HÌNH ẢNH DAKAO - TÂN ĐỊNH

Như vậy là chúng ta đã đi qua Sài Gòn Chợ Lớn rồi, để tiếp tục chúng ta tìm về những con đường của khu Tân Định & Đa Kao nha..

Trước hết, ta bắt đầu từ con đường Hai Bà Trưng....






Đầu đường Hai Bà Trưng năm 1963, phía trước là công
trường Mê Linh tượng Hai Bà Trưng đang bị đập phá




Đường Hai Bà Trưng, trước năm 1966 là Hotel Brinks Sài Gòn.




Đường Hai Bà Trưng, phía trước là cư xá Brinks, bên trái là CTy Điện lực CEE









Đường Hai Bà Trưng gần công trường Mê Linh, nơi tập trung snack bar,
và cũng gần hãng nước đá BGI, Sau lưng Quốc Hội, với Saigon Điện Lực...




Đường Hai Bà Trưng bên phải xe xích lô máy
là hãng BGI, chủ nhân thương hiệu bia 33




Góc Hai Bà Trưng & Nguyễn Siêu...




Đường Hai Bà Trưng phía sau Quốc Hội





Đường Hai Bà Trưng và Công trường Lam Sơn, phía sau Quốc Hội




Đường Hai Bà Trưng và Thái Lập Thành, toà nhà bên phải là Trung
Tâm Khuếch Trương Xuất Cảng thuộc Bộ Kỹ Nghệ Thương Mại .




Hai Bà Trưng -Nguyễn Văn Thinh




Đường Hai Bà Trưng năm 1966




Đường Hai Bà Trưng năm 1968




Đường Hai Bà Trưng năm 1969




Đường Hai Bà Trưng và Trần Quốc Toản năm 1968 (Trần Quốc Toản này là từ
Hai Bà Trưng hướng SG lên đụng góc đường Trần Quốc Toản quẹo trái đi thẳng
tới thì gặp đường Trương Minh Giảng quận 3, chứ không phải Trần Quốc Toản đi vô Chợ Lớn)







Ngã Tư Hai Bà Trưng & Hiền Vương, gần nhà Thờ Tân Định




Chúng ta đang đứng ở ngã tư Hiền Vương (ngang) và Hai Bà Trưng (dọc)







Đường Hiền Vương




Đường Hiến Vương gắn liền với phở gà Hiền Vương.
Đường Hai Bà Trưng gắn liền với Bánh Chưng của 2 Bà

Con đường Hai Bà Trưng đi lên Tân Ðịnh, và Tân Ðịnh là một vùng phố xá của Sài Gòn.
Sài Gòn vốn có những vùng mang riêng địa danh như : Ða Kao, Hòa Hưng, Ngã Ba Ông Tạ, Bà Quẹo, Khánh Hội, Ngã Sáu Chợ Lớn, Ngã Bảy, Thị Nghè...
Giữa những vùng có địa danh riêng đó, Tân Ðịnh nổi lên như một gương mặt sáng láng, thị thành nhất.

Tân Ðịnh như một trung tâm của Sài thành, từng là “Hòn ngọc Viễn Ðông.” Ðường Hai Bà Trưng, phía bên Chợ Tân Ðịnh thuộc quận 1, phía đối diện có nhà thờ Tân Ðịnh, thuộc quận 3.
Con đường Hai Bà Trưng xem như huyết mạch của vùng Tân Ðịnh, và khu vực Chợ Tân Ðịnh là trung tâm điểm của vùng phố thị này.







Nhà Thờ Tân Định




Bưu điện Tân Định xưa, gần trước nhà thờ




Chợ Tân Định xưa




Chợ Tân Định



Bên hông chợ Tân Định xưa




Đường vào chợ Tân Định, có con hẽm đối diện băng qua đường
Đinh Công Tráng, ngày trước chưa có tiệm bánh xèo Đinh Công Tráng.

Bây giờ chúng ta từ Hai Bà Trưng quẹo vô đường Trần Quang Khải đi về phía Đa Kao...





Ngày tết múa lân tại ngã 3 Hai Bà Trưng Và Trần Quang Khải




Tấm ảnh này cũng giống tấm ảnh trên, nhưng vì tác giả
muốn cho đội múa lân ngày tết có màu sắc rực rở chút xíu...


Đoạn đường Trần Quang Khải từ đây ra đến đường Đinh Tiên Hoàng tuy không dài lắm, nhưng có rất nhiều cửa hiệu buôn bán..

Đi tới phía bên trái vài mét là Chi Cuôc Cảnh Sát Quốc Gia Tân Định, và cách khoảng mười căn nhà, bên trái có một con hẻm lớn, nổi tiếng nhất vùng Tân Định – Đa Kao.






Đường Trần Quang Khải....

Đó là hẻm xóm Vạn Chài, sau này còn gọi là khu Văn Hiến. Nơi đây là địa điểm quy tụ anh hùng hào kiệt tứ xứ. Trong xóm Vạn Chài này có một ngôi chùa tên là Vạn Thọ

Mỗi lần có hành quân cảnh sát để bắt thanh niên trốn quân dịch thì xe cộ, súng ống rầm rộ, ca nô, thuyền nhỏ chạy dài dọc theo sông cầu Bông, đèn pin chiếu pha sáng cả một vùng.
Cuối cùng kết quả chẳng đi đến đâu, vì thanh niên trốn quân dịch đã nhảy xuống sông, lặn qua bên phía Gia Định, hoặc trốn trong các con hẻm sâu, tối tăm, chằng chịt.
Lực lượng kiểm soát cũng không muốn vào chỗ này, vì không an toàn cho lắm.
Đặc biệt, trong hẻm có một trường trung tiểu học tư thục mang tên Văn Hiến ..

Đầu hẻm Văn Hiến, quẹo trái là ngay rạp hát Văn Hoa Đa Kao..
Rạp hát này đã từng một thời là một rạp hát sang trọng của Saigon vì có trang bị máy lạnh, màn ảnh rộng và giá vé vào cửa cũng tương đối bình dân.






Rạp Văn Hoa Dakao

Đi thêm một chút nữa sẽ gặp Đình Nam Chơn, tên đường Trần Quang Khải.
Trước đình có thờ hình ông Cọp.
Bên trái cổng, nằm trong sân đình có cây đa to, rễ đan với nhau chằng chịt. Có lẽ nó đã được trồng đã hơn trăm năm?





Đình Nam Chơn
Hết đường Trần Quang Khải thì chúng ta gặp ngã tư đường Đinh Tiên Hoàng. Bên kia đường Trần Quang Khải là đường Nguyễn Huy Tự. Phía tay phải có chợ Đa Kao. Một con đường chạy ngang chợ Đa Kao là đường Trương Hán Siêu.






Rạp Casino trên đường Đinh Tiên Hoàng Đa Kao







Đường Đinh Tiên Hoàng – Đakao




Ngả ba Đinh Tiên Hoàng - Huỳnh Khương Ninh và Nguyễn Văn Giai,




Đường Đinh Tiên Hoàng (đường này hình chụp lúc còn là
đường Cường Để). Bên trái là Đại Học Nông Lâm Súc,
cạnh ngã tư Đinh Tiên Hoàng-Hồng Thập Tự




Đường Đinh Tiên Hoàng và Hồng Thập Tự, cạnh đài truyền hình




Đinh Tiên Hoàng - Hồng Thập Tự







Đường Đinh Tiên Hoàng Quận I

No comments: