ĐỖ LỆNH DŨNG - CHƯƠNG 9

 Lê Thiệp

                                                 

CHƯƠNG 9

 

Việt Nam Hậu 75

Lịch sử Việt Nam từng ghi lại những cuộc trả thù của kẻ thắng. Nguyễn Phúc Ánh khi lên ngôi đã đào mả Nguyễn Huệ, lấy xương sọ kẻ thù làm bô đi tiểu. Trước đó, Trần Thủ Độ chôn sống tôn thất nhà Lý theo chính sách nhổ cỏ nhổ cả rễ. Đó là đòn thù giữa một cá nhân với một cá nhân hoặc dòng họ này với dòng họ kia. Cuộc trả thù của người Cộng Sản đối với miền Nam tinh vi hơn, lâu dài hơn, thâm độc hơn, rộng lớn hơn và hậu quả có lẽ kéo dài nhiều thế hệ.

Người dân miền Nam đã thở phào vì “hòa bình lập lại” và dẫu sao thì “tắm máu” không hề xảy ra như một số đông vẫn lo sợ. Nhưng tuần trăng mật giữa chế độ mới và người dân của phía bại trận không kéo dài.

Người Cộng Sản đã có nhiều kinh nghiệm từ cuộc tiếp thu miền Bắc sau năm 1954 và kinh nghiệm của Trung Cộng, Nga Xô để đối phó với dân miền Nam.

Khởi đầu là đánh tư sản mại bản. Sau khi gom hết tài sản của người dân, biện pháp đổi tiền liên tiếp được tung ra để chắc chắn không còn ai giấu giếm gì được nữa. Quốc sách Kinh Tế Mới không có mục tiêu kinh tế mà chỉ đơn thuần là biện pháp hành chánh buộc người dân miền Nam, nhất là thị dân, phải bỏ nhà, bỏ cửa dấn thân vào vùng đất hoang vu, cằn cỗi.

Những biện pháp trên mới chỉ là mào đầu cho một kế hoạch rộng lớn hơn nhằm củng cố chế độ, đề phòng mọi chống đối có thể xảy ra bất chấp hậu quả đối với đại khối dân tộc. Bằng cách lấp lửng, người Cộng Sản đã lợi dụng lòng ngây thơ của quần chúng miền Nam, êm thắm lùa cả triệu người vào tù.

Ngày 3-5-1975, Ủy Ban Quân Quản thành phố Sài Gòn ra thông cáo buộc tất cả những ai còn giữ vũ khí phải đem nộp tại trụ sở công an. Lai rai sau đó là những thông cáo đầy vẻ khoan hồng.

Ngày 10-6-1975, Chính Phủ Lâm Thời thông cáo lệnh tất cả quân cán chính miền Nam ở những cấp bậc thấp – về phía quân đội là binh sĩ và hạ sĩ quan, phía chính quyền là những nhân viên thường dưới ngạch chủ sự, đốc sự phải đi hoc tập ba ngày.

Tuy hoang mang trước chế độ mới, tuy điêu đứng vì chính sách đánh tư sản, thúc đẩy đi kinh tế mới, hoặc đi nghĩa vụ quân sự, thanh niên xung phong đối với những người trẻ tuổi, người dân miền Nam vẫn chưa được nghe đến danh từ cải tạo.

Ngày 20-6-1975, chính Tướng Trần Văn Trà ký một thông cáo yêu cầu tất cả sĩ quan quân đội miền Nam, tất cả đảng viên các đảng phái chính trị, tất cả các công chức cao cấp chủ sự trở lên của chính quyền miền Nam phải trình diện để đi học tập. Họ được yêu cầu mang theo giấy bút, mùng mền, thực phẩm, quần áo và tiền bạc đủ dùng trong mười ngày. Mọi người đều hiểu các thành phần trên sẽ phải học đường lối chính sách của chế độ mới trong mười ngày giống như những binh sĩ đã học tập ba ngày rồi được trở về lo cuộc sống mới trong một nước Việt Nam Thống Nhất.

Toàn bộ dân chúng miền Nam đã hiểu lầm và mười ngày đã kéo dài có khi hơn mười năm.

Đã có biết bao nhiêu người tự mình ôm chăn chiếu, mùng mền dấn thân vào tù?

Theo con số chính thức của chế độ cầm quyền được công bố trên tờ Sài Gòn Giải Phóng, riêng tại Sài Gòn là 167,000 bao gồm sĩ quan các cấp, cảnh sát, chiêu hồi, viên chức chính phủ, đảng viên đảng phái chính trị. Các tổ chức như Ân Xá Quốc tế và Aurora Foundation chỉ dựa vào những còn số chính thức do chế độ công bố, ước tính tổng cộng hơn 300,000 người đã bị giam cầm trên toàn thể lãnh thổ miền Nam. Nhưng theo những ước tính khách quan khác, con số lớn hơn nhiều – khoảng trên 1,000,000 người.

REPORT THIS AD

Tỉnh Phú khánh chỉ có 300,000 dân cư, nhưng có đến 12 trại tù giam giữ trên 50,000 người. Ngay sát Sài Gòn, tỉnh Đồng Nai có 12 trại gồm Trảng Táo, Xuyên Mộc, Xuân Lộc, Trảng Bom, Suối Máu, Phước Lễ, Long Thành, Long Giao, Hố Nai, Gia Ray, Biên Hòa, Bà Rịa chỉ riêng trại Suối Máu có trên 6000 tù nhân.

Tù nhân được đưa vào những vùng đất hoang vu cằn cỗi, tự họ phải xây dựng lấy nhà tù trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Họ bị lao động khổ sai, bị đày đọa tới tận cùng về thể xác cũng như tinh thần. Chế độ mới tìm đủ cách để trấn áp, triệt tiêu mọi mầm mống chống đối có thể xảy ra. Người Cộng sản nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và đối với họ toàn bộ dân chúng miền Nam là kẻ thù, là ngụy dân, là tay sai CIA, là kẻ tiếp tay cho đế quốc Mỹ trong cuộc chiến vừa qua.

Khác với miền Bắc, Cộng Sản dồn mọi nỗ lực vào chiến tranh, miền Nam từ sau năm 1954 đã xây dựng được một hạ tầng cơ sở tương đối vững chắc về kinh tế, giáo dục… Các chuyên viên ngành nghề đều được đào tạo nghiêm chỉnh, theo tiêu chuẩn cao. Khi lâm vào tình trạng kiệt quệ, Hà Nội đã mời Thủ Tướng Lý Quang Diệu sang để cố vấn vào năm 1979.

Ông Lý Quang Diệu từng đưa Tân Gia Ba từ một tiểu quốc lên thành một thế lực ở Đông nam Á. Câu trả lời của ông đối với Hà Nội là cả một ngỡ ngàng – “Các ông không phải học đâu xa, học ngay miền Nam.”

Điều mà cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu quên mất là chỉ ba năm dưới chế độ mới, miền Nam không còn là miền Nam như ông vẫn biết. Tất cả chất xám hoặc đang bị tù không có ngày ra, hoặc đã vượt biên. Hạ tầng cơ sở kinh tế bị hủy hoại toàn bộ vì chính sách đánh tư bản mại bản và kinh tế kiểu xã hội chủ nghĩa. Thủ Tướng Lý Quang Diệu cũng không hiểu được dù cùng là người Việt, người Cộng Sản đã nhìn người dân miền Nam như kẻ thù và không bao giờ lại có thể tin dùng kẻ thù. Từ Bắc chí Nam, trại tù mọc lên như nấm, nhìn vào bản đồ lấm chấm như da beo khiến danh từ Bamboo Gulag đã được dùng để so sánh với quần đảo ngục tù ở Nga dưới thời Stalin.

Khi cả triệu quân cán chính miền Nam bị tù, gia đình họ bị đọa đầy, bị ruồng rẫy, bị đẩy ra khỏi mọi sinh hoạt xã hội. Người vợ nay phải đảm đương trách vụ chủ gia đình, nhưng lại không dễ kiếm được việc để sinh sống, con cái vì lý lịch hoặc phải đi nghĩa vụ, đi thanh niên xung phong, hoặc dật dờ ngoài đường phố vì chế độ không cho những đứa trẻ này cơ hội học hành nữa. Dù học giỏi đến đâu, nhưng với lý lịch xấu, con em ngụy quân, ngụy quyền không bao giờ lọt vào đại học.

Cuộc chiến đã khiến dân tộc Việt Nam chịu mọi tang thương và sau cuộc chiến tang thương vẫn tiếp diễn ở mức độ kinh hoàng hơn. Chính sách của Cộng Sản khiến hàng triệu người bỏ nước ra đi, hàng trăm ngàn người chết vì hải tặc, vì giông bão giữa biển khơi. Hơn nữa, chính sách trả thù đã xé dân tộc thành hai- một là người Cộng Sản hai là người dân, một là Bắc hai là Nam, một là đảng viên cán bộ nhà nước, hai là người dân thường; một là quan chức tham nhũng từ thượng tầng cơ sở trở xuống, giàu sụ và phía kia người dân đói rách.

Người Cộng Sản đã thắng trong ý đồ xâm chiếm miền Nam, đã tự hào là mũi xung kích của xã hội chủ nghĩa, đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế. Người Cộng Sản đã hãnh diện đánh lại ba thế lực ghê gớm nhất: phát xít Nhật, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một thành tích quên không nói đến là Cộng Sản đã thành công trong nỗ lực phá hủy văn hóa, chia rẽ dân tộc, biến Việt Nam thành quốc gia tụt hậu chậm tiến nhất thế giới, và chỉ một thời gian ngắn, đưa cả miền Nam vào các trại tù dựng lên khắp nước. Trong số tù nhân có trung úy Đỗ Lệnh Dũng, trưởng ban 3 chi khu Đôn Luân, kẻ đã lênh đênh khắp các trại tù từ Bắc chí Nam suốt gần mười năm trời.

REPORT THIS AD

clip_image001
CHƯƠNG 9

Đã có bao nhiêu người bỏ mạng trên con đường mang tên ông Hồ Chí Minh? Câu hỏi này không có câu trả lời giống như câu hỏi đã có bao nhiêu người chết trong chiến tranh do ông Hồ khởi xướng. Hà Nội chỉ nói đến vinh quang, đến thành tích và giấu biệt những thống kê không cần thiết. Tiêu chuẩn “đi ba đến một” đôi khi không đạt đến vì bom đạn, vì bệnh tật. Những thanh thiếu niên miền Bắc không bao giờ được biết những gì chờ đợi họ trên đường đi Nam ngoài những hình ảnh hào hùng thần thánh. Khi đi từ đèo Mụ Già ở đầu cực Bắc bắt đầu cuộc trường chinh mỗi người được phát một ký đường Cuba, một lọ kí ninh, một ít lương khô và được hứa hẹn đi đến trạm là có đủ mọi thứ cần dùng. Họ không bao giờ hình dung nổi cái hung hiểm của núi rừng, của muỗi, của sốt rét, của đói khát. Đấy là chuyện của phía bên kia. Phía bên này, hai trăm con người bị xích từng chùm ba một, cũng không bao giờ tưởng tượng được những gì đang chờ đợi họ trong những ngày tháng tới.

Gọi đó là Đường Mòn Hồ Chí Minh, gọi là đường Dây Ông Cụ, gọi là Đường Trường Sơn nhưng sự thực đây là một hệ thống giao thông chằng chịt như mắt lưới bắt đầu từ Đèo Mụ Già Thanh Hóa ăn dọc theo rặng Trường Sơn, lúc thì băng sông, băng rừng già qua đất Lào, đất Miên, lúc phải lội núi ngút ngàn. Theo ước tính tổng cộng hệ thống giao thông này kể cả các nhánh và phụ lưu dài trên 5000 cây số. Có đoạn đường rộng như quốc lộ xe có thể tránh nhau, có đoạn hiểm hóc chỉ một người men theo được, một bên là vách núi dựng đứng một bên là vực sâu ngút ngàn.

Thiếu Úy Nguyễn Bá Quyền xuất thân từ Võ Bị Đà Lạt được đào luyện chu đáo hơn cái thứ lính bị động viên, thứ lính trừ bị như tôi nên có một kiến thức rộng và vững chắc về cuộc chiến. trong khi chờ ở khu rừng thưa để sửa soạn lên đường ông đã tỉ tê kể về con đường sắp tới cho tụi tôi nghe. Nó hiện hữu từ cuộc chiến tranh Việt Pháp. Ông Quyền hỏi tôi có biết bài thơ Tây Tiến không? Tất nhiên là không. Ông lẩm nhẩm đọc: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao nghìn thước xuống…” Đọc xong ông bảo tiểu đoàn Tây Tiến sở dĩ cạo trọc đầu không phải là để “nêu quyết tâm” mà chẳng qua đa số bị sốt rét rụng hết tóc nên ông Quang Dũng mới viết “Tây tiến đoàn quân không mọc tóc “. Đến đây thì tôi biết biết một chút vì có nghe bài Đôi Mắt Người Sơn Tây và lần nào nghe Thái Thanh hát bài này tôi cũng có cái cảm giác tê tê lạnh lạnh. Ông Thiếu Úy Quyền cười cười bảo “Khi ông Quang Dũng viết: Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy. Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Chẳng qua là để mô tả bộ đội anh hùng vượt Trường Sơn sang Lào chết như sung rụng.”

Tôi nói:

– Thơ ông Quang Dũng hay thật. Thế sau này có bài thơ nào về đường mòn nữa không?

– Theo chỗ tôi biết thì không. Bài Tây Tiến được sáng tác từ đầu cuộc chiến tranh Việt Pháp, lúc đó tinh thần kháng chiến hừng hực và Cộng Sản chưa lộ diện một trăm phần trăm. Nghe nói sau này ông Quang Dũng bị phê là tiểu tư sản, là ủy mị và đội lên đầu cả chục thứ tội khác vì bài thơ Tây Tiến. Bây giờ là khẩu hiệu, là vè làm gì có thơ. Thơ muốn hay phải có tự do ông ơi.

Đó là bài học vỡ lòng của tôi về con đường mòn nổi tiếng này. Ông Quyền bảo khi quyết định mở cuộc xâm lăng Miền Nam, Hà Nội có hai việc phải làm cho bằng được. Một là lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hai là mở lại đường xâm nhập. Vào tháng 5 năm 1959. Hà Nội tung toán tiền thám đầu tiên lần mò tìm cách nối lại con đường mòn đã hiện hữu từ cuộc chiến tranh Việt Pháp. Chính vì vậy nó còn có tên con Đường 559. Mặt Trận Giải Phóng ra đời vào khoảng hơn một năm sau đó. Đại Úy Bình vốn ít nói đã hỏi câu hỏi mà hai đứa tôi chẳng biết phải trả lời thế nào:

– Đi bộ đường rừng đường núi từ đây ra Bắc mà xích thế này thì làm sao đi và bao giời mới tới?

Tôi nhớ rất rõ sáng hôm đó chúng tôi bị khua dậy khi trời còn tối, chưa nhìn rõ mặt nhau. Cái lạnh ảm đạm của rừng vẫn trĩu nặng như lôi tôi xuống, như muốn xúi tôi nằm lì ra đó. Nhưng lính và cán bộ Bắc Việt vừa hối thúc vừa luôn mồm nói: “Nhanh lên không có không kịp”. Đây là câu nói chúng tôi sẽ nghe dài dài trên lộ trình đằng đẵng.

Sợi dây xích khóa chúng tôi lại thành từng chùm ba khiến mọi di động trở thành khó khăn. Từng người một, chúng tôi chia nhau ra ôm chỗ cái khóa ở giữa để nâng ba sợi xích lên mới có thể nhích lên được. Nói thì giản dị như vậy nhưng thực tế cho thấy không dễ dàng. Tôi xung phong đầu tiên nhưng chỉ độ nửa tiếng sau là cánh tay như muốn rụng xuống. Rồi đến ông Quyền, ông Bình nhưng cũng không hơn gì tôi.

Nhiều giải pháp đã được áp dụng trong đó hữu hiệu nhất là tìm cách đeo cái khóa lên bằng một sợi dây choàng qua vai. Nhưng giây ở đâu ra bây giờ? Ông Quyền xoắn cái tấm ni lông lại luồn xuống phía dưới chỗ khóa, sau đó buộc vòng qua cổ. Cái xích sắt thòng lọng buộc cuộc đời chúng tôi lại một cách rất hiện thực. Ba đứa tôi không rời nhau quá ba thước. Khi ăn, khi ngủ, khi đi, khi đứng. Lúc ốm lúc đau và cả lúc đi cầu ! Đừng nghĩ đến lì mặc cho sợi xích kéo lê trên mặt đất. Thứ nhất là đi rất khó khăn. thứ nhì là nếu sợi xích vướng vào đá, vướng vào gốc cây thì có khi cả ba người ngã chỏng gọng. Đấy là trong thời tiết lý tưởng, khô ráo. Nếu lại bị mưa dầm, lỡ bước vào quãng bùn lầy thì chỉ có nước khóc. Tóm lại cái óc sáng tạo của người Cộng Sản quả đã đạt tới mức tận cùng. với cảnh xích chùm ba, lũ tù chúng tôi không một ai nghĩ tới chuyện trốn.

Vì bị xích chùm như nô lệ thời trung cổ, chúng tôi không thể đi nhanh được. Hệ thống “xa lộ” chằng chịt này đã được bố trí rất hợp lý. Chúng tôi nghiệm ra rằng cứ đi đúng một ngày đường là thế nào cũng đến trạm hoặc một nơi có thể nghỉ ngơi, có nguồn nước để nấu nướng. Mãi đến khi vượt hết đường mòn tôi mới rõ là trên con đường có cả một đội ngũ giao liên phục vụ và nói theo ngôn ngữ văn minh mà chúng tôi đang làm quen, họ là “chuyên ngành”. Mỗi người giao liên chỉ biết rõ khúc đường mình phụ trách từ trạm này đến trạm khác, biết rõ từ gốc cây đến hòn đá, biết rõ là nếu trời mưa thì nên đi kiểu nào, trời nắng ráo thì đi kiểu nào. Tôi đã có lần nói chuyện với một người giao liên trong dịp khi khuân gạo ở hầm. Điều anh ta thuật lại làm tôi rùng mình. Trông không thể đoán tuổi nhưng sau một lúc anh ta xưng “em” thì tôi biết anh ta còn trẻ lắm – mới có hai mươi bốn. Bằng xung phong vào bộ đội giải phóng lúc mười tám tuổi nhưng trên con đường sinh Bắc tử Nam. Bằng không chết mà chỉ bị ốm, bị sốt rét, kiết lỵ và có thể cả chục thứ bệnh khác. Không hiểu sao và nhờ đâu, Bằng vẫn sống và khoẻ trở lại nhưng đã lậm quá sâu trên đường dây không thể trở về Bắc được. Khi nằm dưỡng bệnh ở trạm, Bằng đã trở thành giao liên và ở lì đó suốt sáu năm, ngày ngày lo dẫn đường từ trạm này chuyển sang trạm kế, đi đi về về suốt từ lúc khỏi bệnh tới giờ này. Ngồi bên bờ suối, Bằng bảo:

– Các anh là đoàn tù lớn nhất từ trước tới nay qua trạm này. Trước cũng có nhưng chỉ độ ba bốn anh. Tương đối chừng hơn một năm an ninh nhiều hơn chứ trước đây…

Bằng ngồi trên tảng đá thõng chân xuống dòng suối nhìn tụi tôi tồng ngồng tắm rửa. Được tháo xích để đi khuân vác và sau đó được tắm rửa là một hạnh phúc vô bờ. Nhưng khi nhìn Bằng tôi thấy một nỗi buồn vô cớ tràn đầy. Người thanh niên Hà Nội hai mươi bốn tuổi đó tóc trắng như bông, khuôn mặt gầy guộc đã dấn thân vì những lý tưởng được tô vẽ hào nhoáng để rồi trở thành giao liên, suốt sáu năm trường chỉ biết có mỗi khúc đường rừng heo hút giữa Trường Sơn. Bằng đăm chiêu nhìn mấy đứa tôi bỗng thở dài:

– Thà như các anh, đời cũng còn có lúc được sung sướng, ăn ngon mặc đẹp, gần bố mẹ anh em…

Tôi hỏi:

– Anh nói bây giờ an ninh?

– Chứ gì nữa. Mấy năm trước căng lắm. Bom Mỹ thả bom ngày đêm, lại còn pháo từ Đệ Thất Hạm Đội. Nhiều lúc đang đi thì nổ sập trời, chết như rạ. B52 bay cao tít mù tất có nghe có thấy gì đâu mà lo nấp lo trốn. Các anh có biết bom tinh khôn không?

Ông Quyền buộc miệng:

– Hàng rào McNamara. Smart Bomb.

– Anh nói gì?

– Không thế bây giờ an ninh hơn nhiều?

– Từ ngày có hiệp định Paris và tụi Mỹ lo rút chạy, không có B52, phi pháo gì nữa.

Đây có lẽ là lần duy nhất tôi được nói chuyện cởi mở với một người đích thực của Trường Sơn, phải nói là rất cởi mở, nhất là so với ông Láng Trưởng điên khùng trước đây. Nội qui của tù binh rất nhiều điều trong đó cấm liên hệ với bộ đội. Ngược lại chắc họ cũng bị nghiêm cấm, không được “linh tinh” với chúng tôi. Tù binh đi ở giữa, chia ra độ vài chùm lại có vài bộ đội đi xen kẽ vào. Dẫn đầu phía trước có lẽ là bộ chỉ huy bộ phận áp giải, đoàn hậu phía sau là bộ phận bảo vệ. Chúng tôi không rõ quân số của hai toán này nhưng xem ra khá hùng hậu, có thể lấn quân số tù. Phía bộ chỉ huy hầu như không bao giờ tiếp xúc với tù và những người lính bảo vệ thì chỉ là kẻ bàng quang kháo nhau “đi xem tù” vào những lúc nghỉ ở trạm. Thông thường, tù được tập trung biệt lập cách chỗ đóng quân của lính Bắc Việt một quãng và lúc nào chúng tôi cũng ở những bãi trống chắc để dễ bề kiểm soát. Thỉnh thoảng vào những buổi chiều khi trời còn sáng, tù nằm ngồi la liệt trên bãi đất, bãi cỏ thì bộ đội Bắc Việt ngồi chồm hổm phía xa chung quanh chỉ trỏ. Ông Quyền bảo tôi: “Ha, tụi mình giống như khỉ trong sở thú đang làm trò cho bọn ngợm xem.” Và những lúc như vậy Quyền lại gân cổ lên hát vọng cổ: “Em hai ôi, anh có tội tình chi mà phải đọa… đày…” Không ngờ một sĩ quan trẻ tốt nghiệp Võ Bị Đà Lạt mà lại thuộc và hát vọng cổ hay như vậy. Những người lính ngồi chồm hổm phía ngoài đôi khi nổi hứng quăng thuốc lá cho tụi tôi và có lần một người xông xáo vào giữa đám tù vừa đi vừa chìa bao thuốc quăn queo mời. Anh ta nghênh ngang vừa đi vừa nói: “Sợ đéo gì. Kỷ luật thì kỷ luật, ông đéo sợ.” Tại sao anh ta dám đưa thuốc lá cho từng người và nghênh ngang thách đố là chuyện khó hiểu.

Gần gụi với tù nhất là toán đi chen ở giữa. Dần dà tụi tôi hiểu đây là lính Bắc Việt được hồi hương về Bắc, có thể vì bị thương, có thể vì chiến trận lâu ngày, có thể vì có gốc lớn. Đây là thành phần tò mò nhất, luôn miệng hỏi chúng tôi về đủ thứ linh tinh. Tôi nhớ có một anh bộ đội tên Nguyễn Minh Hồ khi biết tôi sinh ở Hà Nội than thở: “Quê tôi một làng cách Hà Nội hai mươi cây số mà chưa bao giờ biết Hà Nội ra sao. Đi thẳng một lèo từ làng vào đánh ở Nam độ bẩy năm nay mới được phục viên. Bị thương bốn lần, lần nào cũng tưởng chết đến nơi kỳ này về thế nào tôi cũng lên Hà Nội chơi một lần.”

Tôi nghiệm ra rằng chỉ những người lính Bắc trẻ tuổi mới tìm cách “gần gụi” với tù và hỏi những câu hỏi đôi khi rất ngây thơ. Một tháng Mỹ nó phát bao nhiêu lương? Nghe nói Sài Gòn toàn là đĩ điếm phải không? Lính Ngụy thích ăn gan người, hễ bắt được Việt Cộng là mổ ăn gan tươi phải không? Lính Ngụy đi hành quân toàn lùng gái để hiếp?

Từ khi bị bắt thỉnh thoảng tôi vẫn để ý thấy có những người lính Bắc đeo tòng teng một miếng sắt mỏng ở giây lưng quần. Chỉ đến bây giờ tôi mới rõ công dụng của nó là để nhét trở lại dây cao su của đôi săng đan làm bằng lốp ô tô. Đôi săng đan có cái tên là dép râu vì những phần thừa của những sợi dây cao su khi được nhét xuyên qua phần đế lòi ra như những sợi râu. Dép râu rất khó đi, chỉ cần đạp lên một vũng lầy, nhấc lên có khi tuột phăng mất một hai sợi. Đạp phải một cục đá nhỏ, trật chân là nó cũng tuột. Anh nào vớ phải đôi dép có cái đế dày gặp nhiều rắc rối nhất vì khó nhét sợi dây trở lại. Tù binh chúng tôi vốn quen đi giầy. Khi phải đối phó với những đôi dép nổi tiếng này nên di chuyển rất chậm.

Bây giờ đang là mùa mưa. Những cơn mưa ở Trường Sơn thật muôn hình muôn vẻ. Trời đang mưa xối xả, mưa như trút, hạt mưa rất to. Nhưng chỉ độ mươi mười lăm phút là tạnh hẳn. Đôi khi trời như một cơn bão tới tấp xối xả, kéo dài hàng giờ, khi là những cơn mưa rả rích cả ngày trời. Nhưng không có chuyện nghỉ tránh mưa, mà chúng tôi vẫn phải lầm lì bì bõm tiến tới! Lạnh, ướt, chúng tôi chỉ có một miếng ni lông để quấn vào người. Nước mưa thấm áo quần, nước từ đầu từ cổ dòng dòng xuống. Chúng tôi lạnh run lạnh cóng.

Thiên nhiên không phân biệt đâu là tù, đâu là cán bộ. Ngụy hay bộ đội thì cũng ướt, cũng lạnh như nhau. Trên con đường thiên lý đó chúng tôi đã gặp nhiều đơn vị Cộng Sản đi ngược đường. Trông họ cũng thảm thương chẳng khác gì tù, chỉ thiếu có cái xích. Trông những toán quân Cộng Sản lũ lượt và ngang nhiên di chuyển không lén lút, không sợ sệt đó, tôi nhớ đến lời của giao liên Bằng: “Bây giờ an ninh hơn nhiều”

Khi người Mỹ tung quân ồ ạt vào Việt Nam, mục tiêu quân sự hàng đầu là phải tìm cách chận đứng con đường chuyển quân và tiếp liệu của Hà Nội. Toán Mầu tôi từng phục vụ và những đơn vị Biệt Kích Việt cũng như Mỹ, những toán biên phòng được trang bị hùng hậu cũng chỉ cố chận những con đường xâm nhập này. Nhưng có lẽ được cả thế giới chú ý biết đến là hàng rào điện từ McNamara. Đây là kiểu đánh của Hoa Kỳ. Họ thả xuống dọc theo con đường mòn những võ khí. khí cụ điện tử mà cứ theo báo chí tôi được đọc thì hết sức khoa học và tinh vi. Chẳng hạn phi cơ Mỹ thả xuống những trái bom, có gắn thêm những bộ phận “nghe ngóng” hoặc “tầm nhiệt”. Bom thả xuống đó nằm im phục kích. Hễ có một toán người đi gần, dụng cụ điện tử sẽ phát hiện, trái bom nổ tung. Hoặc nữa các dụng cụ điện tử này sẽ báo lên B52 đang ứng trực trên trời hay các chiến hạm đang chờ ngoài khơi. Khi đọc những bài báo trên tờ Stripes and Stars của quân đội Mỹ về những loại này tôi vẫn có cái cảm tưởng như đọc truyện khoa học giả tưởng. Tôi còn nhớ có một bài mô tả lại cảnh phi cơ Mỹ đánh cầu Hàm Rồng. Cây cầu này nằm giữa hai vách núi hẹp nên rất khó oanh tạc, chưa kể đến phòng không có lợi thế phòng thủ vì vách núi cheo leo. Sau nhiều lần Mỹ đã phải xài tới bom Tinh Khôn mới hạ được cầu Hàm Rồng.

Lê từng bước gập ghềnh trên con đường khét tiếng này, ký ức khiến tôi càng tò mò quan sát. Ít nhất là hai lần trên đường tôi thấy rừng bị sạt, đen thui cả một khoảng lớn . Có thể vì lâu ngày nên cái cảnh cây cối ngả nghiêng không còn nữa mà chỉ còn một vạt rừng lớn đen thui. B52 trải thảm chăng? Bộ đội Bắc Việt luôn mồm cảnh cáo chúng tôi phải đi trong hàng, trên đường đã chỉ định vì loạng quạng là có thể chết vì bom mìn của đế quốc Mỹ bỏ lại.

Một lần khác tôi thấy một chiếc võng đan bằng sợi dây dù đứt nát chỉ còn toòng teng một khúc phất phơ trước gió. Khi chú ý kỹ thì thấy có một chiếc xương đầu lâu và cái xương khác trắng hếu ở dưới đất gần đó. Tôi “báo cáo” với người áp tải thì một người bảo: “Các anh thấy chưa vì ngụy quyền Sài gòn ngoan cố, vì đế quốc Mỹ ương ngạnh biết bao nhiêu xương máu đã bị phí phạm. “Nhưng mấy hôm sau một anh lính Bắc tỉ tê cho hay chuyện bị bỏ rơi, bị lạc trên đường xâm nhập là chuyện thường. Bị bỏ rơi vì ốm, bị thương thường là chỉ có chết dập chết vùi ở giữa rừng núi. Bị lạc hoặc đôi khi mệt quá ngủ quên cũng chỉ có nước chết. Anh lính này nói cho tôi hay khi vừa đặt chân lên đường mòn, họ đã bị cảnh giác về chuyện này vì” không ai có thể lo cho ai được”. Đói rét bệnh tật, yếu đuối, lo cho mình chưa xong, còn lo cho ai?

Khi nghe như vậy tôi và hai ông tù nhìn nhau. Chắc chắn tụi tôi không thể chết cô đơn trên đường mòn vì nay chúng tôi đang bị cột dính lại với nhau.

Suốt cuộc hành trình ba đứa tôi có cái may là được tháo xích ra một lần. Mỗi khi dừng chân, lính canh tù lại gọi độ bốn năm nhóm ra, mở khóa cho họ để đi tạp dịch. Họ sẽ phải lo cơm nước, lo khuân vác … Tôi nói là may vì chính ra ba người khác được chỉ định nhưng người lính giữ khóa tìm mãi vẫn không thấy chìa khóa đúng để mở xích. Loay hoay một hồi không xong, anh ta cáu bèn chỉ ba đứa tụi tôi đang ngồi bên cạnh đó. Hẳn nhiên là cuộc đời tù tội của cả đám mới chỉ bắt đầu, còn mới quá, còn tươi quá. Thứ nữa chúng tôi luôn nhắc nhở nhau rằng dầu sao thì chúng tôi cũng là sĩ quan của quân đội Miền Nam. Một điểm nữa không ai nói ra nhưng nó bàng bạc trong cái nhìn, cách xử sự của lính canh và tù. Chúng tôi thấy rõ cái cách biệt giữa chúng tôi và những người lính Bắc về đủ mọi phương diện. Tuổi tác cũng có. Kiến thức cũng có. Ngồi rỉ rả, ông Quyền vẫn bực bội vì sao mình thua còn ông Bình thì lắc đầu tội nghiệp cho bộ đội, cho những người trẻ tuổi miền Bắc bị ném không thương tiếc vào cuộc chiến. Ngược lại lính Bắc Việt lúc nào cũng nhìn chúng tôi bằng cặp mắt e dè, và hễ sểnh ra là họ tìm cách thân cận với chúng tôi. Tò mò chăng? Tôi chỉ nghĩ họ cố tìm hiểu để so sánh cuộc sống hai miền Nam Bắc. Thế thôi.

Chính vì những điểm trên, tù chúng tôi khá kỷ luật, không kèn cựa mà còn lo lắng, bảo vệ nhau. Khi ba người bạn bị xích không mở được, họ nhìn tui tôi cười: “Ê bon chen được gì nhớ chia nhe.” Ông Quyền vui tính “yên tâm ông thầy”.

Lần đó chúng tôi nghỉ ở trạm lớn. Ba đứa tụi tôi được lệnh đi theo một người lính độ khoảng một trăm thước thì họ bịt mắt chúng tôi lại rồi mới dẫn đi tiếp. Mò mẫm leo dốc một khoảng thì chúng tôi được dắt đi xuống một cầu thang. Khi được mở khăn bịt mắt ra, tụi tôi thấy đang ở trong một căn hầm tranh tối tranh sáng tù mù. Hầm có nhiều ngách hàng ngang dãy dọc là kệ gỗ lớn chất những bao gạo. Tụi tôi hiểu ngay đây là hầm chứa lương thực nhưng không ngờ nó lại lớn đến như vậy. Cái bất ngờ nữa là thịt, thịt heo muối từng nửa con khá lớn được bọc trong một lớp vải thưa treo toòng teng cả một gian hầm lớn. Khi khiêng vác được nửa con heo ra khỏi hầm, tôi thấy một lô chữ tàu mầu phẩm xanh hẳn nhiên là thịt heo muối Trung Quốc. Chỉ đến giai đoạn này của cuộc chiến, khi mà người Mỹ đã rút hẳn chân ra và con đường mòn chuyển quân an toàn hơn, quân đội Bắc Việt mới có thể thiết lập những trạm với hầm lương thực đồ sộ cỡ này hay những nơi như thế đã có từ lâu? Tôi thì thầm với hai ông bạn tù. Đại Úy Bình bảo vẫn cứ theo kiểu xây cất thì có lẽ hầm đã được xây cất từ lâu và được tu bổ nhiều lần. Tôi nhớ là đã vất vả lắm ba đứa tôi mới khênh được bốn bao gạo và hai thớt thịt heo muối lên đến mặt đất vì hầm khá sâu. Điều tức cười là đến thì bịt mắt nhưng khi lúc lên khỏi hầm vì phải khuân vác nên họ đành để chúng tôi thành “người trần mắt thịt“. Tôi nhìn thấy phía trước có mấy căn nhà thì hiểu bộ phận áp giải tù binh sinh hoạt ở đó. Mãi cho đến về sau khi đã trải mùi tù tôi mới thấm hai chữ sinh hoạt nhưng lúc đó ngay giữa Trường Sơn ngút ngàn, mỗi khi dừng lại, bộ đội Bắc đều phải sinh hoạt. Những lúc đó số lính canh ít hẳn và đôi khi từ chỗ ngồi, chúng tôi có thể thấy lính Bắc ngồi thành từng cụm, thành từng nhóm họp hành. Ông Bình bảo tôi: “Tụi nó kiểm thảo rút ưu khuyết điểm liên miên, chẳng bù với quân đội mình…” Ông bỏ dở câu nói và chúng tôi hiểu rất rõ ông muốn nói gì.

Trước đây trong quân đội VNCH, chúng tôi ít học tập nhưng nay thì chúng tôi trở thành tổ tam tam, ba người một, Chia sẻ nhau từng giờ từng phút. Chúng tôi nói với nhau trên đường đi, lúc nghỉ, lúc sáng sớm dậy, lúc đêm khuya. Ông Đại Úy Bình trông to con hẳn so với hai đứa tôi nhưng lại là người gục đầu tiên. Đâu cỡ một tuần trên con đường hung hiểm này, buổi tối sau khi ăn xong, ông Bình kêu “khó chịu quá, như muốn ói” nửa đêm ông ngồi dậy nôn thốc nôn tháo, gập người xuống ói. tôi và ông Quyền mỗi đứa một bên ôm chặt ông, cố giúp ông. Mỗi khi ông ói xong, tụi tôi hai đứa lại dìu ông lê đến một chỗ khác vì mùi ói xông lên rất khó chịu. Sau đó ông gần như ngất đi và đến tảng sáng thì ông bắt đầu bị sốt rét.

Người ông run bần bật như lò xo. Ông co rúm lại thở không ra. Tôi và ông Quyền lấy hai tấm ni lông của mình quấn thêm vào nhưng ông vẫn run, co rúm. Ông Quyền bảo tôi:”Tôi và ông thay phiên nhau ôm ông ấy.” Tôi chưa biết đến sốt rét nên rất ngạc nhiên khi thấy cơ thể ông Bình nóng ran trong khi ông vẫn run như cầy sấy. Người ông vã mồ hôi như tắm. Ông Quyền hô hoán và một người lính Bắc Việt cầm đèn pin rọi xuống. Anh ta nhìn chưa đầy một phút đã kết luận: “Ối có gì đâu. Sốt rét í mà “. Anh ta quày quả bỏ đi và một hồi quay lại đưa cho tụi tôi một gói:

– Ký ninh đấy. Ai mà chả bị sốt rét, bị ngã nước. thường thôi, vài hôm là khỏi ngay ấy mà.

Đối với lính Bắc thì thường thôi nhưng đối với lính Ngụy thì không có gì là bình thường cả, nhất là chân lại bị xích. Buổi sáng, tôi cố ép ông Bình ăn hết bát cơm. Ông rũ ra như tàu lá ướt, đứng lên là lảo đảo. Nhưng chúng tôi vẫn phải lên đường để vượt một đoạn đường tôi nhớ đời vì trước khi khởi hành tù được tập họp lại để nghe huấn thị.

– Từ đây đến trạm kế, đường dốc hơi nhiều. lệnh trên rất rõ ràng. Các anh phải tuyệt đối kỷ luật, phải rất cẩn thận đừng để ngã, không ai cứu được đâu…

Để tăng thêm sự chú ý của tù, lính Bắc Việt chặt chúng tôi thành từng toán nhỏ cỡ độ mười mười lăm người một, mỗi toán đều có “bảo vệ” đi kèm. Chỉ đâu đó vào quãng gần trưa, chúng tôi bắt đầu tiến vào một vùng thưa cây, và cây không cao vì địa thế toàn đá. Chúng tôi bất đầu leo dốc, mới đầu là những dốc xoai xoải nhưng đã rất khó đi vì đá răm lởm chởm, hễ trật chân là có thể bị xước, bị cắt chảy máu. Càng lúc càng lên cao tới một đoạn chúng tôi bắt đầu đi men theo sườn núi. Lối đi có quãng rất hẹp, gần như chỉ có thể đi men, vừa đi vừa bám vào vách núi đá. Tôi thấy rõ những vết đục lam nham ăn sâu vào sườn núi, có lẽ đã được phá bằng xà beng. Những thanh thiếu niên miền Bắc khi tới đoạn này, chắc đã phải vừa đi vừa phá núi bằng xà beng. Hình ảnh của họ thoáng trong trí tưởng tượng làm tôi rùng mình. Một bên núi dựng ngược, một bên là vực thẳm, nhìn xuống chỉ thấy ngút ngàn phía dưới sương mù lẩn khuất nơi đọt cây. May mà trời khô ráo, nếu tới khúc này mà đổ mưa thì hẳn có người chết. Chúng tôi có lúc gần như bò vì dốc ngược quá, chân lại bị xích. Mặt mũi ai cũng phờ ra, ông Bình thì thở phì phò, mặt đỏ gay. Vừa dìu nhau, ông Quyền vừa luôn mồm đùa cợt. Hai đứa tôi đều hiểu chỉ cần một chút lơ là, yếu đuối là chúng tôi có thể chết, và chết chùm. Giữa lúc đang cố leo bỗng ông Quyền hỏi:

– Ông thày có đọc Hán Sở Tranh Hùng không?

Đại Úy Bình nhăn nhó

– Lại giở tích tàu ra nữa.

– Ấy, có ông Lý Bạch làm bài Thục Đạo Nam để tôi đọc cho hai ông nghe.

Và ông đọc thật. Tôi không rõ tích Lưu Bang, Hạng Võ cũng không thuộc lấy một câu thơ Đường nhưng nghe ông Quyền đọc thơ trong cảnh này bỗng thấy thấm vô cùng. Lời thơ trúc trắc trúc trặc nghe như vừa đi vừa vấp, vừa trèo vừa thở, câu thì ngắn câu thì dài. Về sau này tôi bắt ông Quyền chép và giảng bài Thục Đạo Nam và tôi đã cố học mãi mà vẫn không sao thuộc hết, cứ thuộc rồi lại quên. Nhưng lúc đó cái giọng đọc của ông và bài thơ khúc khuỷu đó đã giúp ba đứa tôi rất nhiều.

Y! Hu! Hi! Nguy hồ cao tai!
Thục địa chí nan, nan ư, hướng thanh thiên
Tam tùng cập Ngư Phù
Khai quốc mang nhiên!

Thượng, hữu lục long, hồi nhật chi cao tiêu
Hạ, hữu xung ba nghịch chiết chi hồi xuyên

Hoàng hạc chi phi thượng bất đắc quá
Viên nhiếu dục độ sầu phan viên

Kỳ hiểm dã nhạc thử
Ta nghĩ viễn đạo chi nhân
Hồ vi hồ lai tai

Đường hiểm trở là như thế, thương thay những kẻ đi đường xa, sao lại léo hánh đến nơi đây.

Con đường đất Thục có thật ghê gớm hơn cảnh chúng tôi đang trải qua chăng? kẻ đi đường xa của ông Lý Bạch chắc cô đơn lữ thứ, không hề bị xích bằng lòi tói sắt như tụi tôi. Liệu sau cuộc chiến có ông thi sĩ nào nhỏ nước mắt cho những kẻ lao đao trên đường Trường Sơn chăng? Đúng là suy nghĩ dấm dớ như kiểu suy nghĩ này vẫn hay loé trong đầu tôi vào những lúc cùng túng nhất. Nghĩ lại cũng buồn cười.

Lên đã vậy, đến lúc xuống còn gay go hơn nhiều. Một cụm tù đã té, ba người ôm chùm nhau lăn lông lốc xuống dốc đá. Hai người tù bị sây xát khắp người . Người thứ ba bị gãy một chân. Họ vẫn không được mở khóa tháo xích. Tôi đã rơm rớm nước mắt nhìn cái cảnh hai người đồng đội dìu người bị què lê từng bước chậm trên con đường sỏi đá, những sợi xích quấn vào nhau nghe leng keng theo từng bước đi chập choạng.

Giữa lúc đó Đại Úy Bình lên cơn sốt rét. Người ông nóng bừng nhưng ông vẫn run như cầy sấy, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập. Sợ ông cắn vào lưỡi, tôi xé một miếng vải cuộn lại bắt ông ngậm chặt giữa hai hàm. Mặt ông đỏ gay, mồ hôi tươm ra, cả người nhũn xuống mềm oặt.

Tôi một bên, ông Quyền một bên, hai đứa vừa khiêng vừa dìu ông đi. Ông Quyền đã lớn tiếng báo cáo nhưng tới lui một hồi, một người có lẽ là cán bộ đến nhìn chúng tôi rồi nói với giọng rất nghiêm trang:

– Các anh phải phấn đấu, không có chuyện cả đoàn phải ngừng lại vì một anh bị sốt. Nếu các anh không quyết tâm, tôi để ba anh ở lại đi sau.

Đây không phải là lời hăm dọa suông. Chúng tôi đã nghe chính những người lính Bắc còn bị bỏ rơi huống hồ tù Ngụy. Ông Quyền lâu lâu lại pha trò, lâu lâu lại vỗ vỗ vào vai người huynh trưởng thiết giáp như muốn tăng thêm sức cho người ốm. Mỗi lần như vậy, Đại úy Bình lại gật gật cái đầu. cuối cùng cơn sốt rét dịu dần, nhưng ông Bình thì lả đi. Sức khoẻ của tôi – và nhất là ông Quyền – không hiểu từ đâu ra nhưng rốt cuộc chúng tôi cùng lôi được ông Bình đến trạm nghỉ.

Buổi tối đó tù xôn xao bàn tán. Không phải chỉ có mình ông Bình mà có thêm hai người khác cũng sốt rét, vài người khác bị kiết lỵ và người tù què nữa. Khi cơm nước xong, chúng tôi lại được nghe những lời huấn thị rất rõ ràng của một viên cán bộ

– Đói ăn rau, đau khắc phục. Các anh phải phấn đấu để cùng đi đến nơi an toàn. Các anh phải tự lo cho nhau.

Viên cán bộ nói dài, nói dai và dùng rất nhiều từ đao to búa lớn, chữ Hán Việt nhưng rốt cuộc cái thông điệp rất rõ ràng. Hễ không đi thì bị bỏ lại giữa rừng. Không đi thì chỉ có chết. Tuy nhiên có hai trường hợp được giải quyết. Họ đồng ý tháo xích cho người bị què để người tù này có thể chống gậy đi một mình. Họ đồng ý để chúng tôi làm cáng khiêng một người bị kiết lỵ vì sức đã quá kiệt. Anh em mượn một cái dao đẽo gọt làm được một cây nạng cho anh bạn bị què và cái cáng để khiêng anh bạn bị kiết lỵ. Trông anh như một que củi, chỉ còn da bọc xương, hai mắt sâu hoắm trên gương mặt gầy guộc. Tóc anh – như đa số tù – dài phủ gáy, râu ria lởm chởm. Anh đi đứng không vững, hễ đứng lên là lảo đảo chắc vì trong người đã hết nước. Người anh xông lên mùi xú uế, quần áo thì bê bết khô cứng. bạn tù đã lấy nhiều tấm ni lông cột chằng cột đụp cuối cùng cũng có được chiếc cáng. Vì tù bị xích chùm nên khi khiêng anh có đến mười hai người, ba người một đầu cáng. Một đám người quần áo tả tơi, đầu tóc rũ rượi bù xù xúm lại khênh một người bệnh làm một hình ảnh khó xóa nhòa trong trí nhớ. Hai hôm sau thì anh kiệt hẳn, đứt hơi vào quãng giữa trưa. Đoàn tù xôn xao khựng lại nhưng chỉ lát sau là có lệnh đi tiếp, đến trạm mới được “giải quyết”. Khi đến chỗ nghỉ, chúng tôi xin mượn xẻng để đào thì bị từ chối và được nói rằng chính họ sẽ giải quyết. Hai người lính Bắc Việt đã khênh xác anh đi để chôn với lời giải thích: “Chúng tôi sẽ chôn và đánh dấu ngôi mộ để sau này khi hòa bình lập lại cách mạng sẽ thông báo cho gia đình người chết.” Anh em ngơ ngác nhìn nhau đầy nghi ngờ nhưng nói năng gì bây giờ. Rất nhanh chỉ một lúc sau hai người lính Bắc đã đem trả mấy miếng ni lông làm cáng khiến ông Quyền thì thầm:”Tụi nó quăng xác vào rừng cho diều tha quạ mổ rồi, hơi đâu mà đào hố cho mệt xác.” Sau biến cố đó mọi người ít nói hẳn đi. Vào buổi tối Đại Úy Bình sau cơn sốt quặn người đã nói với tụi tôi bằng một giọng rất bình tĩnh:

– Tôi chắc không sống sót được để đi đến đất Bắc. Tôi biết tôi không chịu đựng được lâu nữa. Nếu tôi có mệnh hệ nào, và nếu các ông còn sống trở về, nhớ nhắn với vợ con tôi là tôi không hối hận gì, không xấu hổ gì vì đã cầm súng chiến đấu.

Thiếu úy Quyền nghe lời trối trăn trở nên nghiêm trang hơn:

– Tôi và Trung Úy Dũng sẽ không bao giờ bỏ rơi Đại Úy. Nếu phải một mình cõng hai ông đi Bắc tôi cũng cõng. Nếu cần thì ba đứa chôn chung một hố.

Không ai nói gì thêm. Có nói cũng bằng thừa. Trời cuối năm đen thẫm. Ba đứa nằm ngửa nhìn bầu trời thăm thẳm không một vì sao, nghĩ đến cái hố vùi nông ở đâu đó giữa Trường Sơn với giải xích vẫn còn lòi trên ngôi mộ tập thể.

Chúng tôi không hề thiếu ăn. Hình như họ đã tính trước nên khi nào không có trạm nghỉ có gạo có cơm thì sáng hôm sau khởi hành chúng tôi được phát lương khô. So với Ration C Mỹ hoặc gạo sấy của VNCH, Lương khô của Trung Quốc gọn hơn nhiều, đáng nhớ nhất có lẽ là thịt heo chà bông và đậu xanh đóng thành bánh. Thịt chà bông – hoặc như người Bắc gọi là ruốc – của Trung Quốc ngọt lừ, đôi khi hơi ẩm và quá vụn. Bánh đậu xanh được đóng nén lại thành từng thỏi cứng có lẽ vì có trộn thêm vitamin nên mùi lạ nhưng ăn vào rồi uống nước no cả buổi. Đòi hỏi gì nữa. Thân phận tù nhưng chúng tôi vẫn được chia khẩu phần giống như bộ đội anh hùng của Xã Hội Chủ Nghĩa Miền Bắc. Chỉ đến sau này khi thực sự sống đời tù, khi đã thực sự chui vào xã hội đó, tôi mới hiểu rằng riêng về phương diện ăn uống, chúng tôi được biệt đãi trên đường Trường Sơn. Hay như Đại Úy Bình nhận xét họ phải cho tù ăn no, ăn đủ may ra mới đủ sức lê tới đích.

Nhưng muỗi mòng và vắt thì lại là một chuyện khác. Khi thắc mắc tại sao mới đi có hơn một tuần mà đã bị sốt rét. Đại Úy Bình ngẫm nghĩ rồi thở dài:”Muỗi mòng nó đốt tôi từ hơn ba tháng chứ đâu phải mới đâu” . Muỗi Trường Sơn có con to hai chân sau rất dài. Với cái vốn vạn vật học hồi trung học, tôi biết đó là Anophene chuyên chở vi trùng sốt rét Plasmodium, nhưng con muỗi này đốt không đau như những con muỗi khác – chẳng biết tên là con gì – đốt đau hơn nhiều. Có con muỗi bé tí nhưng đốt nhói cả người và để lại nốt đỏ đôi khi to bằng hạt đậu. Có con nửa giống như con ruồi nhưng nhỏ hơn cũng đáng sợ. Rồi con vắt. Con này đen thui dài cỡ nửa cây tăm có thể búng người tung lên. Mới đầu tù còn la oai oái nhưng rồi ai nấy đều thây kệ vì không có cách gì đối phó cả. Nhìn cánh tay lúc nào cũng mẩn đỏ, tôi nhớ những lọ thuốc xoa chống muỗi của bố mẹ gởi cho. Liệu ông cụ bà cụ có biết tôi đang lê cùm vượt núi? Dung nữa. Giờ này Dung đang làm gì? Những người thân yêu của tôi yên trí tôi đã bỏ mạng trong trận Đồng Xoài.

Suốt dọc đường tôi không có đầu óc nào để nghĩ ngợi. Thể xác tôi rã rời. Tinh thần còn lại là để đối phó với những gì đang xảy ra. Cái sợi xích sắt oan nghiệt khiến chúng tôi không có lấy một phút riêng tư. Khi Đại Úy Bình thấy một người cùng đơn vị ở sư đoàn 5, ông muốn đến hỏi han thì cả hai đứa tôi cũng phải ôm xích đi theo và ngồi chầu rìa nghe hai ông bạn cũ hỏi thăm í ới xem ai còn ai mất. Rút kinh nghiệm, chúng tôi đồng ý là ráng cùng tiểu tiện và đại tiện một lúc và lo việc quan trọng này vào lúc trời còn sáng. Sở dĩ như vậy vì có lần nửa đêm tôi quặn bụng quá đành lôi hai ông bạn đi ra một chỗ khuất. Có lẽ vì mệt mỏi, và buồn ngủ, ba đứa tôi kéo lê sợi xích và nó vướng vào một bãi của ông bạn tù nào đó vừa phóng uế từ trước. Suốt đêm đó mùi phân xộc lên thật khó chịu.

Sốt rét chỉ lên từng cơn và thường là cách nhật. Đại Úy Bình sa sút thấy rõ, mắt vàng hẳn và hai má xọp xuống nhưng ông không hề than thở nửa lời. Chúng tôi cứ thế vừa lê vừa bước nhưng rõ ràng chúng tôi di chuyển quá chậm so với dự trù của cán bộ. Họ hối, họ thúc, họ không chửi tụi tôi. Phải chăng có một cái gì đó giữa những người lính với nhau – cho dù lính ở hai chiến tuyến đối nghịch – khiến họ còn giữ lời ăn tiếng nói với chúng tôi chăng? Cứ thế chúng tôi lê bước kéo xiềng trên đường rừng núi có lẽ cả tháng trời. Lúc đầu chúng tôi ở Miên, sau đó chúng tôi đến Lào. Ngó lên là trời, ngoảnh sang bên là rừng già, là sườn núi, chúng tôi chỉ còn biết cúi đầu đi tới. Cái đám sĩ quan này đâu còn bản đồ, còn PRC, còn địa bàn gì nữa để mà định vị, tọa độ như trước đây. Nhưng ít nhất có hai lần đoàn tù được hạ trại ở gần bản của người Lào. Một lần chúng tôi thấy bộ đội Bắc Việt hí hửng kháo với nhau rằng họ được ăn cơm nếp, khiến Đại Úy Bình chép miệng:

– Giá mà có cơm nếp chấm muối vừng thì có khi khỏi cả sốt rét.

Tôi nhớ một hôm đám cai tù có vẻ nhộn nhịp hẳn lên, và tù cũng lao xao vì tin sắp rời khỏi đường mòn. Quả nhiên sau một buổi sáng gần như toàn đi đường xuống dốc, quang cảnh dần dần xem ra có khác. Rừng thưa hẳn đi và không khí thoáng hơn và thơm hơn, dịu hơn. Đến quá trưa đâu đó vào quãng hai giờ, chúng tôi nhìn thấy đang ở trên quốc lộ số 1. Không nhìn thấy nhưng chúng tôi biết phía tay mặt là biển vì cạnh quốc lộ có rất nhiều rặng phi lao và đụn cát. Đại Úy Bình quay sang hỏi ông Quyền:

– Ông binh thư làu thông có biết Dãy Phố Buồn Hiu không?

Ông Quyền cười:

– Ông thầy ơi, vụ đó xảy ra từ xưa rồi, chiến tranh Việt Pháp lận. Bây giờ là Đại Lộ Kinh Hoàng. Cả chục ngàn người chết trong vụ rút lui khỏi Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa, ông thày nhớ không?

Gió từ Lào thổi xuống mang cái lạnh núi rừng đuổi theo tụi tôi. Những cây phi lao như nghiêng về phía biển rung rinh. Quốc lộ không một bóng người. Thỉnh thoảng chúng tôi còn thấy một chiếc T54 cháy rụi nằm nghiêng bên lộ… Trong cái âm vang của quá khứ còn tươi rói của cuộc chiến, vẳng đâu đây như có lời thơ của Bà Đoàn Thị Điểm: Hồn tử sĩ gió ù ù thổi – Mặt chinh phu trăng rõi rõi soi. Nay đang là xế chiều, mặt trời đã bị những rặng núi che khuất và những kẻ chinh phu như đám tù Ngụy chúng tôi thì đang thất thểu trên con đường nhựa lỗ chỗ bom đạn.

Tối hôm đó chúng tôi được dồn vào một khoảng trống khá rộng dưới một quả đồi. Trời tối rất mau và không trăng nhưng từ phía xa nghe như có tiếng sóng biển vọng về. Lâu lắm cho tới tối nay tôi mới ngủ một lèo mà không bật dậy nửa đêm vì muỗi mòng Trường Sơn.

o O o

Chúng tôi bị khua dậy đâu cỡ hai ba giờ sáng. Trời lạnh vô cùng và những cơn gió như luồn vào trong da thịt, thấu đến tận xương tủy. Trời còn tối nhưng chúng tôi vẫn phải mò mẫm để lên đường. Quốc lộ 1 vẫn còn nguyên tuy thỉnh thoảng mặt đường bị cày lên có lẽ vì xe tăng thiết giáp hoặc lõm xuống vì bom đạn. Phía bên ngoài toàn là đụn cát và phi lao nhưng phía trái bắt đầu có ruộng ngập nước. Mùa gặt hình như đã qua vì chỉ thấy những gốc rạ bị cắt còn nhô lên.

Lầm lũi như những con ma trơi, đoàn tù di chuyển chậm chạp trên quốc lộ cho đến lúc rạng sáng hẳn, khi vài tia nắng loé lên từ phía đông thì sự sống mới xuất hiện. Tiếng động cơ quen thuộc nghe rõ dần và đó là một chiếc xe lam ba bánh. Xe đầy người, có hai người gần như đánh đu ở phía sau. Những người nông dân này đi đâu? Hẳn chỉ ít lâu trước đây họ là Ngụy dân nhưng trong cảnh tranh tối tranh sáng này, họ nhìn và nghĩ gì về những người lính chúng tôi? Ông Quyền thì thào hát nhỏ: “Cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu. Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu… Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào, quỳ hôn đất thân yêu…”

Thành phố Quảng Trị thân yêu hẳn nằm đâu đó gần đây nhưng dân thì không thấy. Họ đâu rồi? vào quãng trưa trời bắt đầu mưa nhỏ hạt, loại mưa phùn. Những hạt nước li ti như bụi đọng vào quần áo, vào râu tóc và dần dần thấm vào da vào thịt khiến ai nấy lạnh run.

Tôi và ông Quyền lo đỡ Đại Úy Bình lẹt đẹt ở phía sau đoàn người thì nghe ở phía trước lao xao:

– Bến Hải. Bến Hải.

Đại Úy Bình lúc nào cũng nhỏ nhẹ, nói:

– Vậy là mình sắp đặt chân lên đất Bắc.

Suốt đời tôi, tôi chỉ có quanh quẩn ở vùng 3 chiến thuật và nơi xa Sài Gòn nhất mà tôi từng đặt chân tới là Đà Lạt và Nha Trang. Những địa danh như Đà Nẵng, Huế, nay xa hơn Tam Kỳ Quảng Trị là những ý niệm mù mờ, những hình ảnh của phim thời sự, của báo chí, của những người dân lễ mễ chạy loạn. Hiệp định Genève 1954 đã chặt Việt Nam làm hai khúc ở vĩ tuyến 17 và đẩy tôi xa Hà nội từ tấm bé. Tôi chỉ biết Bến Hải qua một bài hát được nghe hoài hủy trên radio: “Đây Bến Hải là nơi chia cách đôi…Những ai lạc hướng mau quay về đây…”.

Hồi mới lớn tôi nghe đã có nhiều người vượt tuyến bằng cách bơi qua sông Bến Hải. Nhưng không hiểu vì sao lòng tôi rộn hẳn lên, cùng với hai ông Quyền và Bình bước có vẻ nhanh hơn. Bầu trời trong cơn mưa phùn mờ mờ ảo ảo tạo một không khí như có như không, như mơ như thật. Ông Quyền reo lên:

– Cái cột cờ kìa!

Chúng tôi vẫn còn đang ở phía Nam của vĩ tuyến Ngày Xưa – ngày xưa của thời tổng thống Ngô Đình Diệm có một vùng được gọi là Phi Quân Sự ở ngay vĩ tuyến 17 được ghi trong hiệp định Genève. Chúng tôi không được đánh nhau bằng súng đạn bằng xe tăng đại pháo thì chúng tôi đánh nhau bằng mồm. hai bên bờ của sông Bến Hải, mỗi bên bắt loa và thi nhau phát thanh. Mỗi bên cố dựng cột cờ cao hơn bên kia. Không rõ cái cột cờ ông Quyền chỉ trỏ có phải là cột cờ còn lại từ xửa từ xưa chăng? Bom đạn suốt bao nhiêu năm liệu có đứng vững đến giờ này chăng?

Cột cờ khá cao và lá cờ đỏ sao vàng rủ xuống ảm đạm trong cơn mưa trông thật buồn. Khi bước chân lên chiếc cầu sắt nay đã long lở, đã được hàn gắn đôi chút bằng bằng những tấm bửng sắt có lỗ, loại thấy nhan nhản ở các phi trường quân sự lòng tôi bâng khuâng. Cái tên nghe thật hiền, nghe như muốn gợi lên lòng yêu thương đó là chứng tích của bao nhiêu đổ vỡ. Đang đi trên cầu, Đại Úy Bình nhỏ nhẹ:

– Các ông đang đi trên lịch sử. Nhớ để mai mốt nếu còn sống về kể cho con cháu nghe.

Chỉ có điều đáng tiếc là ông Đại Úy Thiết Giáp đã không có dịp thực hiện cái mơ ước nhỏ nhoi đó.

Tôi đứng giữa cầu ngoảnh lại nhìn về phía Nam. Giã từ nửa mảnh giang sơn đã ấp ủ tôi, nuôi nấng tôi. Giã từ Dung bởi trong đáy lòng tôi, tôi biết kiếp này khó gặp lại nhau. Tôi thấy nước mắt mình tự nhiên trào ra và trong cái cảnh mưa phùn gió bấc này, hai người bạn có chú ý thì cũng chẳng thể thấy đâu là nước mắt, đâu là nước mưa. Hay trời cũng đang khóc cùng tôi.

Đi qua khỏi cầu Hiền Lương, chúng tôi nhìn rõ cái cột cờ của phía Bắc. Nó cao hơn thật và lá cờ lớn hơn nhiều nhưng cũng như lá cờ phía Nam, nó đang rủ xuống thành dải trong cơn mưa phùn.

Quang cảnh đìu hiu tê lạnh của đất Bắc khiến đoàn tù như chùng xuống. Nỗi hớn hở được đặt chân lên phần đất đã bị cắt lìa của quê hương chỉ thoáng lên trong chốc lát và sau đó là tò mò quan sát. Đường đi vốn tráng nhựa nhưng nay đã lở lói, nhiều khúc bị sạt đi, không thấy đá xanh lót và lớp nhựa đã long đi đâu mất.

Một đoàn xe công voa nhà binh chở đầy lính đi ngược về phía Nam. Vài người bộ đội nhô ra khỏi xe. Dăm ba tiếng Ê, A vang lên cùng với vài cánh tay đưa ra vẫy vẫy. Chiến trường miền Nam đang cần thêm các tay súng. Nhưng làm tôi sững sờ nhất là hình ảnh của ba người dân Xã Hội Chủ Nghĩa Miền Bắc chúng tôi gặp lần đầu. Hai người đẩy một người kéo, họ đẩy một chiếc xe – mà sau này tôi mới biết là xe cải tiến – chất đầy những bó củi. Họ mặc áo tơi lá, nón đội sụp xuống và chân đi đất. Họ cong người trong cơn mưa đẩy chiếc xe khiến tôi như bị lôi trở về quá khứ của bao nhiêu năm về trước. Tôi nhắm mắt lại nhớ đến bố tôi ngồi với lũ con kể chuyện miền Bắc dưới thời Pháp thuộc. Tôi là đứa lớn nhất trong nhà và có loáng thoáng trong đầu những kỷ niệm của Hà Nội và cũng đã đủ lớn để hiểu bố chỉ muốn những đứa con hiểu cảnh đọa đày của người dân khi sống dưới ách đô hộ của người Pháp. Một cách gián tiếp bố tôi cố nuôi dưỡng tinh thần yêu nước trong cái đầu óc non nớt của lũ chúng tôi. Những hình ảnh của bố cố vẽ ra nay đang sờ sờ trước mắt tôi. Nó hiện thực đến quặn lòng và tôi nhớ đến chiếc xe lam ba bánh ở phía bên kia bờ Nam. Bao lâu nữa thì những người dân miền Nam sẽ biết đến xe cải tiến?

Đêm đầu tiên trên đất Bắc, chúng tôi được dồn vào một căn nhà khá lớn ở ven một ngôi làng nhưng không hề thấy một người dân nào cả. Tôi nghĩ là họ cố tình không để cho dân nhìn thấy chúng tôi chăng. Một phần khác nữa trời vẫn cứ mưa rả rích không ngớt hột, lũ tù loi ngoi lóp ngóp, quần áo ướt sũng ngồi chịu trận cho đến sáng thì có xe tới. Tôi đếm tổng cộng tám nhưng chúng tôi chỉ được dành cho có ba chiếc. So với lúc đầu thì xem ra rộng rãi chán, có lẽ vì chúng tôi đã quen với xiềng xích và cũng có thể do bớt đồ đạc lỉnh kỉnh hay cũng có thể vì chúng tôi đã gầy đi chăng?

Xe dù chạy trên quốc lộ nhưng khá chậm vì nhiều ổ gà và đôi chỗ khi gặp sông phải đi phà. Cầu đa số bị bom Mỹ đánh sập từ lâu. Suốt dọc đường chúng tôi gặp toàn xe nhà binh chở lính đi ngược chiều và không hề thấy một chiếc xe dân sự nào, kiểu xe đò của miền Nam. Lắc lư suốt cho đến gần nửa đêm đoàn xe rẽ vào thị trấn Vinh, tù được đi xe lửa. Họ tránh không để chúng tôi lên xe ngay tại ga mà lùa tù vào ba toa ở một chỗ trống khá vắng vẻ. Trong đêm, những toa xe thẫm mầu lù lù đầy đe dọa và khi đã ở trong toa mùi khai nồng nặc. Toa xe hẹp vì đường rầy vẫn là loại 80 centimètre hồi tiền chiến nhưng có ghế hẳn hoi, dù là ghế gỗ. Tù ngồi thoải mái không phải chen chúc như khi di chuyển bằng xe Molotova

Chạy được độ nửa tiếng thì đậu lại ở Vinh. Toa chở tù nằm ở cuối đoàn tàu như từ cửa sổ chúng tôi thấy cảnh chen lấn xô đẩy của đám đông lố nhố với quang gánh, hòm xiểng. Đa số đều đội mũ hay đội nón và tiếng gọi, tiếng chửi vang lên rõ mồn một. Đón khách ở Vinh độ hơn một giờ sau, tàu lại lăn bánh.

Ngoài kia trời bắt đầu hửng nắng. Những tia nắng từ phía đông soi nghiêng xuyên qua cửa kính mờ đục. Tôi nhìn bạn bè tôi ủ rũ, hốc hác sau hơn hai ngày bị nhồi xóc, ai nấy bơ phờ, ngủ gà ngủ gật, chẳng còn hơi sức nào để mà quan sát đất Bắc hay bàn tán gì nữa. Xe lửa thỉnh thoảng lại hú còi và mỗi lần như vậy tôi để ý thấy xe đi qua xóm làng hay thị trấn gì đó. Nhà cửa đa số lợp tranh, lợp lá và đôi khi lợp tôn nhưng thấp lụp xụp.

Đây là xe tốc hành vì chúng tôi chỉ thấy ngưng một lần ở Hải Phòng. Cũng như ở Vinh, bộ đội đứng chặn ở ba toa cuối không để dân chúng đến gần. Có ai trong đám dân lao xao ở ga biết ba toa cuối chở toàn lính Ngụy?

Khi tàu sắp chuyển bánh, một viên cán bộ xuất hiện:

– Chúng tôi đã cố tránh không để các anh lộ diện vì e ngại phản ứng của dân chúng. Các anh là những tội đồ, các anh đã phản bội tổ quốc, các anh là tay sai của đế quốc…

Anh ta nói thao thao nhưng gọn lại nếu dân đất Xã Hội Chủ Nghĩa nhìn thấy là chúng tôi lãnh đủ. Viên cán bộ không nói trắng ra nhưng có thể dân chúng sẽ xông vào đánh đập, ném đá và có thể xé xác lính Ngụy. Lòng căm thù của quần chúng đối với lính Ngụy khiến Đảng phải tìm cách bố trí cho họ không nhìn thấy chúng tôi. Nhưng như lời viên cán bộ, chúng tôi sẽ phải chuyển xe ở Hà Nội và dân chúng Hà Nội đã biết đang tụ tập, mít tinh ở ga Hàng Cỏ chờ đợi. Tù nhìn nhau không nói năng gì, nhưng tận đáy lòng, niềm lo sợ khiến ai nấy đăm chiêu. Hình ảnh của phi công Mỹ bị trói giật cánh khuỷu, bị dẫn đi diễu giữa phố phường Hà Nội làm tôi lạnh gáy. Viên cán bộ hạ lời cuối:

– Các anh liệu thần hồn…

Thủa nhỏ tôi ở Hà Nội nhưng chưa bao giờ đến ga Hàng Cỏ vì bố mẹ tôi bảo chỗ đó toàn du côn du kề, toàn là thứ trèo me trèo sấu, du thủ du thực. Đám con nít tụi tôi đều xanh lè mắt khi nhắc đến du côn Hàng Cỏ. Do đó tôi không biết ga này có khác xưa không. Khi tàu đậu lại, cả một rừng người tụ tập. Rất nhiều lính áo vàng nón cối dép râu đeo AK mà mãi đến sau này tôi mới biết đó không phải là lính mà là công an. Họ đứng thành hai ba lớp chặn ngang đám đông lố nhố. Rất nhiều biểu ngữ hoan hô đả đảo và điều làm tôi ngạc nhiên là hình ông Hồ, rất nhiều, được trương lên trong đám đông. Ít nhất tôi cũng đã đủ lớn để nhìn thấy trong các cuộc biểu tình nhưng dù dưới thời Vua Bảo Đại, thời Ngô Tổng Thống và sau này các ông Thiệu – Kỳ – chưa bao giờ tôi thấy hình ảnh của họ được xuất hiện như hình ông Hồ Chí Minh. Tôi huých ông Quyền:

– Nó bảo cuộc mít tinh tự phát, dân chúng đến tự ý “dàn chào” tụi mình…

Ông Quyền tủm tỉm cười:

– Ối ông ơi, nói gì kệ nó. Ông ráng lấy tay mà che đầu. Đá xanh trúng là bể gáo.

Rồi cũng đến lúc phải đương đầu với thực trạng. Tù được dẫn xuống để đổi toa. Những tiếng hò hét được điều khiển bởi hai cái loa vang lên vang rền. Dăm ba viên đá ném về phía tụi tôi nhưng có lẽ vì xa quá nên không trúng. Tôi căng mắt nhìn người dân Hà Nội. Đa số đều mặc áo xám tro. Mấy em nhỏ co ro vì lạnh ngồi xổm ở hàng đầu chỉ trỏ cười nói. Tôi nhìn lại anh em đồng đội. Họ như người rừng, rũ rượi tả tơi xơ xác – hoặc như lời diễu cợt của ông Quyền “Trông chúng mình không giống con giáp nào”. Những người đứng phía dưới đường kia nhìn tụi tôi dám nghĩ là những đứa kỳ dị hình dị dạng này đúng là hình ảnh tiêu biểu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa – Của Ngụy quân, những tên lính chuyên moi gan người ăn sống và cắt tai Việt Cộng xâu thành chuỗi đeo ở cổ. Họ có thể nghĩ như vậy lắm chứ. Công cuộc chuyển tàu ở ga Hàng Cỏ nếu làm nhanh gọn có lẽ chỉ kéo dài độ một giờ nhưng đã được tính toán để trở thành dềnh dàng hơn, để dân Hà Nội có dịp nhìn kỹ hơn lũ Ngụy ác ôn tụi tôi. Nói gì thì nói, chúng tôi không ai bị trúng đá xanh hoặc bị con nít dùng súng cao su bắn cả. Họ chỉ trỏ cười nói nhiều hơn “lòng căm thù” như lời đe dọa của viên cán bộ không thấy lộ ra.

Rời Hà nội, chúng tôi xuống xe lửa ở trạm cuối Việt Trì và ở đó may quá dân chúng không tự phát đi tới ga chào đón chúng tôi. Đoàn tù được đưa về một nơi tôi thấy đề biển mầu vàng chữ đỏ “Hợp tác xã Quyết Tiến 1”. Đó là một dãy nhà khá rộng, trống lỏng, chỏng chơ hai cái bàn gỗ dài và một lô ghế cũ kỹ đôi cái đã long đinh. Không có nhân viên nào của Hợp tác xã xuất hiện. Nhưng sáng hôm sau trước khi được chất lên xe để đi tiếp thì có chừng hai ba chục người đứng bên lề đường ngó, nhìn tù chỉ trỏ. Tôi nhớ mãi là khi vừa lên xa sắp sửa chạy thì có một người tất tưởi chạy tới, vừa đi vừa nói oang oang:

– Có anh nào ở tiểu đoàn 9 Dù không?

Anh ta xộc xộc chạy tới bám vào xe hỏi đi hỏi lại:

– Có anh nào ở tiểu đoàn 9 Dù không?

Khi biết không có 9 Dù, anh ta toe toét:

– Mấy bố khiếp lắm, đánh giỏi lắm. Hễ gặp ai ở tiểu đoàn 9 Dù cho thằng này gửi lời hỏi thăm. Mấy bố bắn khiếp.

Một người lính áp tải đến can thiệp thì anh ta văng tục liền:

– Địt mẹ, làm đéo gì thế. Ông mày đi B đánh nhau với Dù thừa sống thiếu chết, chưa sợ thằng nào đâu!

Không hiểu sao tôi vẫn nhớ người bộ đội phục viên đó và câu chuyện bao nhiêu năm trên bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời. Có thể vì cái giọng oang oang hoặc cũng có thể yếu tố bất ngờ của câu chuyện chăng?

Ì, ạch, lúc nghiêng lúc ngả rồi chúng tôi cũng tới nơi họ muốn chúng tôi tới. Lúc đó vào quãng xế trưa nhưng cuộc đời tù tội của tôi mới chỉ ở cửa trại.

Họ bắt đầu mở khóa tháo xiềng cho tù và công việc chính ra dễ dàng bỗng trở nên vô cùng lỉnh kỉnh. Như đã mô tả, khóa được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, cái lớn cái nhỏ, cái mỏng cái dày, không cái nào giống cái nào. Những cái khóa đó sau một thời gian mưa gió dãi dầu nay đã có cái gỉ sét, có cái lỗ khóa tắc tịt vì bùn đất. Ngay cả khi tìm đúng cái chìa thì mở được khóa cũng khá gay go. Đôi khi có chùm tù phải tự loay hoay để cố tìm cho đúng cái chìa định mệnh. Kết quả là có sáu chùm không mở khóa được.

Phải đến hai ngày sau trại mới triệu được một ông thợ rèn đến chặt mấy sợi xích oan nghiệt để giải phóng cho họ.

Tù được sắp thành hàng ngang đối diện với một dãy bàn trên đó từng chồng quần áo màu đỏ. Từng người một tiến tới và được lệnh cởi hết quần áo. Trần truồng, tồng ngồng tù trút bỏ lớp nhung y cũ kỹ sương gió của miền Nam, của núi rừng để tròng vào người bộ quần áo màu đỏ. Ông Đại Úy thiết giáp Bình nay không còn dây mơ rễ má gì với ông Thiếu Úy Quyền và Trung Úy Dũng nhưng vẫn đứng sát tụi tôi nhỏ nhẹ:

– Chính ra tụi nó phải xịt DDT mới đúng sách vở.

Chỉ có điều chúng tôi không biết là thân phận tù binh trong Đệ Nhị Thế Chiến mà chúng tôi thỉnh thoảng được thấy trên màn ảnh Ciné không thể so với tù binh dưới Xã Hội Chủ Nghĩa được. Mục tiêu lớn nhất của vụ vứt bỏ quần áo không phải là sợ sốt chấy rận, không phải vì vấn đề vệ sinh. Những cái đó ăn thua quái gì. Vấn đề chủ yếu là an ninh, là không để bất cứ tù nhân nào có dịp giấu giếm bất cứ thứ gì trước khi nhập trại. Tôi nhớ đến lượt tôi trong bộ quần áo thủa lọt lòng mẹ đưa tay ra thì có tiếng hô hai tiếng:

– Đỗ Lệnh Dũng H6347.

Đó là số tù của tôi. Tôi lẩm nhẩm “số bù” và ngạc nhiên với chính tôi. Hỡi ơi trong cảnh này sao tôi lại nghĩ như vậy hay linh tính cho thấy cuộc đời tù tội của tôi đã xui ngay từ ngoài cửa trại tù với con số bù 6347 và cái chữ H có thể đọc là Hốc Hác, là Hỏng, là Hết ?

Dẫu sao thì xem ra nay tôi cũng giàu có hơn khi nằm trong cái hố giữa chiến khu D vì tôi đã được hữu sản hóa với hai bộ quần áo màu đỏ có in số ở sau lưng, một manh chiếu cói và một cái chăn. Với cái gia tài đồ sộ đó tôi bước vào một cuộc đời khác.

Thế là tôi đã đổi xác thêm một lần nữa. Lần trước tôi đã trút bỏ bộ quần áo thư sinh để tròng vào người bộ đồ trận ba lô mũ sắt, để từ anh sinh viên Luật mơ mộng thành người lính dầu sương dãi gió trong mười năm chinh chiến. Nay một lần nữa tôi lại tròng vào người bộ quần áo có chữ ở sau lưng để bước vào một quãng đời khác dài không kém. Cuộc đời tù tội.


No comments: