơ bản sao cho các động tác đều phải rập ràng đồng loạt; vừa đếm nhịp đi đều bước vừa hát những bản hùng ca theo nhịp quân hành. Nào là tập tháo ráp súng, tập bắn súng với đạn mả tử là loại đạn giả dùng để huấn luyện. Lâu dần học sinh sinh viên cũng quen đi. Riết rồi Thái mê... lính hồi nào hổng hay đó, Mận à!

Và những bài hùng ca đã cuốn hút Thái vào nhịp quân hành, tưởng như mình đang ở trong một đoàn hùng binh nào đó

Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang
Đi đi đi lời thề nguyền tung gươm thiêng thi gan trai
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi
(Lục Quân Việt Nam – Văn Giảng)

Niên khóa 67 – 68 này, ngay tại Đại Học Khoa Học này nhóm sinh viên thân Cộng của Miên Đức Thắng ra tranh cử vào Ban Đại Diện Sinh Viên với liên danh của Phạm Hào Quang. Kết quả, được sự ủng hộ hết mình của Giáo Sư Khoa Trưởng Nguyễn Chung Tú và đa số sinh viên trong trường, liên danh của Phạm Hào Quang đắc cử. Nghe nói, niên khóa sau nhóm của Miên Đức Thắng chạy qua “núp bóng” bên Đại Học Vạn Hạnh.

Có lần đại đội Thái được xe GMC chở đi tập bắn đạn thật ở trường Bộ Binh Thủ Đức. Khi đoàn xe lăn bánh trực chỉ về đồi Tăng Nhơn Phú, cả đại đội khoái quá cất tiếng hát vang

Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành
(Xuất Quân -- Phạm Duy)

Trước nguy cơ “Nước mất nhà tan” này và thấm nhuần lời dạy của các bậc tiền nhân mình “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, cũng như bao thanh niên sinh viên học sinh khác, Thái cùng một số bạn học đã ngoéo tay nhau và đồng lòng lên đường nhập ngũ tòng quân, diệt Cộng để cứu nước và giữ nước.

Bây giờ, trên đồi Tăng Nhơn Phú này, trong cái lò luyện thép KBC.4100 này, những môn mình mà đã được huấn luyện nói trên chỉ là những món “ăn chơi”, chỉ là “đồ bỏ”, chẳng có nhằm nhò gì hết so với mấy món “ăn thiệt” đầy mồ hôi nước mắt và “bả xác” ở đây. Trong một bài ca quân hành mà bọn Thái thường hát có câu

Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt bổ máu
Cố lên… ! Cố lên… !
Dù nhọc nhằn… !
Đem mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh... !
Một... Hai... Ba... Bốn...! Một... Hai... Ba... Bốn... !
(Quân Trường Vang Tiếng Gọi -- Trầm Tử Thiêng )

Mận biết không, ngay ở giây phút đầu tiên nhập vào trường lính này, tại Vũ Đình Trường bọn Thái được (bị?) các Cấp Trưởng dạy cho bài “Huấn nhục trăm cay ngàn đắng” -- đó là bài học vỡ lòng nhập môn, Mận à! Huấn nhục là cái môn “hành xác” để luyện tập sức chịu đựng dẻo dai về cả thể xác lẫn tinh thần cho khóa sinh sĩ quan, với mục đích là tạo cho người sĩ quan chỉ huy trong tương lai biết chịu đựng và nhẫn nhịn trong mọi hoàn cảnh. Có hơn một ngàn lẻ một chuyện huấn nhục “Khóc không ra nước mắt mà cười thì lại ra nước mắt” này, để Thái sẽ kể cho Mận nghe nghen.

Cứ mỗi lần chấm dứt một buổi học ngoài bãi trở về doanh trại, như để mừng là mình đã... chiến thắng một ngày một buổi “hắc ám” dưới nắng mưa bão bùng, tuy rất mệt mỏi nhưng các khóa sinh vẫn cất tiếng hát vang

Kìa đoàn quân chiến thắng trở về dưới nắng hồng
Cùng nhau hòa khúc hát thành công
Lớp áo xanh phai màu
Thấy phất phơ ngang đầu
Ngọn cờ tung bay cuối phố
(Bài Ca Chiến Thắng – Minh Duy)

Có một chuyện vui vui thế này. Khi ăn trong “nhà bàn” khóa sinh cũng phải tập sao cho nhất cử nhất động phải rập ràng đồng nhất. Cứ hai cặp đứng đối diện nhau thành một ca-rê và chờ lệnh Cấp Trưởng cho phép “Ăn trong vòng... hai phút". Trời đất... ! Hai phút qua cái xoẹt thì ăn làm sao và... ói làm sao đây... !? Và cũng vì cái “ca-rê bốn người” này mà “KBC bốn ngàn một trăm” được đổi thành “KBC bốn người một mâm”, đâu có sai chút nào phải không Mận!?

Quên nữa... Nãy giờ say sưa miệt mài viết thư cho Mận mà quên nói hôm nay là chủ nhật, vì chẳng có ai đến thăm nên Thái ở lại phòng với vài ba người bạn cũng “mồ côi” như mình, rồi buồn buồn viết thư cho Mận đây. Mấy tháng trời nay chẳng có ai lên thăm Thái ở Vườn Tao Ngộ ở Quang Trung hay Khu Tiếp Tân ở Thủ Đức gì hết. Thì Mận cũng biết rồi, Thái là... “Con Bà Phước” mà. Thấy mấy khóa sinh có người nhà hay người quen người yêu lên thăm mặt mày hí hửng, cười nói vui vẻ mà Thái nghe mình buồn... thúi ruột đó Mận à! Đã vậy Thái lại còn phải nghe đi nghe lại hoài mấy câu hát thở than này

Sao em không đến chiều nay thứ bảy
Sao em không lại đường vắng em đi
Sao em không lại... Sao em không lại...
Quân trường riêng tôi đứng đây
đếm từng chiếc lá thu bay
(Sao Em Không Đến – Hoàng Nguyên)

Ôi... Giá gì có một thứ bảy hay chủ nhật nào đó Mận đến thăm Thái vì

Tôi mong em đến tuần sau thứ bảy
cho tôi không còn tìm áo ai bay
cho tôi không còn đếm bước âm thầm
Những chiều em không đến thăm
Vì tôi biết tôi còn có em
(Sao Em Không Đến – Hoàng Nguyên)

Thôi... Thái dừng bút nghen.

Tuesday, October 6, 2015

THỜI CỦA LÍNH





Phải chi mỉnh hóa phép trở lại cái "thời của lính" hiên ngang quét sạch bọn nội ứng cho lũ giặc ngoại xâm thì đất nước không điêu linh, dân tộc không lầm than như ngày nay.

Phan Ni Tấn

THỜI CỦA LÍNH
Thì hồi đánh giặc ấy mà
Tôi coi chết chóc có ra mẹ gì
Tay này nhuộm máu đen xì
Ruột gan phèo phổi thứ gì chẳng qua
Một hôm đánh xáp-lá-cà
Lưỡi lê ngọt xớt xuyên qua họng thù
Nhờ ba miếng võ trơn tru
Nếu không chắc đã thành tù binh ma
Trái tim mình vốn thiệt thà
Nhiều năm trận mạc đâm ra thứ lì
Hồn xưa thắp trái lưu ly
Sa trường máu nhuộm đỏ tì vết quê
Hành quân bốn tháng lại về
Thăm thành phố cũ bộn bề người qua
Ở đâu tôi gặp người ta
Ở đó tôi tưởng như là gặp em
Tay cầm mũi đạn hòn tên
Tay đem tổ quốc treo trên ngọn cờ
Buồn buồn bày đặt mần thơ
Vui vui thì lấy súng phơ một tràng
Cái ngủ mầy ngủ cho ngoan
Trong lồng ngực đỏ máu loang loáng cười
Con mắt sọng máu tanh mùi
Nhìn trời xanh thẳm như ngùi nhớ ai
Cái ngủ mầy ngủ cho say
Bóng con chim ục nó bay ngút ngàn
Những người sinh Bắc tử Nam
Miếng da oán hận vết xâm tay mình
Gác chân lên bụng bình minh
Câu thơ còn ngủ câu kinh còn khì
Sớm hoa thì có xuân thì
Súng gươm coi vậy đôi khi cũng hiền
Đêm đêm trong giấc cô miên
Thấy mình ngậm miếng ưu phiền đắng môi
Kìa non với nước đâu rồi
Rủ đèo xuống lũng mình ngồi uống đêm
Giọt máu trên cọng cỏ mềm
Của ai không biết nằm im như tờ
Đằng xa sau lớp bụi mờ
Mới nhìn tôi tưởng con cờ thí thân
Cành tre dưới nắng phân vân
Cơn say dấy máu ăn phần leo thang
Người đi núi lỡ sông tàn
Tội non nước đứng ôm toàn cơn đau
Hôm trước nhậu quắc cần câu
Về ngang trại mộc khóc lau quan tài
Hôm sau đụng trận Đồng Xoài
Bạn tôi chết trẻ mới ngoài hai mươi
Hiên ngang xông thẳng vào đời
Chưa chi bị đạn chết ngồi dưới khuya
Sa trường đâu sẵn mộ bia
Trăng soi bạn ngủ đầm đìa máu phai
Đặt mắt vào lỗ châu mai
Khúc ca sinh tử chẻ hai miếng mồi
Hồng tâm hiện đỉnh đầu ruôi
Ngón tay đời lính có mùi sát nhân
Bạn thù ai cũng có phần
Tử sinh rồi cũng một lần can qua
Phận người như khúc bi ca
Chưa tàn cuộc đã lòi ra lẽ sầu
Lá cờ tụi nó đỏ ngầu
Sáng nay trắng toát coi rầu ghê ta
Khôn hồn xách cổ chui ra
Không thì... "tạch tạch" chết cha hết rồi
Thằng nào sống thêm cú bồi
Dựa cây tịch mịch nó ngồi chết queo
Cái thằng loắc choắc leo cheo
Phần hồn đã mỏng lại teo héo tàn
Lính tôi hồi trước ngang tàng
Bây giờ lễ phép đàng hoàng đáng yêu
Tôi ngoan như tiếng sáo diều
Lại hiền như khói lam chiều bay lên,


***

Phan Ni Tấn









 




1. Cất tiếng lên nào hòa thành bài ca vui tươi. 
Nắng sớm chan hòa gieo hương khắp bốn phương trời. 
Người người cùng đón gió mới.
Nụ cười đẹp tươi trên môi. Ba-lô trên vai thao trường đổ mồ hôi. 

Theo tiếng quân hành trầm hùng đoàn quân vui ca. 
Nắng sớm chan hoà gieo hương khắp trên muôn nhà. 
Nào "Đồi Mười Tám" tiến tới. Kià "Mẹ Bồng Con" chơi vơi. 
Cư An Tư Nguy mãi mãi còn ghi. 

Ta đoàn trai Việt hồn dâng non sông. 
Gió sương không sờn lòng trai Tiên Long. 
Cất tiếng hát vang khắp trời. 
Với chí lớn ta xây đời. hẹn ngày mai quê hương thắm tươi.

Khắp bốn phương trời từng đoàn người trai về đây. 
Dưới mái quân trường hăng say gắng sức đua tài. 
Dù ngàn hiểm nguy quyết chí. 
Một lòng thề luôn nêu danh "Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức" hùng anh.. 


2. Khắp bốn phương trời từng đoàn người trai về đây 
Dưới mái quân trường, chen vai góp sức đua tài 
Đường đời nhiều lắm sóng gió, nào sờn lòng trai hai mươi 
Cư An Tư Nguy vẫn luôn hằng ghi 

Sinh viên kết đoàn họp thành sức mạnh vô biên 
Chí dũng can trường Sinh Viên Sĩ Quan lên đường 
Kìa "Đồi Mười Tám" tiến tới, Kìa "Mẹ Bồng Con" chơi vơi 
Hai lăm, ba mươi ghi dấu ngàn đời. 

Ta đoàn trai Việt hồn dâng non song 
Quyết đem sức tài noi gương Quang Trung 
Quyết giết hết lũ giặc cộng 
Quyết chiến thắng mang thanh bình và tự do muôn dân ấm no. 

Khúc hát oai hùng hòa cùng nhịp đi hiên ngang 
Lớp lớp bên nhau chung xây nước Nam huy hoàng..
Một lòng thề quyết giữ vững, mầu cờ Thủ đức nêu danh.
Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức hùng anh. ​

TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC

Monday, October 5, 2015

DIỄN HÀNH NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6 NĂM 1971 & 19 THÁNG 6 NĂM 1973


NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 1971  

NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 1973

Sunday, October 4, 2015

HÌNH ẢNH LỄ MÃN KHÓA 1/71 TỰ LẬP NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 1971

Lễ mãn khóa khóa 1/71 được Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa NGUYỄN VĂN THIỆU chủ tọa vào ngày 04 tháng 12 năm 1971 và đặt tên cho khóa là KHÓA TỰ LẬP.
 
Trung tướng NGUYỄN VĂN LÀ - Trung tướng PHẠM QUỐC THUẦN - Trung tướng PHAN TRỌNG CHINH
Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa TRẦN THIỆN KHIÊM

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa NGUYỄN VĂN THIỆU

                                           HÌNH ẢNH TRONG BUỔI LỄ MÃN KHÓA


HÌNH ẢNH LỄ MÃN KHÓA 1/71 TỰ LẬP NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 1971
Tổng Thống gắn cấp bậc Chuẩn úy cho Sinh viên Thủ khoa BÙI ĐỨC SANH
TUYÊN THỆ
Trung tướng PHẠM QUỐC THUẦN Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh đọc diễn văn




                Toán Quốc Quân kỳ khóa 3/71 tiến bước tiếp nhận Quốc Quân kỳ bàn giao từ khóa 1/71              

Nguồn : Fold 3 / manhhai flickr . 

Saturday, October 3, 2015

KHÓA 1/71 TỰ LẬP


 
      

  TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC

 KHÓA 1/71 SINH VIÊN SĨ QUAN TRỪ BỊ

 TIỂU ĐOÀN 2 

 ĐẠI ĐỘI 21 - ĐẠI ĐỘI 22 - ĐẠI ĐỘI 23

TIỂU SỬ
 
KHÓA 1/71 TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC
       
BẢN TÊN MÀU CỦA KHÓA

Động viên nhập khóa vào tháng 2 năm 1971, thụ huấn giai đoạn 1 tại Trung tâm Huấn luyện Quang Trung 3 tháng.

Ngày 09 tháng 5 năm 1971 chuyển đến Trường Bộ binh Thủ Đức tập huấn giai đoạn 2. Cùng nhập chung với Khóa 1/71 còn có tài nguyên khóa 2/71 và khóa 3/71 gồm các sinh viên đã có chứng chỉ tham dự khóa Huấn luyện quân sự học đường.

Tổng số Sinh viên sĩ quan thụ huấn gần 500 khóa sinh chia thành 3 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 2 gồm các Đại đội 21,  Đại đội 22 và Đại đội 23.

Bảng tên trên áo của khóa là nền xanh da trời chữ đỏ.

Sau 9 tuần huấn nhục khóa được gắn ALFA ngày 10 tháng 7 năm 1971.

Trong thời gian thụ huấn khóa đã về ứng chiến 2 lần tại Thủ đô Sài Gòn vào tuần bầu cừ Tổng thống,Quốc hội và Lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ II của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.

Mãn khóa ngày 04 tháng 12 năm 1971 do Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa và đặt tên khóa là KHÓA TỰ LẬP.


Trong bài diễn văn của Tổng thống, Tổng thống đã tuyên bố lập trường bốn không: không chấp nhận, không thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho cộng sản.

                                                          SĨ QUAN CÁN BỘ TIỂU ĐOÀN 2
                                                                                  Tiểu đoàn trưởng
                                                                       Thiếu tá NGUYỄN NHƯ SƠN
                   ĐẠI ĐỘI 21                                                ĐẠI ĐỘI 22                                              ĐẠI ĐỘI 23
            Đại đội trưởng                                              Đại đội trưởng                                            Đại đội trưởng 
Đại úy NGUYỄN VĂN NHÂM                  Đại úy NGUYỄN VĂN PHÁT                       Đại úy TRẦN VĂN MINH
                   Đại đội phó                                                  Đại đội phó                                                 Đại đội phó
Trung úy  NGUYỄN ĐỨC THỌ                      Trung úy TÂN GIA LẬP                          Trung úy TRẦN ĐỨC MINH
                 Trung đội 211                                            Trung đội 221                                             Trung đội 231
Trung úy NGUYỄN ĐỨC THỌ                      Thiếu úy VÕ HỒNG TÂM                         Trung úy TRẦN ĐỨC MINH
                 Trung đội 212                                            Trung đội 222                                             Trung đội 232
Thiếu úy TRẦN CÔNG KHANH                      Thiếu úy LÊ HỮU ĐỨC
                Trung đội 213                                            Trung đội 223                                             Trung đội 233
  Thiếu úy NGUYỄN VĂN BÉ                         Trung úy TÂN GIA LẬP
                Trung đội 214                                            Trung đội 224                                             Trung đội 234
  Thiếu úy PHẠM VĂN PHÁP                      Thiếu úy PHAN VĂN XUẤT                        Thiếu úy ĐỖ THẾ LỊCH


ĐẠI ĐỘI 23

 


ĐẠI ĐỘI 21
Hình Tiểu đội 3, Trung đội 211
Hàng đứng : Nguyễn Ngọc Minh - Trần Nhuệ Phong - Nguyễn Văn Kính
Hàng ngồi : Đoàn Văn Hùng - Lâm quang Hoàng - Nguyễn Tự Trọng



 
THAO TRƯỜNG VANG TIẾNG GỌI