Tuesday, December 18, 2018

TRƯƠNG VĨNH KÝ - NHÀ GIÁO DỤC YÊU NƯỚC CỦA VIỆT NAM

6 tháng 12 2018
Trương Vĩnh Ký (1837-1898) 
Trương Vĩnh Ký, người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19, là nhà bác học nhiều năm qua vẫn chưa được hậu sinh hiểu một cách tận tường.
Bài viết này muốn nhắc lại nỗ lực giáo dục và cải cách ngôn ngữ tiếng Việt của ông nhân kỷ niệm 181 năm ngày sinh của ông vào ngày 6/12/1837 tại ấp Cái Mơn, tỉnh Vĩnh Long.
Sau 30/4/1975, khi ngôi trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn bị đổi tên và bức tượng bán thân giữa sân trường bị dời đi, học sinh chúng tôi thường tranh luận về "công và tội" của Petrus Ký khi mượn tay người Pháp giúp nền văn học nước nhà.
Chúng tôi thường kết thúc bằng ngạn ngữ được Pétrus Ký dùng nhiều lần khi viết thư "Sic vos non vobis".
Hồi ấy chúng tôi hiểu câu ngạn ngữ trên là "Ở với họ mà không theo họ", vừa tránh dẫn đến chuyện bị quy kết "phản động", vừa tỏ bày tâm sự "Ở với cộng sản mà không theo cộng sản".
Gần đây tôi mới biết câu ngạn ngữ tiếng La Tinh "Sic vos non vobis" có 2 nghĩa và dịch như trên là hoàn toàn sai ý Pétrus Ký.
Winston Phan Đào Nguyên phổ biến trên trang 'Nghiên Cứu Lịch Sử' bài "Minh oan cho Pétrus Trương Vĩnh Ký về câu 'ở với họ mà không theo họ' ", theo tác giả thì Pétrus Ký dùng một nghĩa khác của ngạn ngữ là "Làm điều lợi cho người khác chứ không cho chính mình."
Tác giả đã trình bày rất rõ và rất thuyết phục triết lý sống của Pétrus Ký là mỗi người phải làm tròn vai trò hay số phần trong đời để làm cho xã hội của mình tốt đẹp hơn.
Cuộc đời của Pétrus Ký đã chứng minh triết lý sống này đặc biệt là sự cống hiến ông dành cho chữ Quốc ngữ và nền Quốc văn hiện tại.

Hoàn cảnh xã hội

Pétrus Ký sinh ra cuối triều vua Minh Mạng, vào lúc triều thần thất bại trong việc canh tân đất nước, vì chỉ có toàn những nhà Nho biết làm thơ phú, thiếu khả năng khoa học kỹ thuật.
Vua Minh Mạng thiếu công minh, khiến nhiều người giỏi đâm ra chán nản, trái lại phe gian nịnh nẩy nở mỗi ngày một nhiều, quan tham mỗi ngày một tăng.
Nhà Nguyễn bế môn tỏa cảng, cấm đạo Công giáo, khiến dân tình đói khổ, loạn lạc khắp nơi, để cuối cùng đất nước lọt vào tay Pháp cả trăm năm.
Petrus Ký là người công giáo, Pétrus là tên Thánh, theo học trường dòng ở Mã Lai về nước đúng lúc thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.
Pháp tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858 không thành nên chuyển sang tấn công ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ngày 18/2/1859 Pháp chiếm được thành Gia định. 
 
Sài Gòn thời thuộc địa Pháp

Việc cấm đạo Công giáo trở nên gay gắt hơn. Petrus Ký phải trốn lên Sài Gòn và được Giám mục Dominique Lefèbre giới thiệu làm thông ngôn cho Pháp, nên từ đó bị kết tội là tay sai cho giặc.

Pétrus Ký, nỗi oan thế kỷ

Sau 30/4/1975, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn giữ độc quyền đánh giá "công và tội" của Petrus Ký.
Năm 1993, ông Nguyễn Văn Trấn, đảng viên Cộng sản từ 1930, được Ban Khoa học xã hội Thành ủy TPHCM cho phép phát hành quyển "Trương Vĩnh Ký, Con Người Và Sự Thật" nhưng sách đã bị tịch thu sau khi in mà không biết lý do.
Đầu tháng 1/2017, cuốn "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu soạn đã được Cục Xuất bản cho phép lưu hành, nhưng chỉ ít ngày trước khi phát hành thì một "lệnh miệng" được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.
Ông Nguyễn Đình Đầu cho trang BBC Tiếng Việt biết ông đã phát hiện một tư liệu nói về sự hợp tác của ông Trương Vĩnh Ký với người Pháp từ đầu đã không có suôn sẻ như người ta vẫn tưởng:
"Trong những lời đối đáp khi chính quyền Pháp yêu cầu Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn, có những văn thơ chứng tỏ là Trương Vĩnh Ký rất bất mãn trong chuyện người Pháp cư xử với người Việt Nam, cho nên ông không muốn hợp tác.".

Chữ Quốc ngữ giữ văn hóa nước nhà



Về việc giữ gìn tiếng Việt trong sách giáo khoa sử An Nam bằng tiếng Pháp xuất bản tại Sài Gòn năm 1875 (Cours d'histoire annamite à l'usage des écoles de la Basse-Cochinchine, Impr. du Gouvernement, Saigon, 1875) trang 13 Pétrus Trương Vĩnh Ký đã nhận xét (được dịch) như sau:
"Sĩ Nhiếp đã du nhập toàn bộ văn học Trung Hoa, cùng đạo lý Khổng Tử, ép buộc dân An Nam phải tiếp nhận làm văn hóa của mình, và cấm dân An Nam dùng thứ chữ viết phiên âm đặc biệt riêng của người An-nam.
Vì biện pháp nghiệt ngã ấy mà người An-nam đã hoàn toàn mất đi thứ chữ viết riêng của mình".
Sĩ Nhiếp (137-226), Thái thú Giao Chỉ được sử sách chính thống các triều đại Việt Nam đánh giá rất cao vì đã dạy cho dân ta chữ Hán, văn hóa, phong tục và văn minh Trung Hoa.
Vừa là sử gia vừa là nhà ngôn ngữ học Trương Vĩnh Ký đã đánh giá Sỹ Nhiếp là người đã hủy diệt chữ viết cổ của người Việt Nam, áp đặt cách cai trị và văn hóa của người Hán, giết chết văn hóa cổ của người Việt.
Điều này cho thấy ông hiểu rất rõ khi phải mượn tay người Pháp phổ biến chữ Quốc ngữ để cạnh tranh và loại bỏ ảnh hưởng tiếng Hán và cả tiếng Pháp, để giữ gìn văn hóa, phong tục và ngôn ngữ Việt Nam.
Pétrus Ký - ông tổ báo chí Việt ngữ
Năm 1864, Pétrus Ký được cử là Hiệu trưởng trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) và theo lời đề nghị của ông người Pháp cho lập tờ Gia Định báo bằng tiếng Việt. 
Trường thi Bắc Kỳ thời cuối mùa Nho giáo

Để phân biệt với tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Nôm, Pétrus Ký gọi cách viết tiếng Việt theo kiểu La Tinh là chữ Quốc ngữ còn văn học thì được gọi là Quốc văn.
Gia Định báo phát hành số đầu tiên ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn dưới hình thức một tờ Công Báo do ông Ernest Potteaux làm chánh tổng tài (chủ nhiệm hay tổng biên tập) và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.
Ngày 16/9/1869, thống đốc Nam Kỳ G. Ohier ký quyết định số 189 giao tờ Gia Định Báo cho ông Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.
Gia Định Báo gồm các văn kiện và quyết định của nhà cầm quyền bằng tiếng Pháp do Nha nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ. Và những bài viết tiếng Việt về thời sự, về lịch sử, về luân lý dân gian giúp truyền bá chữ Quốc ngữ.
Trên Gia Định Báo và nhiều tài liệu khác ông lấy bút hiệu là Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký.
Trong số 11 ra ngày 8/4/1870 ông kêu gọi cộng tác viên như sau:
"Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập... đặng hay: Nay việc làm Gia Định Báo tại Sài Gòn ở một chỗ nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ các nơi trong sáu tỉnh mà làm cho thiên hạ coi; nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay là nửa tháng hãy viết những chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình ở như: ăn trộm, ăn cướp, bệnh hoạn, tai nạn, rủi ro, hùm tha, sấu bắt, cháy chợ, cháy nhà, mùa màng thể nào, tại sở nghề nào thạnh hơn...".
Đa số các bài trên Gia Định Báo đều bằng văn xuôi, ngắn gọn, đơn giản, theo cách nói của người miền Nam, và đàng hoàng theo lễ giáo Việt Nam.
Ông giữ vai trò chánh tổng tài đến năm 1872 thì giao lại cho ông Ernest Potteaux không rõ vì lý do gì.
Như vậy, Trương Vĩnh Ký chính là chủ nhiệm báo Việt ngữ đầu tiên và theo cách ông hướng dẫn làm báo thì ai cũng có thể làm báo, không khác gì cách làm báo mạng ngày nay.
Năm 1888, Trương Vĩnh Ký cho xuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình, tạp chí văn học sưu tập nhiều văn thơ, câu đối, câu hò, câu hát dân gian, nhằm cổ vũ phong tục cổ truyền, phổ biến văn hóa dân tộc, có cả thơ văn chống Pháp và lịch sử Việt Nam.
Thông Loại Khóa Trình cho thấy tinh thần yêu nước của Petrus ký với nhiều bài viết về các nhân vật lịch sử có tài chống ngoại xâm của Việt Nam, như Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Mạc Đĩnh Chi, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản...
Thông Loại Khóa Trình còn phổ biến thơ chống Pháp của Bùi Hữu Nghĩa, bài vè như vè Khâm sai và cả hịch chống Pháp của Nguyễn Tri Phương.
Cộng tác với Thông Loại Khóa Trình có các ông Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Trần Chánh Chiếu, Lương Khắc Ninh, và nhiều người yêu nước khác.
Toàn quyền Albert Sarraut và vua Khải Định
Những người đọc báo biết chữ quốc ngữ khi ấy đều là công chức Pháp hay học sinh trường Pháp nên nhà cầm quyền Pháp tìm cách tẩy chay, báo không bán được.
Thiếu vốn, Thông Loại Khóa Trình chỉ ra được 18 số đến tháng 10/1889 thì đóng cửa.
Trong số này Trương Vĩnh Ký cho biết:
"Nay vì bởi không có vốn cho đủ in luôn Thông Loại Khóa Trình nữa nên ta cực chẳng đã, phải đình in."
Petrus Trương Vĩnh Ký, ông tổ nghề báo Việt Nam qua đời 1/9/1889 trong nghèo khó và nợ nần.

Tạo nền tảng Quốc văn và giáo dục

Ngay từ năm 1866 Trương Vĩnh Ký đã cho in ấn phẩm văn xuôi đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ là cuốn Chuyện Đời Xưa.
Từ đó ông không ngừng viết và để lại một di sản văn học với ít nhất 119 tác phẩm cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp.
Đây là các công trình soạn thảo một cách cẩn thận và khoa học nhưng dễ hiểu, dễ quảng bá, bao trùm mọi thể loại từ ngôn ngữ, tự điển, sách giáo khoa lịch sử, địa lý, pháp luật, dân tộc học, kinh tế, chính trị, sinh học và văn học.
Kho tàng văn học này là căn bản định hình cho một nền Quốc văn với chủ trương gìn giữ đạo lý văn hóa dân tộc nhưng học hỏi văn minh Tây Phương để cải cách đất nước, mở mang dân trí giúp nước nhà độc lập và giàu mạnh.
Để truyền bá chữ Quốc ngữ và tư tưởng canh tân, Trương Vĩnh Ký còn chọn việc dạy tiếng Việt và đào tạo hằng ngàn thanh niên theo tân học tạo nền tảng cho Phong trào Duy Tân và Đông Du sau này.
Ảnh hưởng triết lý và tư tưởng của Trương Vĩnh Ký đến nền văn hóa và giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là lấy nhân bản, dân tộc và khai phóng làm căn bản.

Nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn

Trong chuyến đi sứ sang Pháp cùng Phan Thanh Giản năm 1863, Petrus Ký gặp và làm quen với nhà bác học Paul Bert.
Ông Paul Bert là giáo sư khoa học ĐH Bordeaux và Paris, từng tham gia cách Mạng Pháp năm 1870 và trở thành Tổng trưởng Giáo dục và Nghị sĩ Quốc hội Pháp.
Tháng 2/1886, ông được bổ nhiệm Thống sứ cạnh triều đình Huế. Ông chủ trương tiến bộ và muốn thực hiện cải cách nên đã đích thân thăm và mời Trương vĩnh Ký ra Huế giúp vua Đồng Khánh.
Nhà vua phong Petrus Ký chức Hàn lâm viện thị giảng học sĩ và dạy cho vua Đồng Khánh tiếng Pháp.
Năm 1887, Petrus Ký có dâng vua Đồng Khánh 24 điều để đối phó với Pháp. Trong đó ông có đề cập việc cải cách giáo dục, bỏ dạy chữ Hán, dạy chữ Quốc ngữ và học hỏi văn minh Tây phương.
Đến cuối thời vua Thành Thái các đề nghị của Petrus Ký mới được nhà vua ban sắc lệnh cho thi hành.
Chính sắc lệnh này đã dẫn tới phong trào Duy Tân, dùng chữ quốc ngữ để thoát Hán được trình bày khá rõ trong bài viết trước "Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn".
Nhà bác học Trương Vĩnh Ký với triết lý sống chẳng vì mình nên không cần chúng ta phải "minh oan".
Ngược lại chúng ta cần tìm ra sự thật, cần hiểu biết sự thật và cần phổ biến sự thật để qua đó chúng ta có thể ghi nhận ân đức cũng như học hỏi từ Trương Vĩnh Ký và những bậc tiền bối những người đã có công đóng góp cho nền văn học nước nhà.
Đồng thời chúng ta cần tiếp tục giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, văn hóa và phong tục để truyền lại cho con cháu chúng ta.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia.
NGUỒN : https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46455314

Monday, December 3, 2018

NHỮNG TRẬN ĐÁNH KHÔNG CÓ THƯƠNG BINH

Huy Phương




Một truyền đơn của VNCH đành cho cán binh VC, nhắm vào nỗi sợ hãi của thương binh phải bị bỏ lại ngoài mặt trận. (Hình: Huy Phương cung cấp)

Một trận đánh không có thương binh có nghĩa là chỉ có lính tử trận, hoặc là một trận đánh mà cấp chỉ huy không muốn đem thương binh về. Thương binh bị bỏ lại trận địa, vì quá xa hậu cứ, không có phương tiện và nhân lực tản thương, không đủ bệnh viện hay thuốc men để săn sóc họ. Do vậy, thương binh có thể bị phát đạn ân huệ cuối cùng của đồng đội, để khỏi bị vào tay giặc, giữ kín được tin tức tình báo.
Việt Cộng thường có chủ trương nghiên cứu kỹ chiến trường, đánh mạnh và rút nhanh vì sợ viện binh, pháo binh tiếp ứng hay phi cơ thả hoả châu soi sáng trận địa, nên vấn đề đem thương binh theo khi rút khỏi chiến trường, là chuyện bất khả thi.

Nếu đem những con số chênh lệch khó tin giữa con số binh sĩ tử thương và thương binh của cả hai phía, Bắc Việt và VNCH cũng như quân đồng minh, chúng ta sẽ thấy rõ chủ trương của Bắc Việt, thường không coi mạng người là quý.
Không thể có một cấp chỉ huy vô lương tâm nào hơn những cấp chỉ huy quân sự của Bắc Việt. Tướng Giáp đã từng nói: “Mỗi một phút, có hàng trăm ngàn người chết trên khắp thế giới. Cái sống hay cái chết của hàng ngàn người, ngay cả khi họ là người cùng quê hương, có ý nghĩa rất ít trong thực tế.”
Ở một chỗ khác: “Non! Pas du tout!” Ðó là câu trả lời lạnh lùng của Võ Nguyên Giáp cho báo chí quốc tế khi người ta hỏi viên tướng này là ông có hối tiếc gì về chuyện 4 triệu người Việt chết vì chủ nghĩa Cộng Sản hay không?
Thử nhìn lại những con số về binh sĩ tử trận và thương binh của cả hai bên:
– Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 310,000 tử trận và 1,170,000 người bị thương. Tính ra 1 người tử trận, có 4 người bị thương.
– Hoa Kỳ khoảng 58,200 tử trận và hơn 304,000 bị thương. Tính ra 1 người chết có đến 5 người bị thương.
– Nam Hàn có 5,099 tử trận và 11,232 bị thương. Tính ra 1 chết thì có hơn 2 người bị thương.
– Thái Lan có 351 tử trận và 1.358 bị thương. Tính ra 1 chết có gần 5 người bị thương.
– New Zealand có 55 tử trận và  212 bị thương. Tính ra 1 chết có 4 người bị thương.
Về phía Cộng Sản Bắc Việt, theo tài liệu thống kê chính thức của Cục Chính Sách – Tổng Cục Chính Trị – Bộ Quốc Phòng thì đến năm 2012, toàn quốc có 1,146,250 “liệt sĩ” và chỉ có khoảng 600,000 thương binh. Tính ra số tử trận của quân Bắc Việt cao gấp hai lần số thương binh, trong khi phía tự do cứ 5 thương binh đem về hậu cứ mới có một người tử trận. Điều này cho chúng ta thấy rõ thế nào là “một trận đánh không có thương binh!”
Sau chiến thắng Tháng Năm, 1975, Bắc Việt ngoài hàng triệu “bộ đội” tử trận chưa được thông báo, để cho dân chúng thấy được bộ mặt huy hoàng của người thắng trận, Bắc Việt đã “cách ly” tất cả thương binh đến những vùng xa, khỏi những nơi dân cư đông đúc.
Không phải chỉ có thương binh, mà ngay cả tù binh sau khi lọt vào tay địch, được giải thoát mang về, để khỏi bị lộ những bí mật quân sự, cũng được Cộng Sản thủ tiêu. Theo Phan Ba‘s Blog, ngay cả trong chiến tranh biên giới Hoa- Việt, năm 1989, được biết Quân đội Bắc Việt có đến 10% nữ làm tù binh, nhưng chính quyền Việt Cộng dối trá chưa bao giờ tuyên bố con số tù binh nằm trong tay Trung Cộng, vì Cộng Sản hẹp hòi tính dân tộc, yếu hèn sợ mất lòng Trung Cộng.
Những nữ tù binh này không được về lại quê hương, sau khi trao trả tù binh, Việt Cộng lập tức phi tang họ trong rừng sâu. Cho đến ngày nay nhân dân Việt Nam không hề biết thân phận của tù binh chiến tranh sống chết thế nào! Việt Cộng không công bố lấy lý do là vì “bí mật quốc phòng.”
Trong một cuộc họp mặt của cán bộ Cộng Sản cũ với nhà tranh đấu Bùi Minh Hằng tại Vũng Tàu vào Tháng Sáu, 2017, một cán bộ ly khai đã phát biểu về những gì ông biết về thương binh bộ đội. Người cộng sản ly khai này, dù không là Đảng viên, nhưng cũng là một nhân viên cao cấp, đã xác nhận việc giết sạch các thương phế binh bộ đội. Và nhiều chuyện kinh hãi khác nữa!!
Theo ông thời chống Pháp, như Phạm Duy đã viết “Nạng thương binh chống rổ mặt đường làng,” nhưng vào thời chống Mỹ, thương binh bị giết sạch, y như Trung Cộng sau chiến tranh biên giới, thương binh của họ bị tập trung lại, rào dây thép gai và đốt cháy. Sau năm 1975 chỉ thấy thương binh chế độ cũ mà không thấy thương binh chế độ mới. Vậy thì họ ở đâu? Đều bị thủ tiêu ở chiến trường! Không lẽ bộ đội khiêng nhau mà đi hành quân? Cuộc gặp gỡ và lời phát biểu này có quay phim và đưa lên youtube. (*)
Dương Thu Hương, một người “ở trong chăn” Bắc Việt cũng đã tiết lộ: “Đến tận bây giờ, cuộc chiến vẫn ám ảnh tôi. Lúc tôi tình nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa… Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, thì người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai tìm được tung tích.” (“Ký 2” của Đinh Quang Anh Thái.)
Chính vì vậy mà sau này, Bắc Việt đã quy tập hàng chục nghìn mộ tử sĩ để lập nên những nghĩa trang “hoành tráng” nhưng phần lớn chỉ là những “mộ gió” hay chôn xương trâu xương bò, tất cả đều là những nấm mồ vô danh, không tên tuổi. Vì với trận địa rải rác quá lớn, thời gian và thời tiết tàn phá, thiên nhiên thay đổi và vì chính sách đã có từ trước, gia đình tử sĩ hầu hết chỉ nhận được một cái giấy ghi công, công nhận là gia đình liệt sĩ, nhưng xương cốt chưa bao giờ được về nhà!

Không phải lúc nào kẻ thiện cũng thắng phe tà! (Huy Phương)


(*)www.youtube.com/watch?v=y50xHWjcC7U

https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/nhung-tran-danh-khong-co-thuong-binh/

Thursday, November 8, 2018

HÓA RA CÓ TỚI HAI 'THÁNG TƯ ĐEN'

 

Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một hình tư liệu. Bên phải là cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai ông 
hình ảnh John Dominis

Lịch sử Miền Nam Việt Nam thật kỳ lạ: hai cái mốc lịch sử ấy lại cách nhau đúng 20 năm - đánh dấu lúc khai sinh và lúc sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.
'Tháng Tư Đen' thứ nhất: năm 1955
Sau khi ông Ngô Đình Diệm nhận chức Thủ Tướng vào Hè 1954, Sàigòn dần dần chìm đắm vào cảnh nội loạn. Lý do chính yếu là Pháp nhất quyết dẹp Thủ Tướng Diệm để thành lập một chính phủ thân Pháp và bảo vệ quyền lợi của Pháp.
Tình hình chính trị khó khăn tại Miền Nam từ năm 1954 kéo dài sang năm 1955.
Tư lệnh quân Đội Pháp Paul Ély thuyết phục được Đại sứ Mỹ Lawton Collins rằng ông Diệm không thể lãnh đạo Miền Nam Tự Do.
Ông đề nghị năm bước để thay thế Thủ tướng Diệm (chỉ mới chấp chính được mười tháng). Collins đích thân bay về Washington để áp lực cả tổng thống lẫn ngoại trưởng.
Sau cùng cả TT Eisenhower lẫn Ngoại Trưởng Dulles đã phải nghe theo - dù hết sức lưỡng lự.
Washington gửi điện mật tới Sàigòn đồng ý cho đảo chính vào lúc Pháp đang bí mật yễm trợ lực lượng Bình Xuyên lật đổ Tổng thống Diệm.
Vào mùa xuân 1955, ngoài đối phó với Pháp, ông Diệm còn có vấn đề lớn lao nữa là việc định cư gần một triệu dân di cư từ ngoài Bắc vào Nam, bất chợt làm tăng dân số Miền Nam lên 7%.
Khi đưa một số dân lên khai khẩn các khu dinh điền trên cao nguyên, ông Diệm bị chỉ trích là mang người Kinh lên chiếm đất của người Thượng. Nhiều người còn dị nghị là chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị Bắc Nam và thiên vị người Công Giáo.
Không những tình hình chính trị mà tôn giáo tại Miền Nam thật rối ren. Vào tháng 3, các giáo phái thành lập "Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia."
Quốc trưởng Bảo Đại ủng hộ Mặt Trận và thông báo cho Mỹ là ông Diệm không còn hữu hiệu nữa. Ngày 21 tháng 3, 1950 Mặt Trận tống đạt một tối hậu thư, đòi ông Diệm trong vòng năm ngày phải thành lập chính phủ mới, gồm đại diện của các lực lượng dân chủ đối lập nếu không họ sẽ biểu tình.
Thành lập xong, đại diện Mặt Trận liên lạc ngay với phía Mỹ để yêu cầu ủng hộ việc đòi ông Diệm phải thành lập chính phủ mới. Tại Sàigòn, Đại sứ Collins tuy là chống biểu tình nhưng khuyên ông Diệm phải thương thuyết để dung hòa với Mặt Trận, như vậy "có thể đổi thù thành bạn."
Thoạt đầu ông Diệm đồng ý, nhưng khi các giáo phái nói là không thể điều đình về những yêu sách của họ, ông Diệm cho ông Collins biết là sẽ dùng vũ lực để giải quyết. Collins không đồng ý, trả lời rằng quân đội sẽ không ủng hộ việc dùng vũ lực và tiếp tục khuyên ông Diệm phải tìm giải pháp ôn hòa.

Một quyết định táo bạo

Cuối tháng 3, 1955 bầu không khí Sàigòn trở nên ngột ngạt sau khi ông Diệm ban hành sắc lệnh tách Cảnh sát Biệt khu Thủ đô ra khỏi hệ thống chỉ huy của Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Lại Văn Sang. Không thông báo cho Đại sứ Mỹ, ông Diệm bắt đầu xúc tiến kế hoạch truất chức ông Sang và tấn chiếm Trung Tâm Cảnh sát, dự định cả hai việc sẽ được thi hành vào ngày 29 tháng 3.
Thế nhưng chỉ mấy giờ trước khi kế hoạch bắt đầu, Pháp biết được tin này nên gấp rút can ngăn ông Diệm, hứa sẽ tìm cách đưa quân đội Bình Xuyên ra khỏi lực luợng cảnh sát.
Đại sứ Collins cũng đến gặp ông Diệm để phản đối việc dùng vũ lực.
"Nếu ngài giải quyết vấn đề bằng cách này, chúng tôi sẽ bị áp lực mạnh mẽ phải ủng hộ việc thay đổi chính phủ ngài."
Đêm 29 rạng 30 tháng 3, giao tranh giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia đã xảy ra, nhưng vào lúc 3:15 sáng, Tướng Ely áp đặt ngay lệnh ngưng chiến.
Để biểu dương lực lượng, ông cho xe thiết giáp quần trên đường phố Sàigòn. Vì đã có giao tranh đem đến đổ máu và chết chóc, Pháp nhân cơ hội này sắp xếp một kế hoạch toàn bộ để dẹp ông Diệm.
Một mặt thì thuyết phục Đại sứ Collins (cũng là cựu chiến hữu với Ély trong Thế Chiến II) về ông Diệm không đủ tài năng và uy tín, mặt khác thì đề với nghị Quốc trưởng Bảo Đại ở Cannes phải có hành động quyết liệt như cất chức ông Diệm, đồng thời ngấm ngầm yểm trợ lực lượng Bình Xuyên.

Tháng 4/1955: năm bước để loại bỏ Thủ Tướng Diệm

TT Ngô Đình Diệm trong một ảnh chụp cuối tháng 11/1955
hình ảnh PhotoQuest
Pháp đã thành công trong việc thuyết phục được Đại sứ Mỹ Collins. Ngày 9 tháng 4, 1955 ông Collins gửi Ngoại Trưởng Dulles một điện văn dài, đề nghị toàn bộ cách giải quyết cuộc khủng hoảng tại Sàigòn. Đề nghị này gồm hai phần: sắp xếp việc ông Diệm 'từ chức,' và thẩm định hậu quả của việc từ chức. Tóm tắt phần một như sau:
Hãy xem công điện số 4448
Ngày 9 tháng 4, 1955
Việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi, :
1. Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên;
2. Thuyết phục ông Diệm từ chức;
3. Tìm người thay thế ông Diệm làm Thủ tướng;
4. Đi tới một thỏa thuận về giải pháp đối với các giáo phái; và
5. Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên.
Nửa đêm ngày 28 tháng 4
Khuyến cáo của Đại sứ rõ ràng, mạch lạc là như vậy, nhưng tại Washington phản ứng về vụ Bình Xuyên nổ súng thì lại khác.
Ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nửa đêm ngày 28 tháng 4, 1955 ở Sàigòn tức là trưa ngày 29 tháng 4 ở Washington, Ngoại trưởng Dulles nhận được tin "giao tranh đã bắt đầu giữa Quân Đội Quốc Gia và Bình Xuyên" khi ông đang ăn trưa với một số dân biểu lưỡng đảng tại Tòa Bạch Ốc:
"Đây là cơ hội chúng ta đã chờ đợi để tìm hiểu xem ông Diệm có đủ can đảm và quyết tâm hành động không, và cũng để biết được Quân đội Việt Nam có trung thành với ông ta hay không," ông Dulles nói với các dân biểu, "Nếu chứng tỏ được hai điều này thì ta hết lo (we are over the hump); còn nếu như ông thất bại về một trong hai điểm thì bắt buộc ông ta phải từ chức. Dù sao chúng ta cũng sẽ có câu trả lời."
TT Eisenhower chỉ thị:
"Nếu như ông ta thất bại thì thật là bết bát, nhưng ta cần phải tìm hiểu ngay bây giờ hơn là để muộn về sau, xem Quân đội Quốc gia mà ta tốn phí quá nhiều để phát triển liệu có trung thành với ông ta hay không."
Trong hoàn cảnh xáo trộn và trước sự chống đối ông Diệm của Đại sứ Collins, TT Eisenhower gọi ông Collins về Washington để tham khảo. Trước khi đi, ông Collins còn gửi đề nghị cho TT Eisenhower (19/04/1955) là vẫn phải thay thế ông Diệm.
Rồi Collins còn đến gặp ông Diệm một lần nữa và báo cáo về Washington là ông đã nói thẳng với ông Diệm rằng chính phủ của ông ta sẽ không thể tồn tại nổi được ba tháng nữa, và nếu cứ tiếp tục như thế này thì loạn lạc là điều trông thấy.
Và vì vậy, "Tôi thêm rằng bắt buộc tôi phải báo cáo cho chính phủ tôi rằng hành động của ông Diệm sẽ dẫn tới một cuộc nội chiến."
Theo Collins, ông Diệm đã trả lời rằng mỗi khi ông nhân nhượng và thỏa hiệp thì vấn đề lại trở nên khó khăn hơn.
Vì sợ ông Diệm lợi dụng lúc Collins không có mặt ở Sàigòn để tấn công Bình Xuyên và đặt Mỹ vào một việc đã rồi nên Collins còn căn dặn ông Diệm là "Ngài nên làm bất cứ điều gì có thể để tránh xảy ra một cuộc xung đột trong khi tôi đi vắng." 
Cao ủy Pháp, tướng Paul Ely (giữa) cùng ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mang chức Thủ tướng, tại một chùa ở Chợ Lớn trong lễ Phật giáo tưởng niệm chiến sỹ trận vong Pháp - Việt tháng 1/1955 hình ảnh Getty Images
Ông Diệm nói lảng đi, phàn nàn rằng nếu như ông đã cất chức Tổng Giám Đốc Cảnh sát Lại Văn Sang ngay từ đầu thì bây giờ tình hình tại Sàigòn đã có thể kiểm soát được rồi.
Chào tạm biệt, ông Collins cho ông Diệm hay là chính Quốc trưởng Bảo Đại sẽ giải nhiệm ông nếu tình hình này cứ kéo dài. Kết thúc bản báo cáo gửi Washington, Collins đề nghị:
"Tôi không thấy, nhắc lại là không thấy, một giải pháp nào khác ngoài việc thay thế ông Diệm cho sớm."

Bên bờ vực thẳm

Đại sứ Collins về tới Washington ngày thứ Năm, 21/04.
Ngày 22 tháng 4, ông dùng bữa ăn trưa với TT Eisenhower, và sau đó gặp Ngoại trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc Phòng và Trung ương Tình báo để 'lobby' chống ông Diệm. Ông nhắc lại quan điểm của ông một cách mãnh liệt và cứng rắn hơn trước là Mỹ phải thay thế ông Diệm và có kế họach hành động ngay tức khắc.
Trước áp lực mạnh mẽ của Collins, vừa là đặc ủy của Tổng Thống, vừa là đại sứ, lại là chứng nhân có mặt tại chỗ để nhận xét, nên sau cùng ông ta đã thắng thế. Ngày 27 tháng 4, ông Dulles đã đồng ý một cách lưỡng lự.
Ông chấp thuận một mật điện do Bộ Ngoại giao soạn thảo ra lệnh thay thế Thủ Tướng Diệm. Ông Young viết lại rằng:
"Chẳng một ai trong chúng tôi thật sự tin tưởng vào bức điện đó, nhưng chúng tôi phải đối diện với những đề nghị mạnh mẽ của Collins và ưu thế của ông là ông ta đã đến tòa Bạch Ốc ngay hôm sau ngày ông từ Sàigon về tới Washington."

Mật điện lịch sử ngày 27/04/1955: thay thế Thủ Tướng Diệm

Bức điện ngày 27 tháng 4, 1955 cho phép sắp xếp thay thế Thủ Tướng Diệm trích dẫn ở phần Phụ Lục là một văn kiện lịch sử hết sức quan trọng. Nó giống như mật điện ngày 24 tháng 8, 1963 vào lúc sắp xếp việc đảo chánh.
Sau đây là tóm tắt:
Bộ Ngoại Giao
Ngày 27/04/1955
"Tướng Collins và Ely phải thông báo cho Thủ tướng Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chinh phủ mới nào được chỉ định…
" Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau:
1)Nội các: quyền hành pháp đầy đủ trao cho [Trần Văn] Đỗ hoặc [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng…
2)Hội Đồng Tư Vấn khoảng từ 25 đến 35 đại diện các phe nhóm, gồm cả các giáo phái…và
3) Quốc hội Lâm thời: một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp, gồm những người đã trù liệu được bầu ra hay chỉ định theo lịch trình…" Dulles
Bộ Ngoại giao gửi mật điện đi vào lúc 6 giờ chiều ngày 27/04 giờ Washington nhưng khi chỉ thị vừa được gửi đi là tin tức này đã lọt ra ngoài nên ông Diệm biết được và đã hành động kịp thời.

Những giờ phút quyết liệt cuối tháng 4/1955

Theo tác giả Mark Moyar trong cuốn Triumph Foresaken (xuất bản năm 2006) thì:
"Trong mấy giờ đồng hồ hết sức cam go sau khi gửi mật điện này, Washington nhận được rất nhiều điện văn dồn dập do Đại tá Landsdale gửi.
Rồi ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nữa đêm giờ Washington (Sàigòn là trưa) Landsdale báo cáo là "giao tranh đã bắt đầu giữa Quân đội Quốc Gia và Bình Xuyên."
TT Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles nghe vậy giật mình, quyết định hủy bỏ kế hoạch Collins nhằm dẹp ông Diệm, đồng thời ra lệnh cho Tòa Đại sứ Mỹ ở Paris và Sài gòn phải gấp rút đốt hết các mật điện nói về việc này.
Về thời điểm này, tác giả nổi tiếng về lịch sử Việt Nam Joseph Buttinger trong cuốn "Vietnam, A Dragon Embattled" nhận xét:
"Trong sự tranh đấu để thu hồi và bảo vệ được quyền bính, ông Diệm đã trải qua nhiều giai đoạn bất trắc và khổ cực. Tuy nhiên, cho dù cả trong những tuần lễ trước cuộc đảo chánh và ám sát ông năm 1963, ông Diệm cũng đã không bị gian lao, cay đắng bằng trong tháng 4, 1955."

May mắn cho kế hoạch khai sinh VNCH

Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm trong một chuyến thăm Hoa Kỳ hình ảnh Carl T. Gossett Jr
Trước khi rời Sàigòn về Washington (ngày 20/04), theo tác giả Mark Moyar trong sách đã viện dẫn, Đại sứ Collins có nói với Cao ủy Pháp Ely rằng:
"Hoa Kỳ đã quyết định ông Diệm phải từ chức."
Theo sự thỏa thuận này, ngày 30 tháng 4, Ely tới gặp Quyền Đại sứ Mỹ Randolph Kidder để yêu cầu Hoa Kỳ cộng tác với Pháp trong việc dẹp ông Diệm.
Lúc ấy, Kidder không biết chính sách của Washington diễn biến ra sao vì trước khi rời Sàigòn, Collins chỉ nói với Kidder là "thượng cấp còn đang bàn định về những kế hoạch mới của Hoa Kỳ tại Việt Nam," và lúc này Collins còn đang bàn bạc, vận động tại Washington.
Thế nhưng, vì đã tận mắt thấy ông Diệm đang thành công, Kidder trả lời thẳng thừng cho Ely là "Không, Hoa Kỳ sẽ không cộng tác trong việc dẹp ông Diệm."
Về sau, Kidder kể lại "Lúc ấy tôi thực không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự quyết định lấy về chính sách của Hoa Kỳ, vì nếu trả lời là "tôi không biết" thì thật là buồn cười."
Tướng Ely vô cùng giận dữ và phản đối, cho rằng Hoa Kỳ đã bội ước, vì chính ông đã nhận được sự đồng ý của Tướng Collins về việc thay thế ông Diệm. Thái độ phẫn nộ của Ely cũng giống như lúc ông đã hết sức bất mãn về sự hứa hẹn của tướng Radford là sẽ can thiệp vào Điện Biên Phủ, rồi không làm như vậy.
Dù Ely phản kháng, Kidder vẫn giữ nguyên lập trường là Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm chứ không bắt tay với Pháp để dẹp ông đi.
Rất may cho Thủ Tướng Diệm và còn may hơn nữa cho việc khai sinh nền Cộng Hòa Việt Nam: cũng theo Moyar, nếu như trong buổi họp ngày 30 tháng 4, ông Kidder đã nói thật với Tướng Ely rằng: Tòa Đại sứ thực sự chưa nhận được những hướng dẫn về chính sách của Hoa kỳ đối với ông Diệm vào lúc ấy (ngoài lệnh hủy công điện ngày 27 tháng 4) thì rất có thể ông Ely đã có những biện pháp mạnh mẽ để dẹp ông Diệm hơn là đã nhân nhượng ông ta.
Ngoài ra, giả như Đại sứ Collins không về Washington và có mặt tại buổi họp với Ely hôm ấy thì rất có thể là Collins đã đồng ý với Ely rồi. (Sự việc này cho ta một bài học: hành động của đại sứ Mỹ có mặt tại chỗ là hết sức quan trọng).
Năm năm sau, trong một bức thư gửi TT Diệm (1960), TT Eisenhower còn nhắc tới sự cương quyết và thành công của Thủ tướng Diệm năm 1955:
"Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ thật nhanh chóng."
Nền Cộng hòa của TT Ngô Đình Diệm đã vượt qua và tồn tại đến ngày 1/11/1963.
Bài lấy từ trích dẫn trong cuốn sách 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào' của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng. Ông là Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016).

NGUỒN : https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46058746

Saturday, July 14, 2018

HỌP MẶT KHÓA 1/71 TỰ LẬP - 47 NĂM ALPHA 10 THÁNG 7 NĂM 1971 - 10 THÁNG 7 NĂM 2018

  • NGỒI : PHẠM NGỌC TIẾN - NGUYỄN BÁ THỌ
  • ĐỨNG : NGUYỄN VĂN THÔI - PHAN KIM NHỰT - NGUYỄN NGỌC MINH - VÕ ĐĂNG NAM  - HỒ NGỌC TRIẾT - HÀ HỮU PHƯỚC - NGUYỄN NHỰT QUANG - NGUYỄN THỚI TÍN
  • THI BỮU - NGUYỄN BÁ THỌ - NGUYỄN VĂN THÔI - HỒ NGỌC TRIẾT - NGUYỄN NGỌC MINH - NGUYỄN THỚI TÍN - PHẠM NGỌC TIẾN


  • NGUYỄN THỚI TÍN - NGUYỄN NHỰT QUANG - HÀ HỮU PHƯỚC - TRƯƠNG CHƠN THÀNH - NGUYỄN VĂN THÔI - NGUYỄN BÁ THỌ












Saturday, July 7, 2018

TÔI TỪNG GHÉT 'BỌN PHẢN ĐỘNG BA LAN '

Người dân Ba Lan ủng hộ chính quyền dân chủ của Tổng thống Lech Wałęsa
Tôi đặt chân sang Ba Lan cuối năm 1988, đúng lúc nền kinh tế, chính trị, xã hội đất nước này như bên thùng thuốc nổ chỉ chực chờ mồi lửa là tan tành.
Lúc đó đường phố thủ đô Warsaw hoang tàn, xám xịt. Các cửa hàng vắng teo, trống rỗng. Trên vỉa hè đôi chỗ có những người trung tuổi trải tấm nilon bày bán lèo tèo ít sách cũ, quần áo cũ, đồ cũ. Có cụ bà vai khoác vài nhánh tỏi, cụ ông tay bế con chó con... chôn chân giữa trời tuyết lạnh, đứng bán.
Trên hàng rào nhiều nơi, băng rôn khẩu hiệu chống chính quyền của Công đoàn Đoàn Kết treo công khai. Thậm chí trên các cột điện, các bức tường dán áp phích troll truy nã Đại tướng Wojciech Jaruzelski, Tổng bí thư Đảng Công nhân Thống nhất (Cộng sản), Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan với giá... 1 triệu USD.

Đôi khi diễn ra những cuộc biểu tình ôn hòa có cảnh sát đi theo bảo vệ để chống bạo động, đập phá.
Tháng đầu tiên nhận lương và phiếu mua thịt, cá, đường... gương mặt cả đoàn nghiên cứu sinh chúng tôi ngao ngán, chán chường.
Sáng sớm hàng ngày, trên đường đi học nhìn những ông già bà già về hưu xếp hàng dài trước các cửa hàng thực phẩm, chúng tôi thất vọng tràn trề. Chủ nghĩa xã hội phát triển, thiên đường của những người lao động mà nhếch nhác nghèo đói như thế này ư?
Có thời gian hơn nửa năm trời, tôi không có nổi một cọng mì, một hột cơm để nhét vào mồm, toàn phải ăn bánh mì và khoai tây. Đủ trứng, đủ sữa, thịt cá thì kha khá nhưng thiếu rau nên miệng tôi bị nhiệt đau rát.
Ấy vậy mà tình yêu chủ nghĩa cộng sản trong lòng tôi lúc đó thấm đẫm hơn các chiến sĩ Trung đoàn AK47 của ta bây giờ nhiều. Chẳng có gì phải giấu, lúc bấy giờ tôi là đảng viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, quyết hi sinh phấn đấu cho lí tưởng cộng sản "cao đẹp".
Cả xã hội Ba Lan lúc đó bị phân hóa sâu sắc, bên ủng hộ chế độ Cộng sản, bên ủng hộ Công đoàn Đoàn Kết đối lập. Sự chia rẽ này len lỏi vào từng cơ quan, nhà máy, trường học, thậm chí từng gia đình.
Đoàn nghiên cứu sinh Ba Lan năm đó có 15 thành viên thì 10 người là đảng viên. Không hề lên gân chút nào, dù cuộc sống thiếu thốn, với tâm trạng thất vọng, chán chường nhưng tất cả chúng tôi vẫn một lòng bảo vệ chính quyền của Đảng "anh em", chống lại bọn "phản động" Công đoàn Đoàn Kết.
Với món nợ 40 tỷ USD không thể trả nổi, nền kinh tế Ba Lan rệu rã bên bờ vực phá sản, Đảng cầm quyền buộc phải ngồi vào "Hội nghị bàn tròn", đàm đàm phán với lực lượng đối lập mà nòng cốt là Công đoàn Đoàn Kết.
Bức tượng cuối cùng của các nhà lãnh đạo Cộng sản cũ ở Ba Lan bị giật đổ khi chính quyền mới lên nắm quyền 9/1989
Một thỏa thuận giữa các bên được đưa ra trên bàn hội nghị đã làm thay đổi lịch sử Ba Lan, đó là tổ chức cuộc tổng tuyển cử dân chủ để bầu Quốc hội mới với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị.
Với sự ấu trĩ, với tình cảm thủy chung, tuy bụng trống rỗng nhưng tôi vẫn một lòng chống "phản động" Công đoàn Đoàn Kết, để bày tỏ sự ủng hộ đảng cầm quyền "anh em". Không chỉ riêng tôi, các đồng chí của tôi trong chi bộ đảng nghiên cứu sinh cũng một lòng như vậy.
Khi kết quả bầu cử Quốc hội được công bố với thắng lợi tuyệt đối của phe dân chủ ở cả 100 ghế Thượng nghị viện và 40% ghế bầu lại của Hạ nghị viện. Công đoàn Đoàn Kết được chỉ định đứng ra thành lập chính phủ mới, chế độ XHCN Ba Lan bị xóa sổ, mở đầu cho sự sụp đổ liên hoàn của hệ thống XHCN từ Đông Âu đến Liên Xô.
Tôi và các đồng chí trong chi bộ bàng hoàng, hoang mang tột độ. Một câu hỏi lởn vởn ám ảnh mãi trong đầu tôi là: Tại sao nhân dân Ba Lan lại một lòng ủng hộ thế lực "phản động" bằng chính lá phiếu bầu cử tự do của mình? Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan tự giải tán ngay sau đó để chuyển thành Đảng Dân chủ cánh tả.
Chưa hết, tôi vẫn còn đặt hi vọng vào cuộc bầu cử Tổng thống sau đó một năm. Nhưng rất đáng thất vọng, kể cả tổng thống Jaruzelski (Tổng bí thư Đảng CNTN Ba Lan cũ) do Quốc hội chỉ định và tất cả các lãnh tụ cánh tả không dám ra ứng cử trong cuộc bầu Tổng thống năm 1990, để lãnh tụ Công đoàn Đoàn Kết Lech Wałęsa thắng cử trước Stan Tyminski Ba Lan kiều triệu phú từ Peru. Thắng lợi tuyệt đối thuộc về phe dân chủ, "phản động".
Chế độ XHCN Ba Lan bị xóa sổ một cách dân chủ, công bằng và minh bạch nhưng từng đó vẫn chưa khiến tôi chịu "mở mắt". Với tình cảm quá sâu nặng của cả gia đình cách mạng nòi, tôi vẫn luyến tiếc thể chế Cộng sản Ba Lan. Chỉ sau cuộc đảo chính Gorbachov tại Liên Xô ngày 19/8/1991 do phe Cộng sản bảo thủ tiến hành, tôi mới thực sự thay đổi quan điểm, tư tưởng.
Sau sự sụp đổ của chế độ Cộng sản, cuộc sống mới tại Ba Lan thay đổi tích cực từng ngày. Những chiếc lá úa tàn tạ cuối đông lìa cành, mầm lộc đầu xuân bừng dậy đầy sức sống thành thảm lá xanh mướt mát.
Cũng chính các cán bộ viên chức, các sĩ quan quân đội, cảnh sát của chế độ Cộng sản Ba Lan cũ đã và đang chung tay tạo dựng nên thể chế mới, xây dựng nên cuộc đời mới tươi đẹp.
Cũng chính lãnh tụ cộng sản từng tuyên bố giải tán đảng của mình, sau khi trở thành tổng thống Ba Lan, năm 1997 đã kí Hiến pháp mới, đặt Chủ nghĩa Phát xít và Chủ nghĩa Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

Thủ đô Warsaw của Ba Lan ngày nay
Ba Lan ngày nay là 1 trong số 30 thành viên của Tổ chức các nước phát triển OECD, là đất nước suốt 20 năm nay có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất Cộng đồng Châu Âu EU, là đất nước có tỉ lệ tội phạm và li hôn thấp nhất EU, là đất nước phát triển diệu kì mà bất kì bạn bè nào của tôi sang thăm những năm gần đây đều trầm trồ khen ngợi là văn minh, thanh bình, hạnh phúc và đáng sống.
Ba Lan ngày nay từ một nước đứng thứ 79 về mức độ tham nhũng đã lọt vào top 30 nước ít tham nhũng nhất thế giới.
Ba Lan ngày nay đã vượt mức sống của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và đe dọa sắp vượt tiếp Tây Ban Nha, Italy... về PPP tính theo đầu người.
Thế mà có một thời tôi từng là thành phần hăng hái làm "phản động" chống lại tiến trình đổi mới của xã hội Ba Lan. Khi nghĩ về một thời ấu trĩ, cực đoan này, tôi luôn hối lỗi và xấu hổ.
Tôi tin, không lâu nữa đâu, sẽ tới ngày các thành phần ở Việt Nam đang gọi tôi và bạn bè của tôi là phản động cũng phải hối lỗi và xấu hổ như tôi đã từng.
* Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân của nhà văn Trần Quốc Quân, hiện định cư tại Warsaw, Ba Lan.
NGUỒN :  https://www.bbc.com/vietnamese/world-44727577

Monday, June 18, 2018

TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH CHIẾN



TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH CHIẾN
Để Vinh Danh Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 2018
   Bạn thân mến!
Tất cả chúng ta đã trải qua cuộc chiến. Một số lớn anh em chúng ta đã bỏ mình cho Tổ Quốc, một số không nhỏ đã mang những thương tật trên thân thể và những vết sẹo trong tâm hồn. Hầu như tất cả chúng ta còn lại cùng gia đình và bao người thân quen đều phải gánh chịu nhiều hư hao mất mát, những gảy đổ phi lý, những điêu tàn cơ cực. Trong khói lửa binh đao. Sau ngày buông súng. Trong trại tù tủi nhục. Khi lênh đênh trên biển. Lúc làm lại cuộc đời trên xứ người. Hay đành tiếp cuộc sống trong nhà tù lớn tại quê hương …
   Bạn ơi!
Có cuộc chiến nào mà không có đau thương tàn phá. Có cuộc chiến nào mà không có chết chóc chia phôi. Và chen vào giữa đời lính luôn có sự hiện diện của tình yêu. Vì chỉ duy nhất tình yêu mới có thể giúp đở, cưu mang và nuôi dưỡng người cầm súng quên đi bao gian khổ, bất chấp bao nguy hiểm thường trực, để sống sót vươn lên trong thử thách bảo lửa. Cho dù đó là tình yêu quê hương xóm làng, tình đồng đội sống chết bên nhau, tình nghĩa vợ chồng của đôi chinh phu chinh phụ. Là cuộc tình thơ mộng hay tình sầu giữa chàng lính chiến và em gái hậu phương, hoặc một chuyện tình đắm đuối trong lần về phép rồi dở dang oan trái vì hai phương trời cách biệt.
Tình yêu đó như thể một cánh hoa mọc giữa sườn đá. Một hơi ấm giữa cơn mưa rừng. Một cứu cánh bên bờ vực chết. Một vị ngọt giữa cái đắng, thần dược của nổi đau trong đời chiến chinh. Một cái dù bao la che chở khi ta bị thương tật. Và một ánh sáng chớp vào tim trước khi nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng
Ôi! Người lính, tình yêu và nỗi chết. Thử hỏi người trai nào sống trong thời chiến mà chưa một lần biết đến những danh từ trên! Có người lính nào mà không một lần nghĩ đến thân phận khi dấn thân vào sương gió?! Và còn gì tuyệt đẹp hơn khi tình yêu đến trong địa ngục biển lửa, nơi mà sự nguy hiểm, thử thách kề cận bên cái chết càng thôi thúc lòng tin yêu, nổi nhung nhớ đến tuyệt hảo. Vì trong tiếng thì thầm của tình yêu thời chiến đã có sẳn chử hy sinh. Vì khi tình yêu vừa len nhẹ vào đời người lính nó đã mang theo mầm mống của lo sợ tan vỡ, của mất mát chia ly và chết chóc. Trong thử thách, gần với nổi chết, tình yêu nơi người lính càng sáng ngời hoa mộng, mang đầy từ tâm.Là nơi bám víu giữa những lằn chớp của bom đạn. Là nhung nhớ lơ lững giữa nguy hiểm. Là bao nhiêu lần mơ đến em. Là bấy nhiêu lần nguyện cầu khi không biết phải làm gì hơn. Là cảm nhận hạnh phúc tuyệt vời dù chỉ với lá thư tình trong ba lô hay một tin nhắn của người yêu từ phương xa. Hoặc đơn giản hơn là những bộc lộ thiết thực khi cảm nhận thiếu vắng em, những ao ước được dạo phố bên em, những cơn mê thèm ôm em. Ngay giữa những tiếng nổ. Giữa những đêm khuya trắng mắt. Trong những cơn say chưa đủ say. Khi không biết ngày mai sẽ ra sao:
     “Mấy tháng rồi tao chưa thấy Sài Gòn
       Mấy tháng rồi tao không được ôm em
       Tao thèm làm tình như tao thèm sống
       Tao thèm hôn em, hôn liên miên…”  *Mưa và Nỗi Chết ở An Lộc/ Tác giả Nguyễn Tiến Cung
Cuộc chiến nào cũng luôn nổi bật những câu truyện về những người lính xông pha nơi chiến trường có người yêu để lại đằng sau. Những tình cảnh dạt dào thắm thiết của chàng nơi sương gió thương nhớ em ở làng xa, “chiều chiều ngoài biên cương,nhìn ra khơi ngàn sóng biếc mơ đến em bên bến sông buồn trông chờ” Là những thơ tình trang tải nổi nhớ nhung của nhau. Những hẹn hò quý báu trong những ngày nghỉ phép ngắn ngủi. Những tâm sựthầm kín, những dự tính thơ mộng, những nụ hôn gắn bó, những hiến dâng tự nguyện. Để nhiều khi, những cuộc tình ấy đơm hoa kết nụ theo tháng ngày chinh chiến, cho dù về sau chàng là “bại tướng cụt chân”; hay cuộc tình vụt tan khi tin em sang ngang đến giữa tiếng bom đạn. Và đôi khi cuộc tình bị chém ngang tim với tin dữ chàng vừa gục ngã nơi một tiền đồn không tên, rơi nhẹ vào chốn miên viễn không hận thù, bỏ lại cuộc đời trai trẻ và “người tình còn đó anh nhớ không anh”.
Trong thời gian chờ ra đơn vị, tại BV Đỗ Vinh, tôi tình cờ đọc lại cuốn truyện dịch “Một Thời Để Yêu, Một Thời Để Chết”. Một câu truyện về người lính, tình yêu và sự chết xẩy ra như bao câu chuyện tương tự trong cuộc chiến hiện tại, nhưng không hiểu vì lý do gì cuốn truyện này bấy giờđã để trong tôi một ấn tượng sâu đậm. Có thể vì đó là thời gian tôi đang chơi vơi đeo đuổi mối tình đầu đời ở tuổi hai mươi sáu. Giữa những giường bệnh, giữa những tiếng rên đau, chưởi thề, nghiến răng của thương binh, trong mùi ẩm ướt của sàn nhà, mùi bông băng thấm máu và của thuốc men, tôi chứng kiến bao nụ cười hạnh phúc của các đồng đội thương binh kề cận, do những người mẹ, người chị hay em, hoặc người tình đem đến. Là những thức ăn quen thuộc do nhà nấu, trái cây tươi mát đưa tận miệng. Là những e ấp nắm tay, những an ủi trìu mến. Là những ánh mắt thương cảm, ưu buồn lo lắng khi nhìn thấy vết thương nặng của người thân. Là những thăm hỏi, hay đôi khi chỉ là những câu nói bâng quơ, dù ngồi hằng giờ bên cạnh giường. Là những gói thuốc lá, ly cà phê đá, những chiếc khăn tay, những cuốn truyện từ các em gái hậu phươngđem đến…
Câu truyện “Một Thời Để Yêu, Một Thời Để Chết” của tác giả Erich M. Remarque chọn bối cảnh nước Đức trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Anh lính Đức Erust Graeber về thăm nhà lần đầu tiên sau 2 năm ở chiến trường Miền Đông. Dưới khung cảnh đổ nát của thị trấn mình liên tục bị Đồng Minh oanh kích, anh tìm thấy được tình yêu với nàng Elizabeth Kruse, một người quen xưa của gia đình. Một tình yêu mãnh liệt giữa 2 con người không còn gì để phải sợ mất mát đã nảy mầm giữa tiếng bom đạn và chết chóc rồi vươn lên thắm thiết giữa nồng nàn ân ái,  khắc khoãi âu lo trong nổi buồn mênh mang vô định của có nhau hôm nay, mất nhau ngày mai. Thay vì đào ngũ, Erust quyết định trở lại đơn vị để rồi gục ngã bởi viên đạn bắn do chính những tên du kích Nga anh vừa thả ra, khi tay anh đang cầm lá thư của vợ báo tin có thai con mình. Truyện được kết thúc bằng một câu ngắn gọn “Đôi mắt chàng khép lại”. Khép kín luôn cả một khung trời, một giấc mơ hiền hòa bình dị vụt biến khi cái chết đến quá nhanh và phi lý. Dững dưng. Không một dấu than. Không một dấu hỏi. Như một giọng hát soprano đang ngân lên thật mạnh và cao vút, bổng đột nhiên ngưng…
Thực tế, người lính trong cuộc chiến chống CS xâm lăng của ta, tình yêu và nỗi chết của họ rất khác biệt, dù người lính vẫnlàm bổn phận người trai khi đất nước cần, tình yêu vẫn giống nhau trên danh nghĩa, và cái chết vẫn là cái chết bình đẳng dưới mọi hình thức cho cả quan lẫn quân.
Người lính của chúng ta là những ai? Những chàng trai trẻ đi theo tiếng gọi non sông tình nguyện nhập ngũ, những kẻ động viên hay đôn quân, kẻ trước người sau rời xa mái trường, quê nhà và người thân lên đường tòng quân bảo vệ đất nước. Họ thuộc mọi thành phần của xả hội tự do Miền Nam, đến từ mọi nẻo đường, từ những chốn xa xôi hẻo lánh hay đô thị đông người, suốt từ Đồng Hà Quảng Trị khô cằn tuyến đầu, ngang qua Cố Đô Huế rồi đến Duyên Hải nắng đẹp Miền Trung,lên tận Cao Nguyên rừng xanh âm u, quanh quẫn Thủ Đô Sàigòn-Gia Định mến yêu, xuyên qua những mảnh đất phì nhiêu màu mở của Đồng Bằng Cữu Long đến tận Cà Mâu… Bao gồm mọi tôn giáo, với đầy đủ giọng nói ba miền Nam Bắc Trung, đồng một lòng sát cánh chiến đấu bên nhau. Họ xuất thân từ các Trung Tâm Huấn Luyện địa phương, từ trường Thiếu Sinh Quân hay các Trung Tâm Huấn Luyện quốc gia Thủ Đức, Quang Trung, Đồng Đế, Dục Mỹ, TT Huấn Luyện Nhảy Dù… hay các trường ĐH quân sự Hải Lục Không Quân, Quân Y... Họ là những:
     “Người lính trẻ đã một thời giong ruổi
       Đem tình người tình lính trấn biên cương
       Vẫn một lòng chung thủy với quê hương
       Dù oan nghiệt rẽ đời qua trăm hướng”  * Huy Văn
Những người lính ấy đồng thời cũng là anh em trong cùng một gia đình, là con chú con dì trong dòng họ, cùng làng xóm phố phường, là bạn học cùng trường, từng quen biết nhau hay xa lạ nhưng cùng một lý tưởng, tình nguyện gia nhập quân đội VNCH để chống trảkẻ thù xâm lăng. Họ là những người con ưu tú của đất nước trong mọi binh chủng mà tổ quốc luôn ghi ơn khi họ đền nợ nước.
     “Xin tạ lỗi với đời trai khói lửa
       Những địa danh ngang dọc bước quân hành
       Đoàn tráng sĩ qua sông lần vĩnh biệt
       Tưởng đang còn cuộc rượu lúc tàn canh."  *Xin Một LầnTạ Lỗi/ Trần Ngọc Nguyên Vũ
Còn những người yêu của lính hoặc những cô gái mà người lính đeo đuổi si tình là ai?Phải chăng là em gáicủa thằng bạn nối khố, là người con gái lớn lên trong cùng xóm, cùng một thị trấn, ở làng bên cạnh, trong một quận lỵ, một trường tiểu trung học,trên thềm đại học, cùng chung nhóm bạn. Là người quen biết trong gia đình. Là em thím Tư, là cháu mợ Ba, là bạn thân của nhỏ em, con gái ông Thượng Sĩ trong trại gia binh. Là những o thôn nữ mộc mạc đơn sơ trong chiếc áo bà ba trắng xanh đỏ tím vàng gặp trên đường chinh chiếnkhi dừng chân uống nước ở ven đường ta nhìn thấy…
                   Em là người con gái ta chưa quen biết nhưngchợt thấy giữa nhóm bạn cùng trang lứa trong quán chè, quán kem… đang ăn vặt bò bía, phá lấu nước mía ở góc đường, hoặc là những thiếu nữ dung dăng dạo phố Nguyễn Huệ, Thương Xá Tax mà ta muốn tìm quen theo về tận nhà. Họ cũng là người em hậu phương đến choàng vòng hoa chiến thắng “trong ánh vinh quang rộn ràng, anh bước hiên ngang về làng”, là người mà ta tình cờ bắt gặp có một đôi mắt long lanh thơ ngây, đôi má hây hây và một nụ cười hồn nhiên khiến ta bổng vương vấn trong một chiều rực nắng. Đó là một mái tóc mây hồng nghiêng ngiêng sau vành nón trên cầu Trường Tiền khiến ta mê mẫn dù lời nói khó hiểu” mô tê răng rứa - anh đừng đi gần tui mà tui ốt dột. Mạ tui thấy la tui đó!” Hay là một cô bé tóc ngắn có dáng nghịch ngợm chạy xe honda với câu nói thật ngộ “Tui hổng chịu đâu - Dzậy sao?!” Là một tà áo tím nên thơ với giọng nói nhẹ như gió thoảng của “cô em Bắc Kỳ nho nhỏ”…Là bao nổi nhớ. Bao chờ mong. Bao vấn vương. Bao mộng ảo. Bao diệu kỳ không nên lời…Là con suối nhẹ nhàng đi qua tim ta. Là cơn đau nhức nhối trong nổi thương nhớ
     “Nếu một mai bé nhìn hoa dù nở
       Lời tỏ tình anh gởi đó nghe cưng
      Hoa dù tròn như nguyện ước yêu thương
      Anh lơ lững giữ giòng đời vạn biến…”
Chuyện tình của họ như thế nào? Cũng ngập ngừng, cũng lo sợ, lãng mạng và say đắm. Cũng liều lĩnh, bất chấp, nhanh chóng và thương đau. Đột ngột và lâng lâng tự nhiên đến như thể“nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, bằng mây nhè nhẹ gió hìu hiu!” Như một cơn “gió thoảng xa xôi, gió nào rung động tim tôi, hay là dư âm suốt đời!” Hay nhẹ nhàng buông thả trử tình của “chưa nắm tay em mà lòng đã yêu, chưa uống môiem mà tình đã say!”Tình lính thường long đong ray rứt.Yêu trong vô vọng. Yêu trong cuồng si. Yêu trong chớp nhoáng. Tình lính “tính liền” với đám cưới trong ba ngày phép trước khi ra lại đơn vị. 
Em yêu anh vì yêu dáng phong trần hiên ngang của anh, yêu luôn cả mũ đỏ thiên thần và bộ đồ hoa dù. Yêu cái nhìn nồng nàn, đôi mắt rực lửa, nụ cười rạng rở với giọng cười sảng khoái của anh. Yêu sự chìu chuộng săn đón của anh, yêu con đường mình cùng chung lối, yêu vòng tay siết chặt, nụ hôn nóng bỏng mang theo mây trời và giông bảo vào đời em. Là mong đợi những thư tình đơn sơ gởi từ KBC xa lạ. Là thích nghe anh kể chuyện đời quân ngủ, chuyện xông pha ngoài trận tuyến. Thương anh em đành thương luôn cả đầu tóc húi cao caré, làn da đen thui khét nắng và luôn cả mùi ẩm mốc của bộ đồ trận. Và từ khi em là người yêu của lính, em biết yêu nhạc lính, yêu màu tím hoa sim, biết lo sợ thấp thỏm đợi chờ tin anh, biết cầu nguyện Ơn Trên gìn giữ anh và theo dỏi bước chân anh qua những đêm trằn trọc khó ngủ. Yêu anh là chấp nhận những ngày cô đơn xa anh, những chiều dạo phố một mình, ráng làm quen với tên xa lạ của những nơi anh bước qua, là đến thăm anh tại tiền đồn hay trong quân y viện.
Làm vợ anh là chấp nhận thương đau thua thiệt, chắt chiu với tiền lính là “tính liền”, là đếm những ngày xa anh, là tạm ở tại hậu cứ trong căn phòng nhỏ lợp tôn với hai quả tim đồng, hay nay đây mai đó theo đơn vị anh và đành phó mặt tương lai cho số phận. Là lỡ làng đời em. Ai trong chúng ta đã không một lần ngậm ngùi trước hình ảnh chẳng thể quên của người góa phụ trẻ tuổi phủ phục bên cạnh quan tài chồng, tay xoa xoa lá cờ che kín nắp hòm, thì thầm những lời yêu đương.
     “Xin tạ lỗi với ai người chinh phụ
       Đã hóa thân nàng Tô Thị trông chờ
       Đứng sừng sững giữa hai vầng nhật nguyệt
      Nhỏ xuống dòng lệ máu bốc thành thơ
      Xin tạ lỗi cùng em người hiền phụ
      Đã vì ta lận đận suốt một thời
      Cùng ngụp lặng trôi theo dòng sinh mệnh
      Tấm gương đời cuối thế kỹ hai mươi.”  *Trần Ngọc Nguyên Vũ
Tình lính thường đến nhanh gọn, nóng sốt, si mê bồng bột như trẻ con. Tuy chai sạn trong phong sương, nhưng người lính rất mềm yếu, ngây ngô, dễ rung động và non nớt trong tình trường “Đôi khi muốn nói yêu em nhưng ngại ngùng đành lãng phai!” Người lính thường xin chịu phần thua thiệt, lo sợ cho sự xa mặt cách lòng, cạm bẩy và cám dổ của đèn màu đô thị.Nhưng tình yêu đã nuôi dưỡng họ, giữa những thực tế phủ phàng của chiến tranh. Tình yêu cho họ thêm sức mạnh, ý chí và tinh thần chiến đấu. Tình yêu của lính cao thượng. Biết chấp nhận sầu ly. Biết thông cảm cho tình cảnh của người hậu phương, “đường vào ngày mai sỏi đá, thôi em về quên hêt đi ngày xưa!” Nhận thư Má viết ngắn gọn “con Tú qua thăm Má và khóc, nói nó không thể đợi con được. Tuần sau nó sẽ lấy chồng là thầy giáo gần nhà”. Người lính hoa mắt, đông đá, sau một vài câu chửi thề, xách súng bắn một tràng chỉ thiên. Nổ nghe như pháo ngày cưới. Ông Thầy cũng đành lắc đầu. Thế là xong! Còn với ông Thầy ‘tử thương” vì tình thì sao? Thầy và đám đệ tử tụm lại làm vài chầu ngất ngư để quên sầu hay tưởng như quên sầu, rồi lầm lì để sau đó tình nguyện lãnh nhiệm vụ nguy hiểm nhất cho đơn vị trong lần đánh tới. Tình yêu mang đến hy vọng. Tình yêu sưởi ấm đời lính nhọc nhằn.
Bạn thân mến
Có tình yêu hay chưa có tình yêu, người lính vẫn dũng cảm xông pha trận tuyến, làm tròn bổn phận giao phó. Thương tật hay chết chóc là chuyện không ai mong muốn nhưng vẫn chấp nhận khi trời gọi ai nấy dạ. Cái chết đôi khi đơn độc trong tiểu đội khinh binh, đôi lúc vài ba mống cùng một lúc khi trung đội tiến chiếm mục tiêu. Có khi đi đong luôn gần cả nữa đại đội vì bom bạn thả lầm,hay nhiều hơn nữa khi tiểu đoàn bị tràn ngập…Có cái chết đến nhanh sau một tiếng nổ lớn, có cái đến từ từ, quằn quại trong đau đớn. Có cái chết thật tức tưởi oan nghiệt, có cái vì can đảm đở đạn cho đồng đội bên cạnh. Người lính chết trong từng hố cá nhân, hay chung với nhau trong các đợt xung phong với xác quan và quân sát bên nhau, rải rác đây đó trên các nẻo đường đất nước. Chết toàn thây hay thân xác nổ tung? Chết mất tích trong bụi bờ, trên đường di tản, hay được chở về tận nhà trong hòm nhôm? Trong giây phút tử thương, “nằm chết như mơ”ấy, người lính trận trẻ tuổi có kịp chăng kêu lên Mẹ ơi, như anh đã từng làm khi đau ốm hay trong rủi ro? Có đủ chăng anh thì giờ nhớ đến người vợ bé bỏng luôn trông ngóng chờ đợi anh nơi hậu cứ? Hay có kịp thấy chăng anh nụ cười ánh mắt của người em nhỏ anh thầm yêu mà anh đành giả từ nơi ngôi làng xa trên bước đường chinh chiến?!
Người chết trận chính thức giả từ vũ khí. Họ thật sự là những anh hùng đã đi vào huyết sử của dân tộc, là hồn thiêng của sông núi. Họ là những cứu tinh của đơn vị, là huyền thoại của đất nước. Chết trận là chết không một than vãn. Không một ai oán. Không có lấy một lời trăn trối cho người yêu, không kịp một lời xin lỗi với vợ dại con thơ ở nhà. Nhưng khi người lính nhắm mắt buông xuôi, tình yêu vẫn luôn hiện hữu trong ánh sáng vĩnh cữu của tin yêu, trong tình thương nhớ vô vàn của đồng đội và gia đình.
     “Anh đi mãi, không bao giờ trở lại! 
      Tôi viết vần thơ của thời hoang dại. 
      Những vần thơ hoài niệm nhớ thương anh. 
      Và đêm nay, trong khóe mắt long lanh giọt lệ buồn…
      Tôi khóc anh vĩnh biệt!”  * Hồ Sĩ Duy.
Khi một người buông tay. Một người ngã. Một thoáng yêu nhau, Một thoáng ngậm ngùi, thì các bạn thân ơi, là những người sống sót qua cuộc chiến nay tạm dừng bước giang hồ, chúng ta cần phải ngồi lại bên nhau, xích sát vào nhau hơn nữa. Đừng hững hờ, tẻ nhạt. Hãy nhớ đến nhau hoài. Xin chớ xa lánh nhau.Cho tình đồng đội vẫn trung tín. Cho khí thế vẫn dũng mạnh. Để tiếp tục đồng hành với nhau và chung sức giữ đời cho nhau. Trong tinh thần anh em đoàn kết một nhà. Trong tinh thần Cố Gắng Nhảy Dù muôn thuở. Luôn giữ vững niềm tin quê hương Việt Nam sớm thoát nô lệ xiềng xích CS. Cùng tham gia sinh hoạt với cộng đồng người Việt tỵ nạn, xem đó như một đóng góp bảo tồn lịch sử VNCH hòng giúp thế hệ hậu sinh thấu hiểu về tinh thần chiến đấu bất khuất của Quân Đội VNCH.
Xin nghiêng mình yêu thương và kính trọng người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa
Xin cùng tưởng nhớ đến hai mươi ngàn quân nhân thuộc Binh Chủng Nhảy Dù đã nằm xuống cho cuộc chiến Việt Nam (**)
Xin cầu nguyện Ơn Trên gìn giữ bạn cùng gia đình thân yêu. Cám ơn đời cho chúng ta vẫn còn có nhau. Cám ơn em, người vợ lính, vẫn cùng anh đồng hành trong suốt cuộc đời. Chúng mình vẫn còn bên nhau. Và mãi mãi bên nhau, nhé em. Cho nhau“một chiều vui sống. Quên hết tang bồng”. Được như vậy, anh sẽ mời em một bản tango tối nay, ngay bên bờ hồ. Vì em yêu ơi, It takes two to tango.     
   Vĩnh Chánh
(**): Con số hai mươi ngàn quân nhân Nhảy Dù thiệt mạng do Trung Tưóng tại chức Nhảy DùJoseph Anderson, chỉ huy trưởng Quân Đoàn Không Kỵ XVIII của Quân Đội Hoa Kỳ, tường trình trong buổi lể trao tặng danh hiệu “Airborn of The Year 2017” cho chủ tịch tiền nhiệm của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam là mũđỏBS. Lê Quang Tiến, tại Atlanta, Georgia vào ngày 29 tháng Tư, 2017.