PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ ... MỘT THÂN PHẬN CHÌM NỔI !

Ngày 1/9/1898, Pétrus Trương Vĩnh Ký qua đời sau quãng thời gian long đong, chìm nổi trong số phận gắn liền giai đoạn Thực dân Pháp đặt ách thống trị Nam Kỳ và toàn cõi Đông Dương !

Được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới, Ông được xem là nhà văn , nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.

Pétrus Ký thông thạo 27 ngoại ngữ, thuộc hàng những người biết nhiều ngoại ngữ nhất thế giới.

Khi Pháp mở trường thông ngôn , ông được mời vào giảng dạy. Ông cũng đã từng tháp tùng phái đoàn Phan Thanh Giản sang Paris
được triều kiến Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại La Mã. 


Photobucket
                              Petrus Trương Vĩnh Ký trong y phục triều nhà Nguyễn

Về nước, năm 1865, Trương Vĩnh Ký viết cho tờ Gia Định báo (tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm quản nhiệm.

Cộng tác với người Pháp, nhưng cuộc đời thăng trầm của ông gặp phải sự nghi kỵ, bạc đãi của cả người Pháp và Nam Triều. Mặc dù làm việc cho thực dân Pháp, nhưng khi sưu tầm và chú thích bản Gia Định thất thủ vịnh, Trương Vĩnh Ký vẫn gọi họ là "giặc".

Photobucket
Nhà Petrus Ký cư ngụ ở Chợ Quán - 1889

Photobucket
Nhà Petrus Ký ngày nay ở Chợ Quán

Photobucket
Phía trong nhà Petrus Ky - Chợ Quán

Vào cuối đời, bị hắt hủi, Ông về ẩn dật ở nhà riêng Chợ Quán . 
Sống trong hoàn cảnh buồn bã, túng quẩn, bệnh hoạn luôn, Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898. ở tuổi 62 , để lại cho đời hơn 100 tác phẩm có giá trị:!

Với hàng trăm tác phẩm, Pétrus Trương Vĩnh Ký là một trong những người đã đóng góp vào việc canh tân và hoàn thiện tiếng việt, một ngôi trường lớn ở Sài Gòn đã lấy tên ông đặt cho trường học nổi tiếng, nơi đã đào tạo những người con ưu tú của miền Nam VN trước 1975
Photobucket
Và Trường Pétrus Ký là niềm tự hào của bao thế hệ học sinh Saigon khi xưa. Sau năm 1975, một lần nữa, Trương Vĩnh Ký cũng đã bị " xét lại" , không được nhắc tới như 1 con người tài năng . Trường Pétrus Ký cũng bị đổi tên thành Trường Chuyên Lê Hồng Phong ! cũng như Sài Gòn đã mất tên kể từ đó.


Photobucket
Lối vào chính của trường Petrus Ký trước 1975

Photobucket
Tượng đặt trong Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký
 

Photobucket
Lối vào chính ở trường ngày nay, bảng tên Petrus Trương Vĩnh Ký đã được che lại.

Photobucket
Ngỏ vào nhà mồ Petrus Ký, đường Trần Hưng Đạo
Hàng ngày, đi ngang qua khu mộ của Pétrus Trương Vĩnh Ký ( Góc Trần Hưng Đạo- Trần Bình Trọng Quận 5 Saigon) , cứ thấy một nổi niềm vấn vương và ngậm ngùi . Mặt bằng đã bị lấn chiếm và chiếm dụng cho những mục đích khác. Tiếc cho một tài năng, tiếc cho một di tích mang dấu ấn đất Saigon xưa cũ !


Photobucket
Nhà mồ của Petrus Ký vào khoảng năm 1930


Photobucket
                                                         Phiá trong nhà mồ Petrus Ký
Lịch sử ... bao giờ đánh giá công bằng cho Ông và các nhân vật khác, dưới cái nhìn trung thực và khách quan ?


Photobucket
                                           Buổi khánh thành tượng Petrus Ký trên Boulevard Norodom


Photobucket
Tượng Petrus Ký trên Đại Lộ Thống Nhất ở Sài Gòn trước 1975


Photobucket
Tượng Petrus Ký nhìn về hướng Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn trước 1975, nay đã bị phế bỏ.


Photobucket
Sau 1975, tượng Petrus Ký được dời về Bảo Tàng Nghệ Thuật "Hui Bon Hoa"
  
Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung :
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con mọt sách,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.


Và câu ghi nơi nhà mồ bằng tiếng Latinh: Miseremini Mei Satem Vos Amici Mei (Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi).

No comments: