XƠI CHÁO ĐÁ BÁT

Ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đấy là ngôi nhà của gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, cặp vợ chồng doanh nhân nổi tiếng Việt Nam từ thời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà còn chưa ra đời.
Gia đình ông bà từng ủng hộ nhà cầm quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ 5.147 lượng vàng trong bối cảnh ngân khố quốc gia gần như cạn kiệt thời bấy giờ.
Ông bà đã chứa chấp Hồ Chí Minh cùng một số lãnh đạo Việt Minh khác tá túc từ ngày 24/8 (ngay khi từ Việt Bắc về Hà Nội) cho đến ngày 27/9/1945 cũng là ngày ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập. Do đó, ông bà đã hiến tặng ngôi nhà 48 Hàng Ngang cho nhà cầm quyền cộng sản để làm “bảo tàng cách mạng”. Sau này, ông bà Trịnh Văn Bô đã phải sửa lại ngôi nhà 34 Hoàng Diệu để ở.
Tưởng đã yên thân, năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tập đoàn Hà Nội từ Việt Bắc trở về Hà Nội lúc đó Thiếu tướng, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái (về sau là Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng) ngỏ lời muốn mượn ngôi nhà với cam kết bằng văn bản là sau 2 năm sẽ trả lại cho gia đình ông bà.
Năm 1957, ông bà Trịnh Văn Bô đã ngỏ ý “xin lại” ngôi nhà cũ của mình nhưng ông Hoàng Văn Thái cũng như Bộ Quốc phòng không trả lời, dù đã quá thời hạn cam kết đôi bên.
Năm 1958, ông bà Trịnh Văn Bô có 7 người con, đều lập gia đình, có đúng 30 cháu và chắt, tất cả 40 người ở tại ngôi nhà cũ kỹ chật chội tại 24 phố Nguyễn Gia Thiều.
Năm 1975, khi Nam - Bắc liền một dải, ông bà đệ đơn chính thức xin lại ngôi nhà nhưng lá đơn của ông bà một lần nữa rơi vào im lặng.
Năm 1978, ông Thái đã được cấp nhà mới ở khu Liễu Giai xây riêng cho cấp Tướng nhưng vẫn muốn ôm chặt ngôi nhà ở 34 Hoàng Diệu. Ngôi biệt thự này bấy giờ là nơi ở của cặp quý tử Võ Điện Biên, con đầu của đại tướng Võ Nguyên Giáp và vợ là con gái đầu của đại tướng Hoàng Văn Thái.
Năm 1988, ông Bô bệnh nặng, qua đời trong niềm ân hận đã nuôi ong tay áo.
Tháng 6/1989 bà Bô nhận được công văn do ông Đỗ Mười nhân danh Thủ tướng ký, yêu cầu Bộ Quốc phòng trả lại ngôi nhà trên cho bà Bô. Thực tế cho thấy, công văn Thủ tướng chỉ là tờ giấy lộn.
Tháng 7 năm 1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo ký công văn yêu cầu Bộ Quốc phòng sớm trả lại ngôi nhà trên, nhưng công văn ấy cũng rơi vào quên lãng.
Năm 1993 Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phó thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu có cuộc họp liên tịch giữa Ủy ban Hành chính Thủ đô, Sở nhà đất Hà Nội và Bộ Quốc phòng để tìm cách giải quyết vấn đề này. Thực tế phũ phàng rằng tư duy “địa chủ là kẻ thù giai cấp” vẫn còn thống trị trong bối cảnh vô pháp, vô thiên.
Tháng 10/2003, gia đình, con cháu bà Bô quyết định làm liều khi đã bị dồn đến chân tường. Tận dụng khi gia đình người ở ngôi nhà đi vắng, chỉ có một bộ đội gác gần đó, con cháu bà Bô cõng bà 90 tuổi già yếu đã nghễnh ngãng liều đột nhập vào ngôi nhà với can xăng quyết tử giữ đất cùng bản gốc Bằng khoán điền thổ.
Sau 50 năm lên bờ xuống ruộng, câu chuyện đến đây được cho là “Kết thúc có hậu!”.
Ngày 5 tháng 11 năm 2017 bà Trịnh văn Bô qua đời.

No comments: