Khi phe đồng minh trên đà thắng khối Fascist trong đó gồm có Nhật tại Đông Dương thì phe cộng sản đã có chương trình cho tình hình biến chuyển được coi là rối ben. Hồ Chí Minh(HCM) đã dọn đường nhiều tháng trước khi có biến cố vào tháng 8/1945.
Tháng 7/1945 “Deer” team OSS của tình báo Hoa Kỳ nhảy vào miền Bắc Việt Nam. Hai bên OSS và HCM đã gặp nhau. Lúc này HCM đang bị bệnh kiết lỵ và đường ruột bị nhiễm trùng rất nặng. Nhân viên y tế của OSS đã chuẩn bệnh và đoán Hồ khó qua khỏi, nhưng ông ta được tận tình giúp và thoát chết.
Could the war in Vietnam been avoided? Cuộc chiến tranh Việt Nam có thể không xảy ra? Đây là câu hỏi của một số bài viết, trong đó đưa ra những trường hợp, sự kiện (facts):
- Pháp đã trao độc lập cho Việt Nam vào 3/1945 và vua Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập. Hòa ước 1884 đã bị xé bỏ. Ngay cả HCM vào 7/1945 cũng đã ký một văn kiện với Mỹ là hợp tác với chính phủ Trần Trọng Kim.
- Nếu người Mỹ (bộ phận y tế thuộc OSS) không cho thuốc HCM uống để trị bệnh kiết lỵ thì Hồ chắc chắn không sống sót. HCM chết lúc này thì khó ai thay thế để tiếp tục có những thủ đoạn gian manh như Hồ.
- Khi đã biết âm mưu của HCM là thừa lệnh quốc tế cộng sản nhuộm đỏ cả
Đông Dương (sau khi Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 đã bị vô hiệu hóa) thì
chính phủ Pháp đã tuyên chiến với Hồ vào 9/1946. Tuy nhiên, trước khi
thật sự có chiến tranh chính phủ Pháp đã cho tướng Jean Fonde nói chuyện
với tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp, mục đích là khuyên Giáp và HCM nên
suy nghĩ lại vì chiến tranh sẽ gây nhiều hệ lụy thảm khốc. Giáp trả lời
ngay rằng giết cả triệu dân Việt cũng không quan trọng vì tất cả phục
vụ cho mục tiêu chính trị.
https://www.youtube.com/watch?v=w5EAJmxBK0w - Dĩ nhiên còn những sự kiện nữa để chứng minh rằng không cần cộng sản Việt Nam vẫn có độc lập. Cộng sản chỉ mang đến tai họa mà thôi.
HCM biết rằng Hoa Kỳ đã cho phép Pháp tái chiếm Đông Dương để diệt trừ cộng sản qua hội nghị Potsdam vào 7/1945. Lúc này khoảng ngày 15/8/1945 theo lời kể của tác giả Patti:
Tại Hà Nội, Hồ và Archimedes Patti, trưởng cơ quan tình báo OSS của Hoa Kỳ, có buổi nói chuyện. HCM quyết làm ra chiến tranh nếu Pháp tái chiếm, dù có tiêu diệt hết sự sống của mỗi đàn ông, đàn bà, và trẻ em. Chính sách “tiêu thổ tới cùng” (scorched earth to the end) của HCM mà qua lần đối thoại này đã làm cho ông Patti không bao giờ quên những lời nói quá ác độc đó.
This statement from a man who was a master of understated diplomacy was, I knew, not an idle threat and I still remember it vividly (Why Viet Nam, page 4) – Lời nói này từ miệng của một người mà người này là tổ sư của lối ngoại giao gian manh, tôi đã biết, đó không là một đe dọa vu vơ và tôi vẫn còn nhớ nó một cách rõ ràng.
Trở về những tháng đầu của 1945. Khi biết phe đồng minh đang thắng thế ở Âu Châu thì tại Á Châu Nhật đang lo sợ sự đổ bộ của đồng minh trên vùng miền mà Nhật đang chiếm đóng. Như trên, Nhật đảo chánh Pháp ngày 9/3/1945. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11/3/1945 và xé Hòa Ước 1884 với Pháp. Cụ Trần Trọng Kim được mời từ Thái Lan về thành lập chính phủ ngày 17/4/1945.
Chính phủ Trần Trọng Kim gồm những nhân tài lãnh đạo và được dân chúng ủng hộ. Chính phủ đã sửa đổi hành chánh để hợp nhất hai chính quyền bảo hộ và Nam triều, thay thế công chức Pháp bằng công chức Việt, dự định thống nhất pháp luật ba kỳ để tránh lạm quyền, tổ chức những đoàn thanh niên tiền phong, chiến dịch chống nạn đói. Có những lần gạo được mang từ Nam ra Bắc đã bị Việt Minh chặn lại cướp lấy.
Một số cơ sở chính phủ vẫn còn người Nhật điều hành. Buổi xuống đường ngày 17/8/1945 tại Nhà Hát ở Hà Nội là để nói lên tinh thần độc lập và ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Trong lúc các diễn giả đang hô hào dân chúng thì Việt Minh vào hạ cờ vàng ba sọc đỏ của chính phủ. Hai ngày sau, tức 19/8/1945, Việt Minh tổ chức một cuộc xuống đường quy mô hơn cũng tại Nhà Hát Lớn, và sau đó chiếm cứ các công sở.
Để được “công nhận” cái “chính phủ” HCM sắp ra mắt vào ngày 2/9/1945, Hồ đã thực hiện một số màn ngoạn mục nhắm vào những người Mỹ.
Ngày 25/8/1945, trên các đài phát thanh đã kêu gọi dân xuống đường ngày 26/8/1945 để nghênh đón “phái bộ đồng minh”. Trên tờ Cứu Quốc ra ngày 29/8/1945 cũng có đăng về tin này, và họ còn dùng chữ “vĩ nhân“ để nói về người Mỹ. Sau đó chỉ huy trưởng cơ quan tình báo OSS, ông Archimedes Patti, đã đính chánh rằng Hoa Kỳ không phải đồng minh với Việt Minh, xin đừng lạm dụng. Còn ai ngoài Hoa Kỳ để Hồ dựa vào? Một quốc gia hùng mạnh thắng thế chiến thứ hai và đang đương đầu với làn sóng đỏ.
Người dân ồ ạt ra đường, một phần cũng vì hâm mộ người Mỹ, nhưng không thấy Mỹ nào hiện diện. Thế nên cả đám Việt Minh nằm trong ban tổ chức kéo nhau đến tận nhà riêng của ông Patti. Họ kéo cờ, ca quốc ca Hoa Kỳ, nên bắt buộc ông Patti phải thay quần áo ra ngoài làm lễ.
Chưa hết. Bốn ngày sau, tức 30/8/1945, phe Hồ lại hô hào dân chúng xuống đường nữa để chống Pháp, để chứng tổ cho Hoa Kỳ thấy rằng dân không ưa Pháp. HCM thừa biết qua hội nghị Potsdam vào tháng trước, tức tháng 7/1945, Hoa Kỳ đã ngấm ngầm cho Pháp trở lại tái chiếm, dù vào tháng 3/1945, pháp đã tuyên bố ra đi trao độc lập cho vua Bảo Đại. Tái chiếm để dẹp làn sóng đỏ của Hồ mà de Gaulle đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ.
HCM rất muốn những đại diện của OSS tham dự ngày 2/9, nhưng ông ta hoàn toàn thất bại. Có lẽ Hồ nghĩ rằng ông đã qua mắt được những người Mỹ khi nói với họ rằng mình không phải cộng sản. HCM đã lầm vì ngay lúc OSS mướn Hồ làm lon ton để đương đầu với Nhật, người Mỹ đã biết Hồ là ai. Họ dùng người cộng sản này trong giai đoạn mà thôi.
Trong đám đông ngày 2/9/1945, giữa mùa thu nóng nực của Hà Nội, có vài người Mỹ thuộc OSS đến để quan sát. Đại Úy Ray Grelecki kể lại trong phim thời sự “Uncle Ho Uncle Sam” rằng những máy quay hình cứ để thẳng vào các người Mỹ, và họ đi qua đi lại nhiều lần. HCM rất cần Mỹ trong các phim để tuyên truyền rằng Hoa Kỳ ủng hộ chính phủ của ông ta. Có phải Hồ khi biết chỉ có vài người Mỹ tham dự để quan sát nên đăm ra lúng túng. Câu nói thừa thải “đồng bào có nghe rõ không?” để chấn chỉnh sự bối rối.
Thủ đoạn dùng ngay những câu trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ để đọc trong ngày gọi là “tuyên ngôn độc lập” của HCM thật là hạ sách mà sau này nhiều sử gia của Hoa Kỳ đem ra châm biếm. Một con người không có tư tưởng (pragmatic)! Lối nịnh hót, ve vuốt này của HCM cũng đã làm cho Stalin bực mình đến phải đặt cho Hồ một tên là người cộng sản ngu xuẫn kém văn hóa (troglodyte)!
Chính tác giả Archimedes Patti trong cuốn Why Viet Nam cũng cho rằng HCM thật là ngu ngơ khi đạo văn mà còn yêu cầu Patti xem qua. Hơn hết, tác giả đã thẳng thắn ghi ngay vào Chương 1 (Chapter 1) với kết luận là HCM là sư tổ của lối ngoại giao gian hùng, lưu manh.
Tóm lại, mẹ Việt Nam đã cho ra lầm một đứa con phản bội tổ quốc. Di lụy của HCM là đàn em cộng sản và con cháu họ đã theo gương bán nước của Hồ bất kể phản ứng của toàn dân, ngay cả còn sát hại, bỏ tù những tấm lòng yêu nước.
Xin đáp lại lời thơ của Tố Hữu:
Hồ trở về đây tổ quốc ơi
Mang theo chủ nghĩa sát hại người
Ba mươi năm ấy Minh học tập
Dân tộc là mồi cho Đảng xơi!
Bút Sử
20/8/2018
Nguồn: Why Viet Nam?, Archimedes Patti, 1980; phim Uncle Ho Uncle Sam Documentary; Sử Địa 12ab, Ban Giáo Sư Sử Địa, 1973, nhà xuất bản Trường Thi, Saigon
No comments:
Post a Comment