SÀI GÒN THƯƠNG LẮM TIẾNG "DẠ" "ƠI"

Người Sài Gòn, có lẽ đã nằm lòng hai tiếng "dạ" "ơi" từ thuở niên thiếu, cho đến cuối đời.
Người Sài Gòn, thân tình, lịch sự, không trịch thượng, luôn nói chuyện ngọt ngào - hòa nhã.
Người Sài Gòn, bán buôn luôn "dạ" "cảm ơn" khách, tiếng nghe dài như câu hát, đủ mát lòng mát dạ người nghe. Khách Sài Gòn cũng "dạ" "cảm ơn" thiệt mùi, sau câu "bữa sau ghé ủng hộ nữa nghen".
Trên đường phố Sài Gòn, người ta thường bắt gặp những hình ảnh:
- Bình trà đá miễn phí, cho khách bộ hành giải lao, sau cơn khát.
- Những quán cơm từ thiện, giúp đỡ người cơ nhỡ, được ấm lòng, tạm qua cơn khốn khó.
- Các bảng chỉ đường của người bình dân, không màu mè, giúp người đi đường rút ngắn thời gian.
Hay sự đối đáp hòa nhã, lễ phép, nhiệt tình:
- Chú ơ..i.., cho con hỏi thăm, đường Bạch Đằng-Bà Chiểu.
* Em đi thẳng, qua cầu Thị Nghè, ngả tư Xa lộ, đến ngả ba Hàng Xanh rẻ trái, đó là đường Bạch Đằng - Bà Chiểu.
- Dạ, cảm ơn chú nhiều.
Chứ nào có ai lại "đi đến... đường nào ấy nhỉ? " rồi làm lơ đi tuốt!
Nơi nào mình yêu quý, nơi ấy như máu thịt mình.
Hãy giữ cho Sài Gòn sự tử tế vốn dĩ của đất Nam Kỳ ngọt ngào, dễ tính, giữ cho con cháu tiếng "dạ" tiếng "ơi" tiếng "nghen" , câu "xin lỗi" "cảm ơn" thân thương, đặc sản văn hóa Nam Kỳ - văn hóa Sài Gòn.

Share từ SaiGon Kỷ - niệm

No comments: