NGƯỜI XƯA THƯỜNG NÓI "THÁNH NHÂN ĐẢI KẺ KHÙ KHỜ" LÀ VÌ SAO?


dai ke khu kho

Người xưa có câu “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”,  người sẵn lòng chịu thiệt có thật là ngu ngốc không? Thực ra người phải chịu một số thiệt thòi nhỏ, thường lại rất có phúc khí. Câu chuyện về “chàng khờ” sau đây là một ví dụ. 
dai ke khu kho
Người mà người khác cho rằng khù khờ, lại là người không tranh giành hơn thua với người khác, hơn nữa còn tốt bụng, hay giúp đỡ người… Vì vậy mà tích được đức lớn và đắc phúc báo.
Đời nhà Thanh có một người họ Mục sống tại một thị trấn nhỏ. Họ Mục sinh ra vốn đã may mắn vì cha mẹ có của ăn của để, tuy nhiên người này lại không sắc sảo nhanh nhẹn như bao người khác. Khi cha mẹ mất đi, họ Mục được thừa hưởng gia tài kha khá. Hàng xóm tính hay dòm ngó cứ nghĩ kiểu gì rồi cậu ấm ngờ nghệch này cũng khuynh gia bại sản mà thôi, bởi có biết thế nào là làm ăn đâu! Vậy mà không hiểu sao cửa tiệm của họ Mục vẫn kinh doanh rất tốt, lời lãi còn nhiều hơn khi cha mẹ chưa qua đời.
Họ Mục tính khờ khạo nhưng tốt bụng, luôn đối đãi với gia nhân trong nhà như anh em. Gặp người khốn khó đều thiện tâm giúp đỡ. Tính tình họ Mục cũng vô tư, gặp ai cũng cười nói vui vẻ và chẳng để ý gì tới những lời soi mói, chê bai của hàng xóm. Và được cái họ Mục tuy không mấy thông minh nhưng lại rất khỏe mạnh, tư bé đến lớn chưa bao giờ đau ốm gì nặng.
Một ngày nọ, có tin đồn rằng một người làm trong nhà họ Mục treo cổ tự tử. Dân thị trấn nghe vậy, vốn đã ghen tức với sự may mắn của họ Mục, vội vàng báo quan. Nhiều người chắc mẩm, kiểu gì lần này họ Mục cũng sẽ gặp hạn, lại còn chưa nói đầu óc không được thông thái, làm sao mà thoát!
Khi nha sai tới khám nhà họ Mục, quả thật thấy một người nằm sóng soài trên mặt đất. Tuy nhiên vừa lúc pháp y động vào để kiểm tra thi thể thì người hầu này đột nhiên động đậy rồi ngồi bật dậy, khiến ai ai cũng hốt hoảng bất ngờ.
Người hầu vươn vai ngáp dài, vặn vẹo người rồi ngạc nhiên hỏi vì sao lại lắm nha sai, chòm xóm tụ tập bên cạnh vậy?
Nha sai bèn truy hỏi có phải người hầu bị ép buộc chuyện gì đến nỗi phải treo cổ tự vẫn không? Nhưng người hầu mỉm cười lắc đầu và bảo: “Tôi đang hạnh phúc thế này sao mà tự vẫn được? Tôi chỉ là ngủ một giấc thật say để thả hồn mình ngắm nhìn bầu trời trong xanh mà thôi”.
Nha sai thấy chẳng còn việc gì nữa nên cáo từ về phủ. Còn dân trong trấn thì thầm với nhau để thắc mắc: “Họ Mục nhìn khờ khạo ngốc nghếch như vậy mà sao lúc nào cũng gặp may thế nhỉ? Gia nhân trong nhà cứ tưởng treo cổ tự vẫn mà cũng sống lại rồi mất trí nhớ, thật khó tin quá”.
Tuy nhiên một thầy bói có mặt ở đó đã giải thích với mọi người rằng:
“Các vị không hiểu ngọn ngành câu chuyện rồi. Họ Mục là người có Đức từ kiếp trước, sang kiếp này vẫn tích Đức nên luôn được may mắn.”
Kiếp trước cậu ta cũng sống vô tư và độ lượng, luôn sẵn lòng giúp đỡ người gặp khó, không bao giờ trách cứ bất kỳ ai, luôn đối xử với mọi người như nhau không phân biệt sang hèn. Khi bị bắt nạt hay lừa gạt, cậu ta cũng không trách cứ kẻ hại mình. Họ Mục cũng chưa từng dối gạt ai bao giờ, trái tim luôn lương thiện và độ lượng. Bởi vậy nên kiếp này được đầu thai vào nhà giàu có, vận may tới tấp đến thăm là nhờ vào Đức.
Cho dù có chuyện gì xảy ra, họ Mục luôn gặp hảo sự bởi tích nhiều Đức, từ đời trước cho tới tận đời này. Cậu ta khờ khạo cũng là điều hay, bởi vì cho dù các vị có gièm pha, chê bai hay làm gì đi chăng nữa, cậu cũng chẳng để tâm. Các vị nếu học được như cậu ta, chắc chắn sẽ được may mắn”.
Nghe vị thầy bói nói xong, ai nấy đều im lặng. Họ lúc ấy mới thấy rằng, họ Mục không hề khờ khạo, và câu nói “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ” quả thật đúng, tất cả đều do luật nhân quả báo ứng mà ra.
Theo minhbao

No comments: