Y Nguyên Mai Trần
Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng một nền giáo dục khai phóng ở miền Nam. Từ ngôi trường đơn sơ trong xóm nhỏ rồi bước sang ngưởng cửa tiểu học, trung học, đại học trong suốt một quá trình dài 15 năm, trong mổi giai đọan đánh dấu bằng sự xét nghiệm với những mảnh bằng hay chứng chỉ tốt nghiệp mà các cơ quan giáo dục cấp phát .Với những chứng chỉ mảnh bằng ấy những người tốt nghiệp đã tham gia vào đời sống kinh tế, cộng đồng xã hội giáo dục một cách hiệu quả và thành công.
Bài viết sẽ không đề cập chuyên sâu về lịch sử, khía cạnh chính
trị, triết lý và hệ thống tổ chức của nền giáo dục miền Nam (Thời
Pháp thuộc cũng như thời Việt Nam Cộng Hòa) vì những khía cạnh
này đã được đề cập đến từ khá nhiều tài liệu trên mạng cũng
như sách vở.
Ngày 21/12/1917 Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký nghị định ban
hành tổng quy chế nền học chính toàn cõi Đông Dương. Văn bản được xem
như bộ luật giáo dục với mục tiêu thống nhất nền giáo dục bản xứ, tiến
tới xóa bỏ nền giáo dục cũ.
Hệ thống Giáo Dục Pháp Cho Người Bản Xứ (Enseignement Franco-Indigène), thường được gọi là Giáo Dục Pháp-Việt được dựa vào hệ thống giáo dục của chính quốc, đã được người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và thực tế tại Việt Nam. Tuy tiếng Pháp vẫn dùng là chính ngữ, tiếng Việt là phụ ngữ, mục tiêu tối hậu là loại bỏ Nho học và thay thế dần bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho người bản xứ và guồng máy cai trị.
Hệ thống giáo dục mới được hình thành sau khi Pháp chiếm Nam kỳ.
Với Hòa ước Giáp Tuất 1874 Nam kỳ trở thành thuộc địa Cochinchine và
Hòa ước 1883-84 Patenôtres đặt Bắc kỳ -Tonkin và Trung Kỳ-AnNam dưới
quyền bảo hộ. Mặc dù triều đình Nguyễn được cai trị ở Huế, nhưng
chịu sự kiểm soát chặt chẻ của Toàn Quyền Đông Dương. Tưởng cũng
xin nhắc lại Liên Bang Đông Dương-L’Indochine gồm Lào, Cao Miên và
ba miền của Việt Nam, cơ sở đầu não đặt tại Hà Nội, dưới
quyền của Toàn Quyền Đông Dương.
Năm 1864 là kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam kỳ tổ chức ở ba tỉnh miền Tây
trước khi bị Pháp chiếm. Từ 1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn của các
cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ở Bắc
kỳ và Trung kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm hơn.
Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão 1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ
1918. Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy quan lại của triều đình mới bỏ
việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ.
Người viết xin ghi nhận sự đóng góp của bạn bè đồng môn khắp nơi trên thế giới. Hy vọng những tư liệu này được xem là tài liệu tham khảo quý báo cho các thế hệ sau cũng như môt chút tâm tình cuả một thời vàng son trẻ tuổi dùi mài kinh sử trong những mái trường trước 1975.
Phần A. Nền Giáo Dục ở miền Nam trước năm 1954- thời Pháp thuộc.
Trước năm 1954, tuy có nhiều biến chuyển theo vận nước nổi trôi, nhưng chương trình Pháp- Việt Franco-Indigènes căn bản là hệ thống giáo dục tại Việt Nam trong suốt thời kỳ Nam Kỳ thuộc địa, Trung Kỳ và Bắc Kỳ bảo hộ . Song song với chương trình này còn có chương trình chinh quốc Pháp áp dụng cho một số trường được mở ra để phục vụ người Pháp và những người có quốc tịch Pháp trong thời gian đầu. Điển hình như trường Chasseloup Laubat Sài gòn(1874),trường trung học Albert Sarraut ở Băc Kỳ (1908), Yersin ở Đà Lạt (1935). Cả 3 trường này bắt đầu cũng được hình thành từ bậc tiểu học trước rồi sau mới đến bậc Tú Tài.
Làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục Pháp-Việt-Franco-Indigène phổ thông cho người Việt, người Pháp đã cho xây dựng một số trường như trường trung học Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho (1879), Collège de Cantho (1917) trường Quốc Học Huế (1896), trường trung học Bảo Hộ (Collège du Protectorat) tức trường Bưởi Hà Nội (1908) ). Ba trường này khi mới mở chỉ có bậc tiểu học đến vài chục năm sau mới có 2 trường Quốc Học Huế và trường Bưởi giảng dạy bậc Tú Tài.
Thống Đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ̣(xem hình ̣95), người chú trọng mở mang giáo dục Pháp-Việt đã cho mở trường trung học đầu tiên và duy nhất cho cả Miền Nam vào cuối thế kỷ XIX lấy tên Collège de Mytho. Trường bắt đầu chỉ có hai năm học sau đó tăng lên bốn năm đầu thế kỷ XX được đổi tên là Collège Le Myre de Vilers.
Chương trình Pháp-Việt gồm có ba bậc học : Tiểu học, Trung học và
Đại học. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours
Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba
hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học
tiểu học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Certificat
d’Etudes Primaire Elémentaire).
Sau cấp Sơ học là cấp Tiểu học gồm ba lớp: lớp Nhì năm thứ nhất (Cours
Moyen de 1ère Année), lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen de 2è Année),
và lớp Nhất (Cours Supérieur). Xong lớp Nhất, học sinh thi lấy bằng Tiểu
học (Certificat D’Etude Primaire Complémentaire Indochinois, viết tắt
là C.E.P.C.I).
Sau bằng Tiểu học , học sinh phải học lên bốn năm nữa rồi thi
bằng Cao Đẳng Tiểu học, tiếng Pháp là Diplôme d’Etudes Primaire
Superieur Franco-Indigènes, còn gọi là Brevet primaires , người
Việt gọi là bằng Thành Chung, bằng Diplôme.
Ai thi đậu mới được học lên bậc Trung học-còn gọi là bậc Tú Tài.
Bậc này gồm ba năm, năm thứ nhất, năm thứ hai-Bac 1ere và năm
thứ ba- Bac 2ème
Kể từ cuối thập niên 1920, chương trình thi bậc Tú Tài đã được Nha Học
chính Đông Pháp quy định, gồm hai kỳ thi cách nhau một năm, kỳ thi lấy
bằng Tú Tài I hay Tú Tài bán phần (Baccalauréat Première Partie) và kỳ
thi Tú Tài II hay Tú Tài toàn phần (Baccalauréat Deuxième Partie, gọi
tắt là Bac). Người dự thi Tú Tài toàn phần bắt buộc phải có bằng Tú tài
bán phần
Tú Tài toàn phần –Pháp-Việt còn gọi là Certificat de Fin d’Etudes Secondaire Franco-indigènes
Tú Tài toàn phần Pháp chính thống còn có tên là Diplôme du Baccalaureat de l’enseignement du second degré.
Hình 1: Bằng cấp, chứng chỉ thời Pháp-trước 1954.
Với việc cải cách giáo dục, việc đưa chữ quốc ngữ vào tiểu học đã giúp trẻ nhanh chóng biết đọc, biết viết so với việc học chữ Hán khó nhớ. Chương trình học bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh các trường phổ thông, Pháp còn lập ra trường dạy nghề để học sinh khi học xong tiểu học có thể chọn học nghề.
Thời kỳ 1945-1955, tình hình giáo dục rất phức tạp. Pháp vẫn chỉ đạo nền giáo dục tại Nam Kỳ, nhưng giữa Pháp và các nước liên hiệp Đông Dương cũng đã ký hiệp ước chuyển giao các cơ quan giáo dục và văn hóa từ năm 1949. Đa số các trường đại học, cao đẳng Pháp thành lập, đặt tại Hà Nội cho toàn các xứ Đông Dương, được dời vào miền Nam sau hiệp định Genève 1954.
Đặc biệt tại Saigon, hai trường trung học theo chương trình Pháp-Việt đầu tiên được thành lập là trường Áo Tím-Gia Long và trường Petrus Trương Vĩnh Ký.
Trường L’école des Jeunes Filles Indigènes) Áo Tím –Gia Long xây dựng xong năm 1915 được Toàn Quyền Ðông Dương Ernest Nestor Roume và Thống Ðốc Nam Kỳ Courbeil cắt băng khánh thành và khai giảng khóa đầu tiên. Trường dạy hai cấp. Sơ học và Tiểu học. Cuối năm Sơ học , học sinh phải thi lấy chứng chỉ Sơ học yếu lược ( Certficat d’Etudes Primaires Elementaires Franco-Indigènes), sau đó học thêm ba năm thi bằng Tiểu học yếu lược . CEPCI (tức Certificat d’Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Năm đầu tiên chỉ có 42 nữ học sinh trong bộ đồng phục áo dài tím. Tên trường Áo Tím bắt đầu từ đó.
Ðến tháng 9 năm 1922, trường được nâng lên cấp Cao đẳng tiểu học (tương đương với bậc Trung Học Ðệ Nhứt Cấp sau này). Toàn Quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên của bậc Cao đẳng tiểu học và đổi tên trường là Collège des Jeunes Filles Indigènes .
Thời Nhật trở lại Đông Dương, năm 1940 , trường đổi tên thành trường trung học Gia Long. Tên trường tồn tại mãi đến sau năm 1975 với tên mới Nguyển thị minh Khai.
Hình 2: Trường Gia Long, Trường Petrus Ký.
Thống Đốc Nam Kỳ B.de La Brosse ký nghị định 18-12-1927 thành
lập trường trung học Pháp Việt mang tên “Petrus Ký trung-học
đường”.
Tiền thân của trường Petrus Ký có tên là Collège de Cochinchine
(một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat (hiện nay là Lê
Quý Đôn), dành cho học sinh người Việt Nam
Ngày 11-8-1928, khi trường mới xây dựng xong ở vị thế ngày nay,
trường khởi đầu chỉ dạy bậc Cao đẳng tiểu học, mang tên Lycée
Pétrus Trương Vĩnh Ký-Petrus Ký trung học đường- khai giảng năm học
đầu tiên tháng 9, 1927-1928 với 4 lớp học với hơn 200 học sinh
chuyển qua theo học chương trình Pháp và Pháp Việt từ trường
Collège de Cochinchine (Ngoại trưởng và Chủ Tịch Thượng Viên VNCH
Trần Văn Lắm là một trong những học sinh khóa đầu tiên
1927-1928. Ông mất tại Canberra Úc năm 2001). Vào năm 1953, trường
Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký là ngôi trường trung học công lập duy
nhứt của Sài Gòn dành cho nam sinh, dạy về văn hóa của chương trình
Trung học Việt Nam
Nếu đứng ngay trước cổng chánh trên đại lộ Cộng Hòa, hiện nay là đường
Nguyễn Văn Cừ vẩn còn cổng xây dựng bằng gạch kiên cố với 2 cột
cao độ 4m trên có khắc 2 câu chữ Hán “Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc
Cốt, Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm.” Phía trên có khắc tên “Trường Trung
Học Petrus Ký.”. Sau 1975, trường có tên Lê hồng Phong.
Bằng cấp chương trình chính quốc Pháp
Chương trình giáo dục Pháp chính quốc được áp dụng cho các trường dạy học trò người Pháp và những người có quốc tịch Pháp.
Hình 3: Bằng Tiểu học yếu lược (Tiểu học) chương trình Pháp-Certificat d’études primaires élémentaires” (CEPE) –cấp cho cô học trò người Pháp Colette Parlet ở Cái Bè, Nam Kỳ, bằng cấp chính quốc Pháp của Département du Var –Academie D’Aix.
Bằng cấp chương trình Pháp-Việt Franco-Indigènes
Thời này những người tốt nghiệp với bằng Tiểu Học được xem có học thức khá, nói tiếng Pháp khá thông thạo, thường làm ” thầy thông thầy ký” .Những người có bằng Cao Đẳng Tiểu học được xem có trình độ học thức cao, thường đãm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ sở Pháp Việt.
A1-Bậc Tiểu học-Cao đẳng Tiểu Học
Hình 4: Văn bằng Tiểu Học cấp ở Nam Kỳ thuộc địa Cochinchine 1933
https://musee-ecole-montceau-71.blogspot.com/2019/03/lecole-dans-lalgerie-francaise.html
Hình 5: Văn bằng Tiểu Học cấp ở Bắc Kỳ Bảo Hộ -Protectorat du Tonkin 1929
Hình 6: Văn Bằng Tiểu Học cấp ở Bắc Kỳ Bảo Hộ -Protectorat du Tonkin 1934
Hình 7.Bằng Sơ Đẳng Tiểu Học hay Tiểu Học Yếu Lược 1915-Certificat d’Etudes Primaires –Franco Indigènes cấp thời Đông Pháp –Liên Bang Đông Dương-Bắc Kỳ Bảo Hộ (Protectorat du Tonkin). Đây không phải là bằng Sơ Học Yếu Lược-Certficat d’Etudes Primaires Elementaires Franco-indigènes
Hình 8: Văn bằng Tiểu học yếu lược bản xứ Certificat d’Etudes Primaires –Franco Indigènes. thời Đông Pháp –cấp bởi Thủ Hiến Trung Kỳ Bảo Hộ (Protectorat de L’Annam)
Hình 9: Bằng cấp tiểu học bổ túc cấp bởi bộ trưởng Giáo Dục của Chính Phủ Đại Nam dưới thời vua Bảo Đại năm 1939. Bằng này đòi hỏi người tốt nghiệp học thêm một năm sau khi có bằng Tiểu Học ̣để đi dạy học hoặc đãm nhiệm trọng trách cao hơn.
http://trantocvinhhien.com/photos_video/dicao/dicao-ongba/
Hình 10: .Văn bằng Tiểu Học bổ túc cấp ở Nam Kỳ thuộc địa Cochinchine 1940s
A2-Bậc Trung Học
Hình 11:. Bằng Diplôme-còn gọi là Brevet primaires- Người Việt gọi là bằng Thành Chung. Bằng này cấp cho học sinh người Pháp ở Pháp.
Hình 12. Văn bằng Diplôme D’Etudes Complimentaires-Franco-Indigènes- tương đương bằng Brevet-Thành Chung -cấp cho học sinh theo hệ thống Giáo Dục Pháp Việt thời Liên Bang Đông Dương 1919.
Hình 13: Văn bằng Diplôme D’Etudes Complimentaires-Franco-Indigènes- tương đương bằng Brevet-Thành Chung -cấp cho học sinh theo hệ thống giáo dục Pháp Việt thời Liên Bang Đông Dương 1923
Hình 14: Diplôme D’etudes Primaires Superieures-Cao đẳng Tiểu Học, còn gọi là bằng Thành Chung.
Văn bằng cuối cùng này cấp bởi Toàn Quyền Đông Dương ngày
31/5/1945 sau khi Nhật chiếm Đông Dương ngày 9 Tháng Ba 1945
Hinh 15: Mẩu bằng Tú Tai II chương trinh Pháp cấp bởi Academie de Rennes cho học sinh tốt nghiệp các trường như Lê Quý Đôn, Marie Curie… Saì Gòn
A3-Bậc Đại học thời Pháp Thuộc
Hình 16: Bằng tốt nghiệp Đại học Khoa học Ứng dụng chuyên ngành Công Chánh do Chính phủ Đông Dương cấp năm 1926. Người được cấp bằng này đã theo học ở trường Cao Đẳng École des Sciences Appliquées Hà Nội
Hình 17: Văn Bằng tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương, Hà Nội 1928
https://halongvandan.wordpress.com/2015/04/07/chup-lai-cac-bang-cap-thoi-phap-thuoc-dau-tk-19/
Phần B. Hệ thống giáo dục thời Quốc Gia Việt Nam và thời Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1955
Quốc gia Việt Nam là một chính phủ thuộc Liên bang Đông Dương Pháp, tuyên bố chủ quyền toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 đến 1955. Thủ đô đặt tại Sài Gòn.
Hình 18. Bằng cấp Sơ Đẳng Tiểu Học-Bằng Tiểu
Học (Certificat d’Etudes Primaires Franco-Indigenes) dưới thời thủ
tướng Nam Việt Trần Văn Hửu 1951.
Người tốt nghiệp có thể làm thằy thông, thầy ký rồi, nếu học
thêm 4 năm nửa thì có thể dự thi bầng Cao Đẳng Tiểu Học tương
đương vói bằng Thành Chung, hay Trung Học đệ nhất cấp.
Hình 19: Bằng Tiểu Học do Nha Học Chính Nam Việt cấp 1952
Sau hiệp định Genève 20/7/1954, người Pháp trả lại độc lập cho toàn Việt Nam. Miền Nam và một nửa Trung Kỳ từ vỉ tuyến thứ 17 trở về Nam được giao cho chính phủ Quốc Gia với quốc trưởng Bảo Đại lảnh đạo và sau đó Đệ nhất Cộng hòa ra đời 1955 với Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Chương trình giáo dục VNCH dưạ trên chương trình Pháp Việt để lại, cũng gồm ba bậc Tiểu học : 5 năm, gồm lớp năm, tư, ba, nhì và nhất. cuối lớp nhât có kỳ thi lấy bằng tiểu học
Trung học: 7 năm gồm hai cấp Trung học Đệ Nhất
Cấp gồm các lớp Đệ Thất, Lục, Ngủ và Tứ, cuối năm Đệ Tứ thi
Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp. Kỳ thi này học sinh phải đậu cả
phần thi viết và vấn đáp. Tuy nhiên phần thi vấn đáp được loại
bỏ 1959-60 và kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp được bỏ hẳn
1966-67.
Trung học Đệ Nhị Cấp gồm ba lớp Đệ Tam, Nhị và Nhất. Cuối
lớp Đệ Nhị phải qua kỳ thi Tú Tài I học sinh phải đỗ Tú Tài I
mới được tiếp tục lên đệ Nhất để thi Tú Tài II. Kể từ năm 1973
trở kỳ thi Tú tài I được bải bỏ, chỉ còn phải thi tú tài II
còn gọi là Tú Tài toàn phần phổ thông bằng hình thức thi trắc nghiệm
và được chấm thi bằng máy điện toán IBM
Đại Học: Người có bằng Tú Tài II được ghi tên
theo học hoặc thi tuyển vào các phân khoa thuộc Viện Đại học,
các trường Cao Đẳng và Chuyên nghiệp như Hoc Viện Quôc Gia Hành
Chánh, Trường Vỏ Bị Liên Quân Đà Lạt…
Một điểm đáng chú ý trong giai đoạn chuyển tiếp của chương
trình giáo dục Pháp Việt trước 1954 và chương trình Giáo Dục
Việt Nam Cộng Hòa, cuối năm Tiểu học, xong lớp Nhất học sinh
không đậu thi tuyển vào ngay lớp Đệ Thất trường công Trung Học
miển phí, có thể học trường tư hoặc trải qua một lớp trung gian
là lớp Tiếp liên (Cours Certifié) để năm sau thi lại có cơ hội tốt.
B1. Tiểu Học
Hình 20: Học trò lớp Tư 1954 trường Chi Lăng trên đường Chi Lăng-gần trường Vẻ-Trang trí Mỹ Nghệ Thực Hành Gia Định
Hình 21: Bằng cấp Tiểu học thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa 1960 cấp cho học sinh tốt nghiệp trường tiểu học.
B2-Trung Học Đệ Nhất Cấp
Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ). Học sinh muốn vào đệ Thất trường trung học công lập phải qua kỳ thi tuyển khó khăn, nếu không phải vào hệ thống trường tư phải trả học phi.
Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp (tiếng Pháp: brevet d’etudes du premier cycle). Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp (xem hình 24). Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966–67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.
Hình 22: Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp 1960
http://www.ninh-hoa.com/TruongKhacNhuong-ChuyenBayGioMoiKe-NhungBanCungQue.htm
Hình 23:.Chứng chỉ Trung Học Đệ Nhất Cấp 1963
Hình 24.Chương Trình môn thi Viết và Vấn đáp cho bằng Trung Học Đệ Nhất cấp
Hình 25: Chứng chỉ cuối cùng Trung Học Đệ Nhất cấp 1967-sau đó kỳ thi này được bải bỏ.
B3 Trung học Đệ Nhị Cấp -Bậc Tú Tài
Chương trinh Tú tài gồm ba năm học đệ Tam, Nhị, Nhất. Cuối
năm đệ Nhị thi Tú Tài I, phải đậu Tú Tài I mới được tiếp tục
lên đệ Nhất để thi Tú Tài II. Tú Tài I được bãi bỏ năm 1973.
Vào đầu thập niên 1960 ngoài phần thi viết còn có phần thi vấn đáp. Phần vấn đáp này được bãi bỏ kể từ năm 1968.
Cũng nên biết Tú Tài phổ thông, học sinh có thẻ chọn Ban. Ban A
cho khoa học thực nghiệm, Ban B thiên về Toán + Lý Hóa, Ban C
về Văn Chương và ban D về Cổ Ngữ.
Song song với bằng Tú Tài phổ thông, còn có bằng Tú Tài Kỹ
Thuật (xem hình 34), cho học sinh thuộc hệ thống trường chuyên
nghiệp kỹ thuật, điển hình như trường Kỹ Thuật Cao Thắng,
Nguyễn Trường Tộ ở Sài Gòn, le Bac- Baccalaureat Tú Tài Pháp
(cho học sinh chương trình Pháp như các trường Lê Quý Đôn, Taberd…
) bằng cấp do cơ quan giáo dục Pháp cấp. Học sinh chương trình
Pháp có thể tham dự kỳ thi Tú Tài phổ thông như học sinh hệ
Tú Tài phổ thông. Thời gian học của các hệ Tú Tài là 3 năm.
Hình 26: Tiền thân của trường Kỹ thuật Cao Thắng- đường Đổ Hửu Vị-Huỳnh Thúc Kháng (hình bên phải) và trường Nguyễn Tường Tộ-đường Hồng Thập Tự)
Hình 27.Chứng chỉ Tú Tài I ban A thời Đệ Nhị Cộng Hòa 1972
Hình 28: Chứng chỉ Tú Tài II ban C thời Đệ Nhị Cộng Hòa 1972
Hình 29: Chứng chỉ Tú Tài II Ban B dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa 1959
Hình 30: Chứng chỉ Tú Tài II ban C, D thời Đệ Nhất Cộng Hòa 1962
Hình 31.Chứng chỉ Tú Tài Hai ban A, 1971.
Hình 32: Chứng chỉ Tú Tài Phần Hai-Ban A qua cuộc thi trắc nghiệm bằng Công Nghệ IBM 1972
Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển…
Ngoài chương trình giáo dục phổ thông, còn có chương trình gíáo dục chuyên nghiệp, điển hình là học sinh có thể theo học và được cấp những chứng chỉ như sau
Hình 33 :Chứng chỉ Tú Tài II đặc biệt cấp trong kỳ thi đua Trung Học toàn quốc, ngành Địa Lý, hạng Đương Nhiên 1966
Người được cấp chứng chỉ này đoạt giải nhất trong cuộc thi đua Trung Học Toàn Quốc VNCH về môn Địa Lý năm 1966. Ḥạng Đương Nhiên được xem như giữa hạng Bình và Ưu của Tú Tai Hai phổ thông.
Hình 34 : Bằng Tú Tài II Kỹ thuật, ngành Công Nghệ 1972
B4. Bậc Đại Học–Cao Đẳng.
.
Hình 35: Không ảnh và Cơ sở trường Y Dược trở thành Đại Học Đông Dương 1906.
Trường Y khoa Đông Dương được thành lập năm 1902, sau do sự
phát triển giáo dục, chính trị trường trở thành Đại học Đông
Dương 1906. Sau hiệp định Genève 1954, các cơ sở đại học, chuyên
nghiệp thành lập dưới thời Liên Bang Đông Dương ở Hà Nội được
di dời vào Nam.
Trước 1975 VNCH có 8 viện Đại Học. Ba viện Đại học công lập Viện
Đại học Sài Gòn và Viện Đại học Huế và Viện Đại học Cần Thơ và 5
viện Đại Học tư ,
: Viện Đại Học Đà Lạt, Đà Lạt của giáo hội Công giáo, viện Đại
Học Hòa Hảo Long Xuyên, An Giang, Phật Giáo Hòa Hảo , Viện Đại
học Vạn Hạnh Saigon Giao Hoi Phật Giáo VN Thống Nhất, Viện Đại
Học Minh Đức Gia Định, Giáo Hội Công Giao) . Viện Đại học Sài Gòn
lớn và quy mô nhất, có uy tín nhất trong và ngoài nước.
Viện Đai học Saigon (tọa lạc Công trường Chiến sỉ- Hồ Con Rùa,
xem hình 57) bao gồm nhiều phân khoa khác nhau: như Đại học Khoa học
(Khoa học Đại học đường), Đại học Kiến trúc, Đại học Luật khoa, Đại học
Sư phạm, Đại học Văn khoa, Đại học Y khoa, Đại học Dược khoa, Đại học
Nha khoa. Ngoài các phân khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, còn có trung
tâm, học viện chuyên nghề như Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (tiền
thân là trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc) đào tạo kỹ sư cho các
ngành Nông Nghiệp, Lâm Sản, Chăn nuôi và Thú Y. Năm 1972 trung tâm
đổi thành Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp. Học viện Quốc gia Hành
Chánh trực thuộc Phủ Tổng thống sau trở thành trường Quốc Gia Hành
Chánh, chuyên đào tạo các viên chức hành chánh trung, cao cấp, và Trung
tâm Quốc gia Kỹ thuật (Phú Thọ) đào tạo các kỹ sư, cán sự, công
chánh, địa chánh, công nghệ, điện lực, hóa học và chuyên viên hàng
hải, thương mại
Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện Đại Học, trường Đại Học và học viện trong nước.
Tuy nhiên vì số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là Y, Dược, Nha, Kỹ Thuật, Quốc gia Nông Nghiệp, Quốc Gia Hành chánh và Sư Phạm.
B4A-Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ
Trường Cao đẳng Công chánh liên bang Đông dương được thành lập năm 1911 tại Hà Nội, hoạt động liên tục đến năm 1945 thì tạm ngừng. Đến năm 1947 Trường được tái lập tại Sài Gòn và đặt trụ sở tại Nha Kỹ Thuật và Mỹ Thuật Học Vụ, tọa lạc số 48 Phan Đình Phùng 1957, Giám Đốc là Kỹ Sư Trần Văn Bạch. Cũng nên biết thêm Kỹ Sư Bạch tốt nghiệp khóa 1935 của École National des Ponts et Chaussées de Paris và được mời về làm Tổng Trưởng Công Chánh và Giao Thông Vận Tải trong nội các ngày 6 tháng 7, 1954 của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Ông là một người rất nhân từ, khiêm tốn, ông cho nhiều học sinh nghèo ở tỉnh theo học trường chuyên nghiệp tại Sàigòn, được phép vào trú ngụ trong mấy cái xưởng không dùng đến. Vì sự quan tâm đặc biệt về tình trạng Giáo dục Kỹ Thuật thực tế ở Miền Nam, ông rời bỏ chức vụ Tổng Trưởng để đãm nhiệm chức vụ Giám Đôc Nha Kỹ Thuật Học Vụ, tiền thân của Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ -Chẳng những là Giám Đốc các trường Cao Đẳng , ông còn là Giáo Sư thỉnh giảng của trường Đại học Khoa Học, Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc…Hầu hết các sinh viên ngành Khoa học, Kỹ thuật đều là học trò của ông. Kỹ sư Trần Văn Bạch, một nhà giáo dục tận tâm,đã đóng góp to lớn cho nền giáo dục miền Nam nói riêng, và Việt Nam nói chung. Ông sinh năm 1910, mất 1975.
Năm 1957, trường được chuyển về Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật được thành lập do Sắc Lệnh năm 1957 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Địa điểm của Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật trước 1975 nằm ở góc đường Nguyễn Văn Thoại và Tô Hiến Thành. Từ năm 1974 Trung Tâm trở thành một bộ phận của Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức .
Trong khuôn viên Trung Tâm gồm các Trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp,
trường Hàng Hải, trường quốc gia thương mại trung cấp. Muốn nhập
học phải có Tú Tài 2 ban A hoặc B qua một kỳ thi tuyển gắt gao, thời
gian học cho Kỹ Sư từ 4 đến 5 năm tùy theo ngành, ban Cán Sự 2 năm.
Trong khuôn viên Trung Tâm gồm:
Trường Cao Đẳng Công Chánh: đào tạo Kỹ Sư Cầu Cống, Cán Sự Công Chánh, Địa Chánh.
Trường Cao Đẳng Điện Học (được thành lập năm 1957): đào tạo Kỹ Sư Điện, Cán Sự Điện, Điện Tử.
Trường Kỹ Sư Công Nghệ : thành lập năm 1956, đào tạo Kỹ Sư Công Nghiệp.
Trường Cao Đẳng Hóa Học: đào tạo Kỹ Sư Hóa Học 1968, Cán Sự Hóa Học 1962.
Trường Việt Nam Hàng Hải : được thành lập năm 1951, được sát nhập vào
Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật năm 1957. đào tạo Thuyền Trưởng Viễn Duyên,
Sĩ Quan Cơ Khí Hàng Hải.
Trường Quốc Gia Thương Mãi -Bách Khoa Trung Cấp : đào tạo chuyên viên thương mại, kế toán
Hình 36: Huy hiệu Trung tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ-Sài Gòn
HỌC VIỆN QUỐC GIA KỸ THUẬT (1972 – 1975)
Theo sắc lệnh số 135SL/GD ngày 15/9/1972 của chính quyền VNCH, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật được đổi tên là Học viện Quốc gia Kỹ thuật (HVQGKT) gồm sáu trường thành viên: trường Kỹ thuật và Khoa học căn bản, trường Cao đẳng Công chánh,trường Cao đẳng Công nghệ (Quốc gia Kỹ sư Công nghệ), trường Cao đẳng Điện học,trường Cao đẳng Hóa học, trường Cao đẳng Hàng hải (Việt Nam Hàng hải).
Đáng chú ý, trường Kỹ thuật và Khoa học căn bản được thành lập theo sắc lệnh 135SL/GD để hỗ trợ cho năm trường cao đẳng thuộc HVQGKT. Trường Kỹ thuật và Khoa học căn bản có nhiệm vụ giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất các kiến thức về kỹ thuật khoa học để sinh viên có thể theo các ngành chuyên môn ở các năm tiếp theo (tại năm trường cao đẳng còn lại). Học sinh có bằng tú tài 2, ban B, hoặc tú tài của trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp được thi tuyển, nếu đậu sẽ học năm thứ nhất tại trường này
Hình 37: Cổng trước Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phủ Thọ đường Lý Thường Kiệt
B4A1-Trường Cao Đẳng Công Chánh
Đến 1945, khi quân đội Nhật đảo chính Pháp, trường Cao đẳng Công Chính của Liên Bang Đông Dương tại Hà Nội phải đóng cửa.
Tháng 7 năm 1947, Trường Cao đẳng Công Chính cũng được tái lập tại Sài Gòn và chỉ dành cho Ban Trung Đẳng. Đến năm 1950, chính phủ Pháp chuyển giao trường lại cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, năm 1957, ông Trần Văn Bạch tốt nghiệp trường Ecole nationale des ponts et chaussées Paris được cử giữ chức Giám đốc trường và trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Công Chính Việt Nam
1956-1957, trường chuyển dời và sau đó trực thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ cùng với các trường Cao đẳng Điện, Công nghệ Hoá Học và Hàng Hải. Khoá Kỹ Sư Công Chính cuối cùng thuộc quy chế cũ tốt nghiệp năm 1961 và khoá Cán Sự Công Chính tốt nghiệp năm 1960.
Sau khi trực thuộc Trung tâm, trường đào tạo 2 ban là Ban Cán Sự và Ban Kỹ Sư.
Đối với Ban Kỹ Sư, kể từ năm 1958, trường chỉ nhận những thí sinh có bằng tú tài toàn phần Toán hay Kỹ thuật vào thi, chương trình học trong 4 năm, sinh viên tốt nghiệp được cấp Văn Bằng Kỹ Sư Công Chính hay Địa Chính.
Ban Cán Sự có những thay đổi đáng kể, ban đầu (1957) thí sinh thi vào học phải có văn bằng tốt nghiệp Trung học Phổ Thông hay Kỹ thuật và có chứng chỉ học lớp Đệ Tam. Thời gian học là 3 năm, và 3 tháng hè phải đi tập sự tại các Nha, Sở hay Ty Công Chính địa phương. Thi tốt nghiệp phải đạt trung bình hơn 12 điểm mới được cấp phát văn bằng “Cán Sự Công Chánh” hay “Cán Sự Địa Phương”. Năm 1967, do kỹ thi Trung học Đệ Nhất Cấp bị bãi bỏ nên thí sinh phải có chứng chỉ Tú Tài I mới được vào thi, chương trình học rút lại còn 2 năm. Đến năm 1973, kỳ thi Tú Tài I bãi bỏ, chỉ còn bằng Tú Tài II nên các thí sinh cũng phải có bằng Tú Tài II mới được dự thi với chương trình học kéo dài 2 năm.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Cao_%C4%91%E1%BA%B3ng_C%C3%B4ng_ch%C3%ADnh
Hinh 38: Trường Cao Đẳng Công Chánh
Hình 39: Bằng Kỹ Sư Công Chánh 1961 thời Đệ Nhất Cộng Hòa-Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ Saigon
Hình 40: Bằng Kỹ Sư Công Chánh thời Quốc Gia Việt Nam 1949-1955
Hình 41. Cán Sự Công Chánh Đông Dương 1934
B4A2-Trường Cao Đẳng Điện Học.
Hình 42: Trường Cao Đẳng Điện Học
B4A3-Trường Kỹ Sư Công Nghệ
Trường Quốc Gia Kỹ Sư Công Nghệ được thành lập năm 1956 trực thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật, Bộ Giáo Dục, Việt Nam Cộng Hòa. Đến năm 1973, sau nhiều lần cải tổ cho phù hợp với tiến trình canh tân kỹ nghệ quốc gia, trường được đổi tên là Cao Đẳng Công Nghệ vẩn thuộc Trung Tâm bấy giờ đã đổi thành Viện Đại Học Kỹ Thuật. Trung Tâm thường được dân chúng gọi là trường Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ vì tọa lạc tại Phú Thọ – một địa điểm phía Tây Bắc cách Sài Gòn khoảng 10 km. Trường bắt đầu với khóa 01 cho đến Khóa 19,khóa cuối cùng nhập học năm 1974.
Học sinh dự thi tuyển khó khân vào ban Kỹ Sư phải có bằng Tú Tài ban A hay B. Sau 4 năm tốt nghiệp sẻ được cấp băng Kỹ Sư Công Nghệ. Trường đào tạo các kỹ sư công nghệ các ngành cơ khí, kỹ nghệ sắt, luyện kim, xe hơi ô tô…
Sau biến cố lịch sử 30-4-1975, cùng chung một số phận của miền Nam, trường Kỹ Sư Công Nghệ, đã bị xóa tên và tiếp thu bởi Khoa Cơ Khí thuộc Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trường đã góp phần rất lớn cho đất nước trong việc đào tạo kỹ sư chuyên viên và quản trị cho nền công nghiệp cũng như các cơ quan kỹ thuật. Khắp nơi, từ nhà máy điện, đường, giấy vải, xi măng… cho đến các cơ quan hành chánh, giáo dục và quân sự, đều có sự hiện diện của kỷ sư công nghệ.
Hình 43 Trường Cao Đẳng Công Nghệ và trường Hàng Hải
Hình 44. Trường Cao Đẳng-Công Nghệ-Ban Cơ Khí
B4A4 Trường Hàng Hải.
Hình 45: Huy hiệu trường Việt Nam Hàng Hải
Trường Hàng Hải được chính thức thành lập vào năm 1951, do nghị định số 155-Cab/SG ngày 27-12-1948.
Đầu tiên trường tọa lạc tại khu Hỏa Xa đường Phạm Ngũ Lão với danh hiệu:
Việt Nam Hàng Hải Học Liệu. Sau một thời gian được dời đến khuôn viên
trường Pétrus Ký, giữa Đại học Sư Phạm và trường Pétrus Ký. Đến năm
1957, Trường được xác nhập vào Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật do sắc lệnh
số 213 GD ngày 26-09-1957 của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, dời về Phú
Thọ trong khu vực các trường kỹ thuật với danh hiệu: Trường Việt Nam
Hàng Hải
Trường Việt Nam Hàng Hải chỉ đào tạo:
– Thuyền Trưởng Viễn Duyên (Grand Cabotage),
– Thuyền Trưởng Cận Duyên (Petit Cabotage),
– Sĩ Quan Cơ Khí Hạng nhất,
– Sĩ Quan Cơ Khí Hạng nhì.
Hàng năm thí sinh dự kỳ thi tuyển rất đông; như năm 1971, khoảng 1200
thí sinh cho ban Chỉ huy và 950 cho ban Cơ khí. Từ trước đến nay trường
chọn mỗi ban khoảng 23 người trúng tuyển vào năm thứ nhất. Muốn dự kỳ
thi tuyển vào trường, thí sinh phải có văn bằng Tú tài phổ thông (Ban B)
hay kỹ thuật trở lên.
http://maitruongvaquythay.blogspot.com/2009/06/viet-nam-hang-hai-hoc-hieu-ecole-de.html
B4A5-Trường Cao Đẳng Hóa học.
Năm 1962, trường Cao đẳng Hóa học được thành lập đào tạo các cán sự
hóa học, thí sinh dự thi tuyển chỉ cần bằng Tú Tài 1 trở lên.
Từ năm 1968 trường bắt đầu cho thi tuyển sinh viên kỹ sư Hóa học. Thí
sinh phải có bằng Tú tài 2, ban B hay Kỹ Thuật . Sau 4 năm, sinh
viên tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ Sư Hóa Học.
Mục đ́ich của trường nhằm đào tạo chuyên viên trung và cao cấp
cho sự phát triển và sự sáng tạo của Kỹ Nghệ Việt Nam.
-Hổ trợ và cung ứng nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hàng ngày: Giấy , Sơn, Thuỷ Tinh, Xi măng, Diêm quẹt
-Hổ trợ hoat động sản xuất căn bản Canh Nông, Kỹ Nghệ Biến Chế
kim loại, Kỹ Nghê Dệt, Kỹ Nghệ Dược Phẩm, Thực Phẩm
-Hổ trợ và phát triển các khu Công Nghệ như Khu Biên Hoà, An hòa, Nông Sơn, Phong Dinh, Cam Ranh, Nhà Bè Nha Trang
Phần đông sinh viên tốt nghiệp ra trường đảm nhận chức vụ quan trọng của những công ty nổi tiếng như:
-Công ty Giâý COGIDO -Tân Mai
-Công ty Xi măng H̀à Tiên
-Mỏ than Nông Sơn
-Công Ty Đường Việt Nam
-Các công ty dệt, nhuộm
-Viện bào chế Y Dược
-Trung tâm Khuếch trương Kỹ Nghệ
-Bộ Kinh Tế, Canh nông
-Sàigòn Thuỷ Cục …
Hình 46: Cao Đẳng Hóa Học
http://caodanghoahoc.net/gioi-thieu/gioi-thieu-gia-dinh-hoa-hoc-1.html
B4A6-Trường Quốc Gia Thương Mại
Trường Quốc-Gia Thương-Mại (Ecole Nationale De Commerce de Saigon)
được thành lập vào giữa tháng 5 năm 1956 tại Sài Gòn. Trong thời điểm
này, nhiều quốc gia trong khối Đông-Nam-Á, kể cả Việt Nam, vẫn chưa hề
có một hệ-thống giáo-dục về Thương-Mại. Vì là trường dạy về Thương-Mại
duy nhất trên toàn quốc nên đã được đặt tên là Trường Quốc-Gia
Thương-Mại (QGTM).
Trường có mục đích đào tạo các sinh-viên thành những chuyên-viên có
kiến-thức về hành-chính, tài-chính, quan thuế, thuế vu, ngân hàng…để
đảm-nhiệm những chức-vụ quan trọng cho nhà nước, và các doanh-nghiệp
thương-mại. Trường QGTM được tổ chức dựa theo khuôn khổ của Institut
d’Enseignement Commercial – Université de Grenobe tại Pháp, với các môn
học chính.
Khởi đầu, Trường QGTM có trụ sở tại số 2 Phạm Đăng Hưng – Đakao, trong
khuôn viên Nha Kỹ-Thuật Học-Vụ. Cuối năm 1965, trường được dọn về trụ sở
mới tại số 268 đường Nguyễn Văn Thoại, nằm trong khuôn viên của Trung
tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ.
Bắt đầu từ niên-khóa 1973-1974, Trường Quốc-Gia Thương-Mại trở thành
Khoa Thương-Mại – Trường Đại-Học Chuyên-Nghiệp Trung-Cấp thuộc Viện Đại
Học Sài Gòn (chương-trình được phỏng theo hệ thống Junior College của
Hoa-Kỳ). Thí sinh có bằng Tú Tài toàn phần phải qua một cuộc thi tuyển
gồm các môn Toán-Lý-Hóa và Kiến-thức phổ-thông để thành sinh viên khóa
Thương-Mại.
Hình 47: Trường Quốc Gia Thương Mại
B4A7-Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật thành lập do Nghị Định số 1082/GD ngày 05/10/1962 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trực thuộc nha Kỹ Thuật và chuyên nghiệp học vụ, trụ sở ở Thủ Đức, trường đào tạo các giáo chức dạy các môn kỹ thuật cho các trường Sư Phạm Kỹ Thuật Trung Cấp. Trường có các ngành về Khoa Học Ứng Dụng, Khoa Học Chuyên Nghiệp, Kỹ Nghệ Họa, Thương Mại, Tiểu Công Nghệ. Đến niên khóa 1973-1974 trường được kết hợp với một số trường Cao Đẳng của Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ để trở thành Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức dưới sự điều khiển trực tiếp của Bộ Văn Hóa Giáo Dục.
Hình 48: Chứng chỉ tốt nghiệp Giáo sư Chuyên nghiệp cao cấp 1971.
B4B-Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp.
Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp là hậu thân của Trường Chuyên Nghiệp
Nông Lâm Đông Dương (École Spécial d’Agriculture et de Sylviculture) tại
Hà Nội do nghị định ngày 15/08/1938 của Toàn Quyền Đông Dương. Sau 1954
trường dời vào Nam.
Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao được thành lập theo nghị định 112
BCN/NĐ ngày 19 tháng 11 năm 1955. Trường đào tạo ba ngành Nông Lâm Súc.
Trường gồm một cấp Cao đẳng đào tạo các kỹ sư dành cho các sinh viên đã
học hết chương trình trung học thời gian học lúc đầu là 3 năm, sau này
là 4 năm và cấp Trung đẳng đào tạo các kiểm sự dành cho các học sinh đã
đậu bằng Trung học đệ nhất cấp, Trung học phổ thông hoặc học lực tương
đương. Thời gian học là 3 năm.
Trường trực thuộc Nha Học vụ Kỹ thuật và Thực hành Canh nông, Bộ Canh
Nông. Khóa đầu tiên cấp Trung đẳng được khai giảng vào ngày 12 tháng 12
năm 1955 và khoá đầu tiên cấp Cao đẳng được khai giảng vào ngày thứ hai
tuần lễ đầu tiên tháng 11 năm 1959 và đã bế giảng vào ngày thứ bảy tuần
lễ đầu tiên tháng 11 năm 1962.
Nghị định 1361/BCTNT/NĐ/HC-2 ngày 26-3-1962 của Bộ Cải Tiến Nông Thôn đã
chuyển giao nhiệm vụ và cơ sở Học vụ Kỹ thuật Canh nông và các trường
trực thuộc về Bộ Quốc Gia Giáo Dục
Theo nghị định 1184/GD/TC ngày 24-8-1963 cấp Cao đẳng Trường Quốc Gia
Nông Lâm Mục được cải biến thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn và
do một giám đốc điều khiển, trực thuộc Nha Học vụ Nông Lâm Súc. Cũng
theo nghị định này, kể từ niên học 1963-1964 thời hạn học tại Trường Cao
đẳng Nông Lâm Súc được ấn định là 4 năm. Thi sinh phải có bằng Tú
Tài II ban A, B và phải qua kỳ thi tuyển
Cấp Trung đẳng Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc được cải biến thành Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc.
Theo nghị định 483/GD ngày 23-3-1967 Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc trực
thuộc Bộ Giáo Dục. Theo sắc lệnh 158/SL/VHGD/TN ngày 9-11-1968 Trường
Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn được cải biến thành Trung Tâm Quốc Gia
Nông Nghiệp trực thuộc Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên.
Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (1968-72) do một giám đốc điều khiển, có
một phó giám đốc phụ tá. Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp gồm có ba
trường: Cao đẳng Nông Nghiệp, Cao đẳng Thú Y và Chăn Nuôi, và Cao đẳng
Thuỷ Lâm. Mỗi trường do một giám đốc điều khiển.
Theo sắc lệnh 174/SL/GD ngày 29-11-1972 Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp
được cải biến thành Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp. Học viện có nhiệm vụ
huấn luyện, đào tạo và tu nghiệp cho các chuyên viên và cán bộ nông
nghiệp cấp kỷ sư và các cấp cao hơn, sưu tầm, nghiên cứu, phát minh, phổ
biến các kiến thức, kỹ thuật sản xuất và góp phần thiết lập các dự án
nhằm phát triển các lãnh vực nông nghiệp.
Theo sắc lệnh 010-SL-VH-GDTN ngày 11-1- 1975 Học Viện Quốc Gia Nông
Nghiệp (1972–1974), Học Viện Quốc Gia Kỹ Thuật và Ban Cao Đẳng Sư Phạm
Kỹ Thuật được sát nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức.
Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp được biến cải thành trường Đại học Nông
Nghiệp-Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức năm 1974 gồm 5 ngành: Nông khoa,
Lâm khoa, Súc khoa, Ngư nghiệp và Kỹ thuật nông nghiệp.
http://dayvahoc.blogspot.com/2009_05_01_archive.html
Hinh 49: Một số sinh viên chuẩn bị đi thực tập 1966.
Hình 50: Chứng chỉ tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Khoa-trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc 1969.
Hình 51 :Chứng chỉ tốt nghiệp Kỷ Sư Thủy Lâm. Hoc viện Quốc Gia Nông Nghiệp 1974
Hình 52: Chứng chỉ tốt nghiệp bằng Kỹ Sư Súc Khoa -trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc 1969.
B4C-Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
Học viện Quốc gia Hành chánh: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3 tháng 2), Quận 10, Sài Gòn. Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm 1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.
Hình 53 :Học viện quốc gia hành chánh đường Alexandre de Rhodes
Hình 54 : HVQGHC đường Trần Quốc Toản 1962
Hình 55: Học viện quốc gia hành chánh 1970s
Học viện Quốc gia Hành chánh là một cơ sở giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa đặt trọng tâm vào việc đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ..
Đầu tiên, Trường Quốc gia Hành chánh được thành lập tại Đà Lạt do sắc
luật của Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 7 tháng 4 năm 1952. Trường lúc đó
thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục với học trình hai năm nhưng sau được chuyển
giao cho Phủ Thủ tướng rồi Phủ Tổng thống. Đến năm 1955 sau khi về nước
chấp chánh, Thủ tướng Ngô Đình Diệm vì nhận thấy vai trò quan trọng của
cán bộ hành chánh trong công cuộc xây dựng quốc gia nên đã cho dời trụ
sở của trường về Sàigòn và cải danh thành Học viện Quốc Gia Hành Chánh
(QGHC), trụ sở đặt tạm tại số 4 đường Alexandre de Rhodes, sau này là
trụ sở của Bộ Ngoại giao. Đến năm 1962, Học viện được chánh thức chuyển
về trường sở mới to lớn và khang trang tại số 10 Trần Quốc Toản. Cơ sở
vật chất gồm có giảng đường 500 chỗ ngồi, ký túc xá cho 114 sinh viên,
thư viện lớn nhứt Việt Nam với 100.000 văn bản, nhà sinh hoạt, sân quần
vợt, sân bóng chuyền, câu lạc bộ.
Mục đích của Hoc viện QGHC là nhằm đào tạo cán bộ cho guồng máy hành
chánh của quốc gia qua 4 chương trình học gồm ban Cao học, ban Đốc sự,
ban Tham sự, và ban Nặng lực Hành chánh.Muốn nhập học, thí sinh phải có
văn bằng Tú tài toàn phần cho ban Tham sự, Đốc sự và văn bằng Cử nhân
hay tương đương cho ban Cao học.
Tất cả thí sinh dự tuyển phải trải qua một kỳ khảo hạch gồm một bài bình
luận về các vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị…, để lượng giá
kiến thức tổng quát, khả năng suy luận và khả năng diễn đạt tư tưởng của
thí sinh. Ban Cao học có học trình hai năm và Đốc sự có học trình ba
năm rưởi nhằm đào tạo công chức hạng A cho các ngành hành chánh và
chuyên môn như kinh tế, tài chánh, thuế vụ, xã hội, ngoại giao… Môn học
gồm những kiến thức như soạn thảo công văn, kế toán thương mại, tư tưởng
và định chế chính trị, quản trị công quyền, quản trị nhân sự, luật hành
chánh, luật thuế vụ… và cả huấn luyện quân sự. Khi thi mản khóa ngoài
các bài thi về các môn đã học, sinh viên còn phải nộp một Luận văn tốt
nghiệp về một đề tài được giáo sư hướng dẫn chấp thuận. Ban Tham sự với
học trình hai năm nhằm đào tạo công chức hạng B. Còn ban Năng lực Hành
chánh là những lớp học buổi tối dành cho quân nhân và công chức để giúp
họ cải tiến kỹ năng và kiến thức chuyên môn hành chánh để dự thi vào các
ngạch hành chánh.
Sau khi ra trường các sinh viên tốt nghiệp được bổ dụng đến nhiều cơ
quan từ Phủ Tổng Thống, Phủ Thủ tướng, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo,
Tổng Nha Ngân sách và các Bộ, Nha ở trung ương cho đến các ty, các sở ở
địa phương và Phó tỉnh trưởng hoặc Phó quận trưởng.
http://quocgiahanhchanh.com/doidongqghc.htm
Hình 56: Văn Bằng Tốt Nghiệp Đốc Sự, Trường Quốc Gia Hành Chánh, tiền thân là Học Viện Quốc Gia Hành Chánh
B4D-Viện Đại Học Sài Gòn.
Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906),
rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học
Quốc gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành
Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm
1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học,
cao đẩng nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách
ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả
tiếng Anh. Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn
quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.
Vời thời điểm mới thành lập năm 1957, Viện Đại học Sài Gòn có 8 phân khoa là:
Văn khoa
Luật khoa
Y khoa
Dược khoa
Nha khoa
Khoa học
Sư phạm
Kiến Trúc.
Hình 57: Viện Đại Học Sài Gòn, Công trường chiến sĩ-Đối diện Hồ Con Rùa-Sau 1975 mang tên chính thức Công trường Quốc Tế
B4D1-Y Dược Đại học đường.
Trường Y khoa Hà Nội (École de Médecine de Hanoi) được Pháp thành
lập theo Nghị định ngày 8/1/1902 và được tổ chức lại theo Nghị định ngày
25/10/1904 do Toàn quyền Paul Beau ký ban hành. Theo Nghị định ngày
25/10/1904, trường Y Hà Nội được đổi tên thành trường Y Đông Dương
(Ecole de Médecine de l’Indochine)
Năm 1947: Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học
đường Sài Gòn, được thành lập, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà
Nội, thuộc Viện Đai Học Liên bang Đông Dương.
Năm 1954: Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chính thức trường chính thức
mang tên Trường đại học Y Dược Sài Gòn, hay thường được gọi Y dược đại
học đường Sài Gòn hay ngắn gọn là Trường Y khoa Sài Gòn
Ngày 31 tháng 8 năm 1961, Y Dược Đại học đường Sài Gòn được phân chia
thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn.
Ngày 12 tháng 8 năm 1962, Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài
Gòn trở thành Nha khoa Đại học đường Sài Gòn. Cả 3 trường hoạt động độc
lập trong Viện Đại học Sài Gòn.
Hình 58: Trường Y và Dược Khoa lúc mới thành lập trong Nam, 28 đường Testard- Trần Quý Cáp , sau 1975, Vỏ văn tần
Trường Đại học Y khoa đầu tiên ở Việt Nam là Trường Y khoa Đông Dương
thuộc Viện Đại học Đông Dương (Université de l’Indochine) đặt ở Hà Nội.
Năm 1946 mở thêm một trường phụ thuộc ở Sài Gòn với tên Faculté de
Médecine et de Pharmacie. Sau Hiệp định Genève năm 1954, cơ sở và nhân
sự được dời từ ngoài Bắc vào Sài Gòn dưới tên mới: Faculté de Médecine
et de Pharmacie, Université de Saigon
Tọa lạc tại số 28 đường Testard gần góc với đường Barbé (sau năm 1955
đổi là Trần Quý Cáp và Lê Quý Đôn) trên nền đất cũ của ngôi chùa lịch
sử Khải Tường. Sang thời Pháp thuộc chùa bị phá. Lấp lên trên nền chùa
cũ là biệt thự tư gia. Năm 1940 nữ bác sĩ Henriette Bùi, mở dưỡng đường
sản phụ khoa ở đó. Bà là nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam, cũng là con
gái của nghị viên Bùi Quang Chiêu, một nhân vật chính trị quen thuộc ở
Nam Kỳ. Bà đã hiến biệt thự cho chính phủ để trường có nơi hoạt động
Tháng Tám năm 1961, Trường tách Y khoa và Dược khoa làm hai. Năm 1963
thì tách Nha khoa ra khỏi. Cũng vào những năm này các giáo sư người Pháp
lần lượt giải nhiệm và ban giảng huấn chuyển qua người Việt. Năm 1962
là năm cuối cùng bằng Bác sĩ Y khoa của Viện Đại học Sài Gòn được công
nhận tại Pháp
.https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Y_khoa_S%C3%A0i_G%C3%B2n
Hình 58: Trung Tâm Giáo Dục Y khoa, đường Hồng Bàng 1966, Saigon
Ngày 9.5.1963 là ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng trung tâm giáo
dục y khoa (TTGDYK) tại đường Hồng Bàng (Chợ Lớn), nay là Đại học Y Dược
TP.HCM, với thiết kế của công ty kiến trúc Mỹ Smith,
Hinchman&Grylls và đoàn kiến trúc sư VN do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
hướng dẫn. Bắt đầu từ năm 1961, hai bên đã cộng tác để thiết lập đồ án
kiến trúc nói trên. Khoảng tháng 6.1962, hai bên đã hoàn thành đồ án xây
cất TTGDYK với đầy đủ các chi tiết. Trường có nhiều phòng thí nghiệm,
những giảng đường với 200 chỗ ngồi, một đại thính đường với 450 chỗ
ngồi, một thư viện 200 chỗ ngồi, một quán cà phê và một bệnh viện y
khoa. Với cơ sở lớn như vậy, hằng năm có độ 200 BS y khoa và 50 nha sĩ
tốt nghiệp.
Sau ba năm xây dựng, ngày 16.11.1966, chính phủ VNCH đã làm lễ khánh
thành TTGDYK với kinh phí xây dựng là 150 triệu đồng. GS Phạm Biểu Tâm
đã đọc một bài diễn văn khai mạc trong đó có đoạn đáng chú ý: “Trung tâm
này sẽ xứng danh là một TTGDYK vào bậc nhất nhì vùng Đông Nam Á”.
Cũng nên chú ý trường Y khoa Đại học đường Sài Gòn trực thuộc Viện
Đại học Sài Gòn thoi VNCH đã hợp tác chặt chẽ với 20 bộ môn của 19
trường y tại Mỹ. Ngoài việc một số đông giảng viên VN được huấn luyện
tại Mỹ từ 6 tháng đến 6 năm, phía Mỹ đã gửi đến VN lượng sách, báo đồ sộ
cho thư viện và một lực lượng ban giảng huấn hùng hậu với 171 giảng
viên, với những tên tuổi lớn của y khoa Mỹ lúc bấy giờ. Từ ngôi trường y
khoa này, xuất hiện một loạt BS tài ba, những GS – tiến sĩ y khoa đầu
ngành nổi tiếng tại VN hiện tại.
Từ 1948 đến1961 muốn nhập học phải có chứng chỉ PCB (Lý, Hóa, Sinh Hóa)
của trường Đại Học Khoa Học và qua kỳ thi tuyển. Sau 1961 chỉ cần có
bằng Tú Tài 2 ban A hoặc B và đậu kỳ thi tuyển vào năm Dự Bị Y Khoa cùng
với 6 năm học nữa (học trình 7 năm). Trước 1966, Đại Học Y Khoa Sài Gòn
giảng dạy bằng tiếng Pháp, nhưng sau năm này các giáo sư có thể giảng
bằng một trong ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp. Cuối năm thứ 5, sinh viên
thi tốt nghiệp và sau đó phải soạn và trình luận án viết bằng Pháp hoặc
Anh Văn. Từ sau 1967 sinh viên mới được chọn thêm tiếng Việt.
Hình 60 : Văn Bằng Tiến Sỉ Y Khoa 1970
Hình 61: Văn Bằng Tiến Sỉ Y Khoa 1971
B4D2-Trường Đại Học Dược Khoa
Hình 62: Đại học Dược Khoa Sài Gòn, 41 Cường Để
Trường Y Dược trước kia ở số 28 Trần Quý Cáp. Nay phân khoa Dược tách
riêng và dọn về trường sở mới tại số 169 Công Lý, góc đường Hiền Vương
Trường Dược khoa từ năm 1954 là một cơ sở tổng hợp chung của y khoa lẫn
dược khoa. Tháng Tám năm 1961 thời Đệ Nhất Cộng hòa, chính phủ cho tách
phân khoa dược khỏi y khoa và lập trường Đại học Dược khoa Sài Gòn, lấy
trụ sở chính ở số 169 đường Công lý. Tháng Tư năm 1964, trường sở chuyển
về Thành Cộng hòa, số 41 đường Cường Để.
Từ trước, chương trình theo như của Pháp gồm 5 năm học.
Từ niên khóa 65-66, khi trường áp dụng thi tuyển chỉ lấy 400 sinh viên
mỗi năm, và tới niên khóa 72-73 lấy xuống còn 200 một năm,
Sinh viên nhập học phải có bằng Tú tài II thuộc ban A (khoa học) hoặc B
(toán học). Khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng “Dược sĩ Quốc gia”
(Diplôme de Pharmacien d’État).
Ông Trương Văn Chôm tốt nghiệp Tiến Sỉ đại học Pháp,trở về Việt
Nam dạy Đại Học Y Dược Sàigòn là người đã bỏ nhiều công sức tranh
đấu để trường Dược Khoa được tách rời khỏi Đại Học Y Dược Khoa Sàigòn và
trở thành Phân Khoa độc lập, Đại Học Dược Khoa Sàigòn.
Giáo Sư Trương Văn Chôm cũng là chủ nhân Viện Bào Chế VANCO.
Sau 1968 truong nâng cấp với chương trình Tiến Sĩ Đệ Tam Câp.
Hình 63 :Văn Bằng Dược Sỉ Quốc Gia
B4D3-Trường Đại học Nha Y khoa Sài Gòn
Tháng 10 năm 1954, GS. E. Leriche, phụ trách Ban Nha khoa trường Đại
học Y Dược Hà Nội chuyển vào Sài Gòn. Một số sinh viên Việt Nam – người
miền Bắc và miền Nam – cũng chuyển theo. Trong lịch sử ngắn ngủi của
đào tạo ngành Nha trước đó, có thể ghi nhận những điểm mốc quan
trọng: 1939 khai sinh, 1944 khóa Nha sĩ quốc gia đầu tiên, 1945 thành
lập “Ban Nha học” trong Đại học Y Dược khoa hỗn hợp tại Hà Nội.
Tháng 5 năm 1955, tại Y Dược Đại học đường Sài Gòn, Ban Nha khoa được
giao cho GS. Trịnh Văn Tuất phụ trách. Ban Nha khoa về qui mô tổ chức và
hoạt động còn nhỏ yếu. Cơ sở giảng dạy và thực tập chưa có nên phải đặt
tại bệnh viện Bình Dân.
Theo sắc lệnh số 83/GD ngày 12 tháng 8 năm 1963 của Tổng thống Việt Nam
cộng hòa, Nha khoa Đại học đường được thành lập, nhưng mãi hơn một năm
sau, mới chính thức tách rời Y khoa đại học đường Sài Gòn. GS. Nguyễn
Huy Tiếp được bổ nhiệm giữ chức vụ Khoa trưởng đầu tiên.
Ngày 16 tháng 11 năm 1966, Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại
học đường Sài Gòn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên
đường Hồng Bàng,Quận 5. Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện
đại lúc bấy giờ, được sử dụng chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường
Sài Gòn và Nha khoa.
Muốn nhập học phải có chứng chỉ SPCN (Lý, Hóa, Vạn Vật) hoặc PCB (Lý, Hóa, Sinh Hóa) của trường Đại Học Khoa Học và học thêm 4 năm trường Nha. Sau 1966 thí sinh có Tú Tài 2 trực tiếp thi vào thì học trình là 5 năm. Sinh viên vừa học lý thuyết vừa thực tập tại phòng thí nghiệm ở trường và tại các phòng giải phẫu của bệnh viện, tốt nghiệp qua kỳ thi cuối năm thứ 5 được cấp bằng Nha Sĩ Quốc Gia.
B4D4-Trường Đại học Luật Khoa-Luật Khoa đại học đường.
Năm 1933, chính quyền bảo hộ Pháp đã cho thành lập một trường luật lấy tên là Trường Cao Ðẳng Pháp Chính Ðông Dương( Ecole Supérieure D’Aministration Indochinoise) đặt trụ sở tại Hà Nội, nhằm đào tạo một tầng lớp quan lại người bản xứ, cung ứng cho guồng máy cai trị ba nước thuộc địa Ðông Dương là Việt, Miên, Lào. Người Việt thường gọi trường này là Trường Hậu Bổ. Từ năm 1933 trường được đổi tên thành Trường Cao Ðẳng Luật Học ( Ecole Supérieure De Droit).
Ðến năm 1938, Trường Cao Ðẳng Luật Học được nâng lên thành một Phân Khoa Luật(Faculté De Droit) tại Hà Nội trực thuộc Ðại Học Luật Khoa Ba Lê. Năm 1946 một chi nhánh của Phân Khoa Luật Hà Nội được mở ở Sài Gòn, trụ sở đặt ở số 17 Duy Tân Sài Gòn.
Sau Hiệp Ðịnh Genève năm 1954 chia đôi lãnh thổ, cơ sở Luật Hà Nội di chuyển vào Miền Nam, sát nhập với Trung Tâm Sài Gòn, lấy tên là Phân Khoa Luật (Faculté De Droit) trực thuộc Viện Ðại Học Sài Gòn.
Ngày 30-4-1955, cùng lúc thu hồi chủ quyền về Việt Nam Cộng Hòa,
Trường Luật được mang tên tên Luật Khoa Ðại Học Ðường SàiGòn, hay thường
gọi là Ðại Học Luật Khoa Sài Gòn
Trong khoảng thời gian này tiếng Việt được dùng để giảng dạy thay tiếng
Pháp, nhưng chương trình giảng dạy căn bản vẫn theo chương trình giảng
huấn và tài liệu giáo khoa tham khảo của các giáo sư Việt Nam vẫn là
theo Ðại Học Luật Pháp. Mãi sau này, khi trường luật có một số Giáo Sư
tốt nghiệp từ Hoa Kỳ về giảng dạy, giáo trình, tài liệu giáo khoa mới
được mở rộng thêm qua các trường luật của Hoa Kỳ.
Về sĩ số sinh viên, vào khoảng cuối thập niên 1960 trở đi, sĩ số sinh
viên ghi danh tăng nhanh. Năm 1970 đã có trên 13.000 ghi danh học bốn
năm cử nhân luật. Vì con số sinh viên quá lớn so với khả năng trường
ốc, với số phòng ít lại nhỏ hẹp, số giáo sư ít ỏi, có thời gian trường
phải mượn cả rạp Thống Nhất trên đại lộ Thống Nhất –cũng là hội
trường Sổ Xố Kiến Thiết Quốc Gia- để giảng dạy cho sinh viên năm
thứ 1&2. Trước năm 1967, học trình Ban Cử Nhân Luật là 3 năm, chưa
phân ban, các sinh viên đều học như nhau, khi tốt nghiệp đều được cấp
phát văn bằng Cử Nhân Luật. Nếu tiếp tục lên Cao Học, sinh viên mới chọn
ban ngành: Công Pháp, Tư Pháp hay Kinh Tế.
Từ sau năm 1967, học trình Ban Cử Nhân Luật là 4 năm Hai năm đầu chưa
phân ban, sinh viên học chung cùng một chương trình.Bắt đầu từ năm thứ
ba trở đi, sinh viên sẽ ghi danh học theo ngành mình chọn, với các môn
học chung và chuyên biệt, như Ban Kinh Tế sẽ học thêm các môn Thống Kê
(Statistics), Kinh Tế Toán Học( Econometrics). Sau 4 năm tốt nghiệp,
sinh viên được cấp văn bằng Cử Nhân Luật ban công pháp, tư pháp hay kinh
tế. Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân, sinh viên có thể ghi danh tiếp tục học
Ban Cao Học Luật hai năm theo ngành của mình, để đủ điều kiện trình luận
án thi lấy bằng Tiến Sĩ Luật.
Hình 64 : số 17 đường Garcerie –đường Duy Tân trước 1975-sau Phạm Ngọc Thach Saigon
Địa điểm này nguyên là một trường Mẫu Giáo thời Pháp thuộc, được Bộ
Quốc Gia Giáo Dục chính phủ Nam Triều thu hồi, cấp cho trường Cao
Đẳng Luật Hà Nội để mở một phân khoa Luật tại Sài Gòn vào năm 1946.
Từ 1955, dưới thời đệ nhất Cộng Hòa, trường được mang tên Luật
Khoa Ðại Học Ðường SàiGòn, hay thường gọi là Ðại Học Luật Khoa Sài Gòn.
Hình 65: Luật Khoa Đại Học Đường
Hình 66: Chứng chỉ Cử Nhân Luật chế độ 3 năm- 1967
Hình 67: Chứng chỉ tốt nghiệp Cử Nhân Luật Khoa-Ban Kinh Tế 1971
B4D5-Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon
Thời Liên Bang Đông Dương chỉ có Ban Kiến trúc thuộc Trường Mỹ thuật
Đông Dương (École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine) Đặt tại Hà
Nội, lập ra năm 1926. Năm 1942, Ban Kiến trúc thuộc Trường Cao đẳng Mỹ
thuật. Năm 1944, Ban Kiến trúc được nâng cấp thành Trường Kiến trúc
thuộc Cao đẳng Mỹ thuật, vì chiến tranh, được chuyển từ Hà Nội vào
Đà Lạt, rồi chuyển từ Đà Lạt vào Sài Gòn cuối năm 1950.
Từ năm Năm 1954 và về sau: Theo Hiệp định Genève, Viện Đại học Hà Nội
chuyển thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam và sau cùng lấy danh hiệu là
Viện Đại học Sài Gòn.Trường mở thêm Ban thiết kế đô thị, thời gian đào
tạo là 2 năm và Ban cán sự Kiến trúc thời gian đào tạo là 3 năm .
Trường Cao đẳng Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn đã mở thêm:
Ban Thiết kế Đô thị (từ niên khóa 1955-1956)
Ban Cán sự Kiến trúc (từ niên khóa 1958-1959)
1967: Trường cao đẳng Kiến trúc trở thành trường Đại học Kiến trúc thuộc
Viện Đại học Sài gòn. Từ năm 1967 ngưng đào tạo Ban cán sự Kiến trúc
Muốn ghi danh học đại học Kiến trúc phải có Tú Tài toàn phần hay tương đương. Kỳ thi cuối năm có hai khoá.
Sinh viên tốt nghiệp phải qua hoc trinh sáu năm với một đồ án
vào cuối năm 6. Nếu đồ án ra trường không xong, sinh viên sẻ
không được cấp văn bằng tốt nghiệp
Đêm Kiến Trúc , một điểm đặc thù của sinh viên đại học này,
một đêm ca nhac, khiêu vũ chỉ dành cho sinh viên kiến trúc và
khách được mời, “đêm kiến trúc” thường được tổ chức vào dịp
Noel, nối tiếng nhất trong giới sinh viên đại học Saigon với
những chương trình gỉải trí thâu đêm suốt sáng ngay cả trong
giai đoạn giới nghiêm ( dỉ nhiên phải được phép đặc biệt và
không ai được phép lai vảng ngoài khuôn viên của trường).
Hình 68: Trường Kiến Trúc bên phải, đối diện công viên Vạn Xuân bên trái-126 Pasteur-Góc Pasteur và Trần Quý Cáp. Công viên Vạn Xuân bị phá bỏ sau 1975.
Hình 69: Đại Học Kiến Trúc
Hình 70: Bằng Kiến Trúc Sư Đông Dương
Hình 71: Văn bằng Kiến Trúc Sư thời Việt Nam Cộng Hòa 1971
B4D6 -Trường Đại học Khoa học-Khoa học đại học đường
Trường Cao đẳng Khoa học liên bang Đông Đương được Pháp thành lập
vào năm 1941 . Năm 1947 thì mở thêm chi nhánh ở Sài Gòn ở số 125 đường
Bonard-địa điểm của Policlinique Dejean De La Bâtie (bây giờ là
đường Lê Lợi , sau 1955 được đổi tên là Bệnh Viện Sài Gòn-dân
Sàigòn gọi là Bệnh viện hay nhà thương Đô thành, và nay bệnh
viện Đa khoa Sài Gòn). Sang thời Quốc gia Việt Nam thì Trường Cao
đẳng Khoa học đổi thành Trường Đại học Khoa học năm 1953. Năm 1954 thì
cơ sở đại học Hà Nội chuyển vào Sài Gòn và hợp nhất thành trường Khoa
học Đại học đường Sài Gòn. Thời đệ nhị Cộng hoà 1970 , trường
tọa lạc trên đại lộ Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ) trong khuôn
viên của trường Petrus Ký, gần trường Sư Phạm.
Phần đông sinh viên ghi danh theo hoc phải có bằng tú tài hai ban A
hay B- Sinh viên Ban B thường ghi danh vao những chứng chỉ phổ
thông và nổi tiếng như chứng chỉ MGP (Toán Lý Ðại Cương), chứng chỉ
MPC (Toán Lý Hóa). Những chứng chỉ này rất khó đậu nhưng dể vào
những trường Cao Đẩng chuyên nghiệp. Những sinh viên đa phần theo
ban A, thì ghi danh vô chứng chỉ SPCN (Lý Hóa Vạn Vật) để sau nầy thi vô
Ðại học Y Khoa, Dược Khoa Học. Trường cũng đào tạo 1 năm Dự Bị Y khoa
(APM) cho sinh viên theo ngành Y, với Chứng Chỉ PCB (Lý Hóa Sinh). Đào
luyện theo hệ thống Chứng Chỉ cho đến bậc Cử Nhân, KHĐHĐ cũng cấp phát
các văn bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (từ năm 1967) và Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa
Học. Cho đến năm 1964, học trình các chứng chỉ là 1 năm và thành phần Cử
Nhân Tự Do là 3 chứng chỉ, hoặc Cử Nhân Giáo Khoa khi có 4 chứng chỉ
theo qui định cho từng chuyên khoa. ĐHKHSG cung cấp nhân viên giảng huấn
khoa học cho Trường và cho các viện đại học khác được mở sau này như
Viện Đại Học Dalat, Cần Thơ, Nha Trang, Tiền Giang, kể cả Viện Đại Học
Huế và Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ. Ngoài Trường Đại Học Sư Phạm
(học 3 năm), KHĐHSG cũng là nơi đào tạo nhiều giáo sư trung học, và tốt
nghiệp ở ĐHKHSG cũng có thể làm việc ở nhiều cơ quan khác.
Hinh 72: Trường Cao Đẳng Khoa Học Saigon nằm trong khuôn viên Policlinique DeJean De La Bâtie , 125 đường Bonard ,đường Lê Lợi quận nhất ngày nay.
Hình 73: Khoa học đại học đường, đường Cộng Hòa 1960s
Hình 74: Chứng chỉ Toán Lý Hoá-MPC , Khoa học đại học đường,1966
Hình 75: Chứng chỉ Cử Nhân Vật Lý 1969, Khoa học đại học đường Sài Gòn, 1969
B4D7-Đại Học Văn Khoa
Hình 76: Đại học Văn Khoa -đường Gia long –Lý tự trọng.
Hình 77: Đại học Văn Khoa đường Cường Để 1964
Khu trường này trước kia là trại lính Pháp, xây xong 1873 có tên là
Martin des Pallières, tên một tướng Pháp đến thời Đệ nhất Cộng hòa đổi
tên “Thành Cộng hòa”, do Lữ đoàn phòng vệ Tổng Thống phủ trấn giữ. Sau
đảo chính 1-11-1963, ĐH Văn khoa được dời từ đường Gia Long về đây (khu
ĐH Văn khoa cũ trở thành Thư viện Quốc gia, nay là Thư viện KHXH). ĐH
Văn khoa và ĐH Dược nằm đối diện nhau ở ngã tư Cường Để – Thống Nhất
(nay là Đinh Tiên Hoàng – Lê Duẩn). Kế cận trường Dược là trường
Cao Đẳng Nông Lâm Súc gồm cả hai tòa nhà bị cắt ngang bởi
đường Đinh Tiên Hoàng.
ĐH Văn khoa ngày trước là một trong ba trường đại học của Viện ĐH Sài
Gòn không thi tuyển, chỉ ghi danh học với điều kiện bắt buộc là phải tốt
nghiệp tú tài toàn phần. Hai đại học kia là ĐH Khoa học và ĐH Luật.
Cánh cửa các đại học này luôn luôn mở rộng đón nhận sinh viên không phân
biệt lứa tuổi, thành phần trong xã hội. Nếu như những sinh viên vào ĐH
Khoa học hoặc Luật thường có mục đích tương đối rõ ràng, như vào Luật
mong mai sau tốt nghiệp làm luật sư hay vào ngạch tư pháp, tòa án… Vào
học ĐH Khoa học một năm để sau đó thi vào ĐH Y, hay các ngành kỹ thuật –
công nghệ, hoặc học xong ra trường sẽ đi dạy hay làm cơ sở chuyên môn
đòi hỏi người làm khoa học, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt những
người ghi danh vào Đại học Văn khoa thường là người yêu thích văn
chương hay thích những khoa học xã hội khác như lịch sử, triết học,
ngôn ngữ… Hằng năm số lượng sinh viên ghi danh vào Văn khoa đông vô kể
nhưng chỉ có những sinh viên “chính quy” mới thường xuyên đến trường
nghe thầy giảng dạy, còn đa số sinh viên ghi danh học thêm chỉ thỉnh
thoảng đến trường “nhìn mặt thầy cho biết”, rồi mua “cua” về nhà học.
Hình 78: Chứng chỉ Cử Nhân Giáo Khoa Anh Văn 1974. Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn
Hình 79: Chứng chỉ Anh Văn thực hành 1974
Hình 80: Chứng chỉ Văn Minh Việt Nam 1973
Hình 81: Chứng chỉ Anh Văn thực hành và chứng chỉ Văn Chương Mỹ 1969
B4D8 –Trường Sư Phạm
Trường Quốc Gia Sư Phạm
Ngày 9-3-1955, Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định số 111-GD, thành lập
trường Quốc gia Sư phạm tại Sài Gòn để đào tạo giáo viên phụ trách việc
giáo huấn tại các trường tiểu học toàn quốc. Nghị định quy định từ nay
về sau các giáo viên tại các trường tiểu học toàn quốc phải là sinh viên
tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm. Về nguyên tắc, tất cả giáo sinh
trường Quốc gia Sư phạm được hưởng chế độ nội trú miễn phí và chuyên chở
miễn phí.
Trường Quốc Gia Sư Phạm sau nầy đổi tên là Trường Sư Phạm Sài Gòn bắt
đầu tuyển sinh năm 1955. Giáo sinh phải có bằng trung học Đệ Nhất Cấp và
được đào tạo phân ra 2 hệ: học 1 năm ngạch giáo viên tiểu học, học 3
năm ngạch Giáo Học Bổ Túc (Ra trường có thể được bổ nhiệm dạy những lớp
Đê nhất cấp của bậc trung học).
Từ năm 1962 trình độ dự tuyển vào trường của giáo sinh được nâng lên
cao, phải có bằng Tú Tài phần I, học trong 2 năm. Chương trình đào tạo
được cải tiến, học thêm nhiều môn học mới, cụ thể và chuyên sâu hơn
trong nghiệp vụ giảng dạy trong lớp, quản trị học đường, giao tiếp cộng
đồng…
Trong nổ lực nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên như nhiều nước
phát triễn khác, dạy bậc tiểu học cũng phải là người tốt nghiệp ngành Sư
Phạm bậc đại học, kể từ năm 1973, trình độ dự tuyển của giáo sinh cũng
được nâng lên là phải có bằng Tú Tài phần II, học 2 năm chuẩn bị cho
bước đầu đổi tên trường là Cao Đẳng Sư Phạm.
Trường Quốc gia Sư phạm rồi trường Sư Phạm và Trường Cao đẳng Sư
phạm có ba cấp học giáo sinh trường Sư Pham tốt nghiệp day cấp
tiểu học, giáo sinh Cao Đẳng Sư Phạm trung cấp: giáo sinh học 2
năm sau tốt nghiệp trở thành giáo sư trung học đệ nhứt cấp hạng 4 chỉ số
400; bậc sư phạm cao cấp: giáo sinh viên sau khi học 2 năm ở bậc sư
phạm trung cấp học thêm 2 năm ở bậc sư phạm cao cấp khi tốt nghiệp sẽ
trở thành giáo sư trung học đệ nhị cấp . Do đó , để trở thành một giáo
viên trường trung học đệ nhị cấp sinh viên phải trải qua 4 năm đào tạo.
https://luutru.gov.vn/cong-bo-gioi-thieu-tai-lieu/truong-dai-hoc-su-pham-sai-gon-%E2%80%93-luoc-su-theo-tai-lieu-luu-tru.htm
Đại Học Sư Phạm.
Tiền thân là trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương (École Supérieure de
Pédagogie) thành lập tại Hà Nội do nghị định ngày 15/10/1917 của Toàn
Quyền Albert Sarraut. Năm 1950 trường trở thành một Khoa thuộc Viện Đại
Học Hà Nội. Sau 1954 trường di chuyển vào Sài Gòn.
Ngày 21-8-1958, Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 426-GD cải tổ Trường
Cao đẳng Sư phạm thành Trường Đại học Sư phạm đặt thuộc Viện Đại học Sài
Gòn với 3 ban: Ban Văn khoa phụ trách các môn như: Việt – Hán, Triết
học, Sử – Địa; Ban Sinh ngữ phụ trách các môn như Pháp văn, Anh văn,
sinh ngữ khác; Ban Khoa học phụ trách các môn như: Toán, Lý – Hóa, Vạn
vật. Sinh viên trường Đại học Sư phạm phải có bằng tú tài II (toàn phần)
hoặc một văn bằng tương đương và trải qua kỳ thi nhập học, thời gian
học là 3 năm. Sinh viên được hưởng chế độ nội trú miễn phí và chuyên chở
miễn phí, hàng tháng còn có thể được cấp một khoản tiền để chi dùng lặt
vặt. Sinh viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm được tiếp tục
học theo chương trình và thể lệ hiện hành của nhà trường cho đến khi mãn
khóa hay được chuyển sang Trường Đại học Sư phạm.
Theo đề án di chuyển Viện Đại học Sài Gòn lên Thủ Đức, trường Đại học Sư
phạm là một trong những trường thành viên tiến hành xây dựng cơ sở ở
Thủ Đức sớm nhất. Ngày 15-5-1963, lễ đặt viên đá đầu tiên tại Sư phạm
Đại học đường khu đại học Thủ Đức diễn ra có sự tham dự của Ngô Đình
Diệm.
Hình 82: Trường Sư Phạm tiền thân của trường Quốc Gia Sư Phạm
Hình 83: Trường Sư Phạm Sài Gòn
Hình 84: Chứng chỉ Tốt Nghiệp Đại Học Sư Phạm 1972
Hình 85: Nghị định bổ nhiệm Sinh Viên Tốt Nghiệp Đại Học Sư Phạm khoá đầu tiên –Khoá 1, 1970 được bổ dụng vào ngạch Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp
Thay cho lời kết thúc
Chương trình học ở Việt Nam cho tới ngày Nhật tuyên bố trả độc
lập cho Chính Phủ Trần Trọng Kim 1954, cụ thể là chương trình giáo
dục của Pháp với sự thay đổi, bổ túc để phù hợp với tình hình địa
phương và hoàn cảnh chính trị, chương trình Pháp- Việt, dùng tiếng
Pháp làm sinh ngữ chinh và Tiếng Việt chỉ được xem như một sinh ngữ
phụ.
Sau năm 1945, sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Chính Phủ Quốc Gia
ban hành chương trình Việt. Chương trình này được gọi là chương trình
Hoàng Xuân Hản được đem ra áp dụng trước ở Bắc Việt và Trung Việt,
nhưng riêng ở Miền Nam thì vì có sự trở lại của người Pháp nên chương
trình Pháp và Pháp Việt vẩn còn tồn tạị. Sau Hiệp định Genève
20/7/1954 chia đôi đất nước, ở miền Nam chương trình Việt được bắt
đầu áp dụng triệt để thay thế chương trình Pháp-Việt.
Xin ghi nhận những đóng góp lớn lao của các nhà lảnh đạo có tâm có tầm cho giáo dục miền Nam , cho sự bành trướng và phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục quốc gia dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.
Cuối cùng người viết xin ghi nhận nguồn tài liệu từ Internet cũng như gởi lời cảm ơn đến bạn xưa, đồng môn đã cung cấp tư liệu quý báu.
DQ Hung, NKH Thuy, LB Hong, V T Hien, NT Hai, NK Ba, PT Khai, TV Mai, LNC Minh, VM Ly, NV Cua, NK Minh
Phụ Lục :
Trường Quốc Gia Võ Bị Đà Lạt
Hình 86: Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt trước 1975
Suốt thời gian 1950-1975, trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt là một cơ sở
đào tạo sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tiền thân là trường
Sĩ quan Việt Nam ở Đập Đá, Huế thiết lập 1 tháng 12 năm 1948 do chính
phủ Quốc gia Việt Nam lập ra hầu đào tạo nhân sự chỉ huy cho Quân đội
Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, trường được chuyển về Đà Lạt với tên mới
là Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (École Militaire Inter-Armes), khai
giảng ngày 5 tháng 11 năm 1950.
Thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, trường được cải tổ lại theo nghị định
của Bộ Quốc Phòng ngày 29 tháng 7 năm 1959, đổi tên thành Trường Võ bị
Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch cho ba quân
chủng: hải quân, lục quân, và không quân cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Đến giữa thập niên 1960, khóa học của Trường Võ bị Đà Lạt là chương
trình 3 năm sau lại tăng lên 4 năm , bắt đầu áp dụng năm 1966. Học trình
lúc đầu tương đương với trường cao đẳng. Sinh viên mãn khóa được miễn
thi nhập học vào trường đại học vì coi như hoàn tất bằng tú tài toàn
phần (I & II). Đến năm 1966 thì ngang hàng với bằng cử nhân đại học,
tương đương với các trường võ bị quốc tế. Hai năm đầu sinh viên mang
cấp trung sĩ, hai năm sau là chuẩn úy. Sinh viên học xong 4 năm thì tốt
nghiệp với cấp thiếu úy và một chứng chỉ tương đương với cấp bằng
Cao Đẳng Đại Học.
Hình 87. Văn Bằng Cử Nhân Khoa Học ứng dụng cấp cho sỉ quan tốt nghiệp trường Vỏ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Văn bằng Tốt Nghiệp Trường Vỏ Bị Quôc Gia Đà Lạt-tương đương với văn bằng Kỹ Sư Cao Đẳng Kỹ Thuật.
Nhìn lại hình ảnh những ngôi trường nổi tiếng xưa
Trường Vẽ-Trường Trung Học Trang Trị Mỹ Thuật Gia Định
Năm 1913, theo sáng kiến của hai Ông L’Helgoache và Ông Garnier
trường được thành lập và Ông Andre Joyeux là Kiến Trúc Sư Công chánh
người Pháp điều khiển trường. Khóa học đầu tiên được khai giảng ngày
14-10-1913 với 15 học sinh.
Tên trường qua các giai đoạn:
1913 – 1935: Tên trường là TRƯỜNG VẼ (L’école de Dessin)
1935 – 1940: Tên trường là TRƯỜNG MỸ NGHỆ (L’école d’ Arts)
1940 – 1961: Tên trường là TRƯỜNG MỸ NGHỆ THỰC HÀNH GIA ĐỊNH (L’école des Arts Appliques de Gia Định)
1961- 1971: Tên trường là TRƯỜNG TRUNG HỌC TRANG TRÍ MỸ THUẬT GIA ĐỊNH(theo Nghị Định số 206- GĐ/HV/NĐ ngày 21-02-1961)
1971- 1975: Tên trường là TRƯỜNG QUỐC GIA TRANG TRÍ MỸ THUẬT GIA ĐỊNH (theo nghị định số 694-NĐ/QVK/VH ngày 01-07-1970)
Tháng 10- 1954 một số họa sĩ yêu nghề đã tổ chức hội nghị giáo khoa
Mỹ Thuật và Mỹ Nghệ tại Gia Định quyết định đề nghị thành lập một
trường Cao Đẳng Mỹ Thuật có cơ sở bên cạnh Trường Mỹ nghệ thực hành Gia
Định.
1954- 1971: Tên trường CAO ĐẲNG MỸ THUẬT SÀI GÒN (theo Nghị Định số
1192- GD ngày 31-12-1954), nằm cạnh cơ sở trường Trang trí Mỹ
Thuật Gia Định.
1971- 1975: Tên trường là TRƯỜNG QUỐC GIA CAO ĐẲNG MỸ THUẬT SÀI GÒN (theo Nghị Định số 273-QVK/ VHNĐ ngày 03-08-1971)
Biết bao thế hệ Học sinh- sinh viên của Trường đã trở thành Họa Sĩ, Điêu khắc gia, Trang trí gia, góp phần làm rạng rỡ nền Mỹ Thuật Việt Nam trong và ngoài nước .
Hình 88: Trường trung học Trang Trí Mỹ Thuật, Ngả Ba Chi Lăng ̣(nay Phan đăng lưu) và Nguyễn Văn Học (nay Nơ trang long) Gia Định 1960. Sau 1975, sau nhiều lần thay da đổi áo, trường xưa không còn nữa.
Trường Chasseloup Laubat
Sau khi chiếm được Nam Kỳ với Hòa ước 1874. Pháp cho thành lập
Collège Indigène le 14 Novembre 1874- Hai năm sau 1876 đổi thành
Collège Chasseloup Laubat (Marquis de Chasseloup-Laubat, Bộ trưởng Bộ
Hải quân của Napoléon III). Đến năm 1954 thì đổi thành Lycée Jean
Jacques Rousseau. Thời Việt Nam Cộng Hoà trường được mang tên Lê
Quý Đôn từ năm 1968 đến ngày nay.
Năm 1927, Collège Chasseloup-Laubat được tách ra hai khu vực : khu
vực Âu Chau dành cho người chính quốc Pháp hoặc người có quốc
tịch Pháp và khu vực cho người bản địa, tuy cùng trong khuôn
viên Collège Chasseloup nhưng được hưởng quy chế tự trị với tên
trường mới Collège de Cochinchine. Năm 1929 trường Cochinchine
chuyển dời về trường mới xây với tên Petrus Ký trung học đường
trên đường Cộng Hòa, sau 1975 , đổi thành tên Nguyễn văn Cừ và
trường đổi tên trường trung học phổ thông Lê hồng Phong cho đến
ngày nay.
http://thaolqd.blogspot.com/2016/04/
Hình 89: Cổng trước Collège Chasseloup-Laubat 1905
Hình 90: Nử Sinh trường Collège de jeunes filles Calmette (sau này Lycée Marie Curie en 1948) đi học tạm tại trường Chasseloup 1947
Hinh 91: Le Collège de jeunes filles Calmette (sau này Lycée Marie Curie en 1948)
Hình 92: Trường Albert Sarraut Hanoi
Hình 93: Trường Quốc Học Huế
Hình 94: Collège Le Myre de Vilers-Collège de My Tho
Hình ́95: Charles Le Myre de Vilers với quan chức Viêt Nam
Người sốt sắng thực hiện mục tiêu văn minh hóa người Việt Nam là Le
Myre de Vilers. Ông là người Pháp dân sự đầu tiên được cử làm Thống Đốc
Nam Kỳ. Các thống đốc trước ông đều thuộc phe quân sự, nhất là trong hải
quân Pháp. Le Myre de Vilers làm Thống Đốc từ năm 1879 đến năm 1892. Để
thực hiện sứ mạng văn minh hóa người Việt ông cho mở rất nhiều trường
học, từ trường sơ cấp ở làng đến trường tiểu học ở quận và tỉnh, và đặc
biệt nhất là một trường trung học (collège) ở Nam Kỳ. Đây là trường
trung học đầu tiên và vào cuối thế kỷ XIX đây là trường trung học duy
nhất cho cả Miền Nam. Trường chỉ có hai năm học và mang tên là Collège
de Mỹ Tho. Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1885-1958) đã từng học ở trường này.
Sang thế kỷ XX trường có đủ bốn năm học và được đổi tên là Collège Le
Myre de Vilers, do một số giáo sư của trường đề nghị để ghi nhớ ông
Thống Đốc dân sự đầu tiên đã mở ra trường này và cũng để ghi nhớ công
lao của ông đối với việc phát triển nền giáo dục mới ở Nam Kỳ. Đến giữa
thập niên 1950 trường được phát triển thêm, có các lớp đệ nhị cấp đủ để
trở thành trường trung học đệ nhị cấp. Trường được đổi thành Lycée và
mang tên một danh nhân Miền Nam Việt Nam: cụ Đồ Chiểu.
Danh xưng Lycée Nguyễn Đình Chiểu rồi Trung Học Nguyễn Đình Chiểu ra đời từ đó và còn mãi đến bây giờ.
Click to access Dac%20San%20NDC-LNH-MYTHO%202014.pdf
Hình 96: Collège de Can tho 1930s, sau mang tên Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm.
Hình 97: Trường Bưởi Hà Nội, sau 1945 đổi tên là Chu Văn An
Hình 98: Trường Yersin Dalat
Hình 99: Trường Kỹ Thuật Cao Thắng
Hình 100: Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ
Hình 101: Trường Áo Tím – Gia Long xây năm 1910
Tham Khảo.
1-http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=278&Itemid=49
2-http://openedu.vn/Kho-tri-thuc/Thi-cu-va-giao-duc-Viet-Nam-thoi-Phap-thuoc
3-https://thanhhaphung.wordpress.com/2011/09/12/he-thong-giao-duc-thoi-phap-thuoc/
4-https://sites.google.com/site/truongkythuatcaothang/tomtac
5-.https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/manh-tung/giao-duc-viet-nam-thoi-phap-thuoc
6-http://lientruongkythuat.org.au/index.php/truongxua/lich-su-cac-truong
7-http://qgtm-usa.blogspot.com/2014/01/lich-su-truong-quoc-gia-thuong-mai-sai.html
8-https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/hai-lan-cai-cach-giao-duc-duoi-thoi-phap-206901.html
9-https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/nho-ve-truong-petrus-ky-nhung-nam-dau-cua-thap-nien-1950
10-https://nhacxua.vn/truong-nu-sinh-ao-tim-va-nu-trung-hoc-gia-long-cua-sai-gon-ngay-xua/
11-http://www.petrusky.de/index.php/startseite/hinhthanhtruongpk/53-l-ch-s-tru-ng-petrus-ky-tru-c-75
12-https://www.svqy.org/truongduocvatoi.html
13-http://ndclnh-mytho-usa.org/Bai%20Viet/Dac%20San%20NDC-LNH-MYTHO%202014.pdf
14-https://halongvandan.wordpress.com/2015/04/07/chup-lai-cac-bang-cap-thoi-phap-thuoc-dau-tk-19/
15-https://thanhhaphung.wordpress.com/2011/09/12/he-thong-giao-duc-thoi-phap-thuoc/
16-https://drnikonian.wordpress.com/2013/12/03/mot-nen-giao-duc-tu-te-thi-nhu-the-nay-nay/
17-https://docvui-suynghi.net/bai-nen-doc-m/bnd-2016/bnd512/
18-http://tongphuochiep.com/index.php/bao-chi/l-ch-s/28410-giao-d-c-vi-t-nam-du-i-th-i-phap-thu-c-1862-1945-ph-m-d-c-lien
19-http://dalatarchi-tranconghoakts.blogspot.com/2011/07/kien-truc-truong-my-thuat-ong-duong.html-Tóm
lược lịch sử Đại Học Kiến trúc
20-https://core.ac.uk/download/pdf/52194341.pdf -L’´ecole fran¸caise au Vietnam de 1945 a 1975 : de la mission civilisatrice `a la diplomatie culturelle
21-http://phuongmaigallery.com/vn/hoi-hoa-viet-nam/Truong-Ve-Gia-Dinh-Dai-Hoc-My-Thuat-Tp-Hcm-424/p/80
22-http://aejjrsite.free.fr/goodmorning/gm130/gm130_LichSuDaiCuongVeCacTruongLuatVN.pdf
Y Nguyên Mai Trần
No comments:
Post a Comment