BS Nguyễn Thị Nhuận
Bệnh giảm thính giác hay lãng tai không hiếm có như đa số chúng ta nghĩ. Càng lớn tuổi, thính giác ta càng giảm. Theo cơ quan Sức Khỏe Quốc Gia, khoảng 2/3 số người Mỹ trong tuổi từ 65 tới 75 và một nửa số người trên 75 bị giảm thính giác, nhiều hoặc ít. Ngoài nguyên nhân tuổi tác thì di truyền và nghe nhiều âm thanh quá lớn là những nguyên nhân chính của giảm thính giác. Khác với bệnh cận thị, thường được chữa rất tốt bằng kính hay giải phẫu, bệnh giảm thính giác khó chữa hơn và ít khi đem lại thính giác bình thường cho người bệnh. Tuy nhiên nhận ra bệnh và chữa bệnh sẽ giúp bệnh nhân giải quyết được khá nhiều vấn đề và yêu đời hơn.
Bệnh nhân giảm thính giác nhiều khi không nhận ra bệnh của mình và có khuynh hướng chối là mình có bệnh. Triệu chứng bệnh gồm có:
-Tiếng nói và những âm thanh khác nghe lờ mờ
-Khó hiểu người khác nói gì, nhất là trong môi trường nhiều tiếng động hoặc đông người
-Hay yêu cầu người khác nói chậm lại và to
-Lúc nào cũng muốn vặn radio hay TV lên thật to
-Không muốn tham dự vào câu chuyện đông người
-Tránh tham dự chỗ đông người
Nếu nhận ra mình có những triệu chứng như trên, ta nên đi gặp bác sĩ để làm những thử nghiệm định bệnh và chữa trị thay vì mắc cỡ và cố che giấu
Cơ chế nghe
Khi những làn sóng âm thanh vào tai ta, chúng trở thành những tín hiệu thần kinh, được truyền lên óc và được óc nhận ra là âm thanh. Khi đó chúng ta sẽ nghe.
Tai ta có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Làn sóng âm thanh đi qua tai ngoài gây ra sự rung động nơi màng nhĩ. Màng nhĩ và chuỗi xương nhỏ xíu ở tai giữa làm những rung động này lớn thêm rồi đi qua tới vùng chất lỏng ở cochlear, một bộ phận hình ốc ở tai trong. Bộ phận này có những tế bào thần kinh có hàng ngàn sợi lông nhỏ li ti bám vào. Những sợi lông này biến những rung động âm thanh thành tín hiệu điện gửi lên óc. Mỗi loại âm thanh được biến thành một loại tín hiệu khác nhau, nhờ đó ta phân biệt được những âm thanh khác nhau.
Nguyên nhân
Chúng ta bị giảm thính giác có thể vì:
-Ráy tai quá nhiều đóng thành cục trong lỗ tai khiến âm thanh bị ngăn lại.
-Tai trong bị hư hại do tuổi tác hay tiếng động quá lớn. Những yếu tố này làm hư hại những sợi lông gắn trên những tế bào thần kinh của cochlear, những tín hiệu điện không được truyền lên óc tốt khiến ta sẽ bị nghe kém đi. Những âm thanh cao và sắc (high pitch) nghe lờ mờ, ta khó nhận ra được, nhất là ở nơi ồn ào. Di truyền cũng làm những lông âm thanh này thay đổi và không làm việc tốt được.
-Nhiễm trùng tai giữa, thủng màng nhĩ và bướu trong tai cũng có thể gây nghe kém.
Máy khuếch đại âm thanh cá nhân PSAP mới nhất, giá khoảng $300- 400.
Những yếu tố dễ gây bệnh giảm thính giác
-Tuổi tác và di truyền
-Làm việc nơi âm thanh quá lớn như làm việc xây cất, nghề nông với những máy móc ồn ào.
-Thường nghe những âm thanh dùng giải trí, thí dụ bắn súng, đốt pháo, lái xe tuyết, chạy xe gắn máy hay nghe nhạc qua lớn. Đặc biệt nghe nhạc bằng máy cá nhân quá to để át những tiếng động bên ngoài có thể làm bạn bị giảm thính giác lâu dài.
-Vài loại thuốc như gentamycin, aspirin và ibuprofen liều cao hay thuốc trị ung thư có thể làm giảm thính giác.
Độ lớn của một vài loại âm thanh
-Độ lớn an toàn: Tiếng thì thầm 30db, nói chuyện bình thường 60db, máy giặt chạy 70db
-Độ lớn khá nguy hiểm: Tiếng xe cộ đông của thành phố, máy cắt cỏ hay máy sấy tóc 85 tới 90db; xe gắn máy 95 db; xe tuyết hay máy khoan tay 100db; máy cưa hay nhạc rock 110db.
-Độ lớn gây tổn thương tai: Còi hú xe cứu thương 120db; máy bay phản lực lúc cất cánh 140db (gây ra đau); tiếng súng shotgun 165db, hỏa tiễn cất cánh 180db.
Theo luật, nếu bạn làm việc trong khu có tiếng động tới 90ddb, chỉ được ở tối đa 8 giờ mỗi ngày, 110 db thì tối đa 30 phút và 115 db, chỉ tối đa 15 phút.
Hậu quả của giảm thính giác
Việc bị giảm thính giác có thể ảnh hưởng tới cuộc sống rất nhiều mà nhiều khi bệnh nhân không tự biết. Người nghe kém có thể bị trầm cảm, lo lắng quá độ, có cảm tưởng người khác giận mình.
Người bị giảm thính giác thường không chấp nhận khiếm khuyết này và không muốn tìm cách chữa khiến cuộc sống của họ ngày càng u uất và ảnh hưởng đến người chung quanh. Nếu được chữa trị đúng mức, tìm được máy nghe thích hợp, họ sẽ cảm thấy nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống, tự tin hơn, vui vẻ lạc quan và gần gũi người thân yêu hơn.
Khi gặp bác sĩ, người bệnh sẽ được gửi đo thính giác ở bác sĩ chuyên về thính giác (audiologists) để định bệnh và sau đó tìm cách chữa hoặc tìm loại máy nghe thích hợp.
Làm sao để nghe tốt hơn
-Đeo máy nghe: Máy nghe là một phương tiện rất tốt để giúp người bị giảm thính giác trở lại với đời sống bình thường. Tuy nhiên, thường có 3 trở ngại: 1) Bệnh nhân hay chối bỏ vấn đề, cho là người khác nói nhỏ chứ không phải tai mình bị yếu không nghe được, hoặc “chưa đến nỗi nào”. 2) Máy nghe rất đắt tiền, ít nhất là 1000 đô trở lên mới sử dụng được. 3) Cần phải có thời gian thích ứng với máy nghe thì mới sử dụng được. Bệnh nhân thường không kiên nhẫn nên bỏ đeo máy.
Hiện nay có nhiều loại máy tối tân có thể che giấu khiến người khác không biết người bệnh đang mang máy nghe nhưng chúng lại khá đắt tiền. Phương tiện rẻ nhất –nếu bạn không cần che giấu - có thể là những máy khuếch đại âm thanh gắn lên tai hay áo mua dễ dàng ở những tiệm bán đồ điện tử.
Mới nhất hiện nay là những loại máy khuếch đại âm thanh chưa được FDA công nhận là máy nghe nên có thể được bán tự do. Những máy này được gọi là máy khuếch đại âm thanh cá nhân (personal sound amplifier) hay PSAP, được chế tạo giống như máy nghe hoặc giống như headset của cell phone. PSAP được bán tại các nhà thuốc lớn hay on line, thường được cho thử tại nhà một thời gian ngắn xem có thích hợp với bệnh nhân không. Điều tốt cho bệnh nhân là PSAP sử dụng những kỹ thuật tân tiến không thua gì những máy nghe đắt tiền nói trên mà giá chỉ có $300-350. Tuy nhiên, PSAP chỉ thích hợp cho những bệnh nhân giảm thính giác trung bình do tuổi già, không phải là bệnh nhân điếc nặng.
Ngoài ra, nếu vẫn không đủ tiền mua PSAP, bệnh nhân có thể dùng những app cho smartphone để khuếch đại âm thanh cho mình.
-Thay bộ phận cochlear: Khi thính giác bị giảm quá nhiều, bệnh nhân có thể được thay bộ phận cochlear nơi tai trong. Cần gặp bác sĩ để được giải thích rõ ràng về cách chữa này.
Thích ứng với bệnh
Người bị giảm thính giác có thể dùng những cách sau để tự giúp mình nghe dễ hơn
-Ngồi đối mặt với người mình đang nói chuyện
-Vặn nhỏ những âm thanh chung quanh, thí dụ như TV, hoặc chọn chỗ im lặng để nói chuyện.
-Yêu cầu người đối thoại nói rõ ràng hơn. Đa số sẽ theo lời yêu cầu của bạn nếu họ biết bạn nghe kém.
-Tốt nhất vẫn là dùng những dụng cụ khuếch đại âm thanh để mình nghe dễ hơn
*Phòng ngừa
Nên sử dụng những cách sau đây để phòng ngừa bị giảm thính giác.
-Bảo vệ tai nơi làm việc bằng cách đeo đồ che tai bằng nhựa, chất xốp hay cao su
-Nếu làm việc ở chỗ ồn, nên đi thử thính giác thường xuyên để biết khi nào tai mình bắt đầu có vấn đề hầu tránh bị nặng thêm
-Không chơi những trò giải trí quá ồn ào như đã kể trên
Bệnh giảm thính giác hay lãng tai không hiếm có như đa số chúng ta nghĩ. Càng lớn tuổi, thính giác ta càng giảm. Theo cơ quan Sức Khỏe Quốc Gia, khoảng 2/3 số người Mỹ trong tuổi từ 65 tới 75 và một nửa số người trên 75 bị giảm thính giác, nhiều hoặc ít. Ngoài nguyên nhân tuổi tác thì di truyền và nghe nhiều âm thanh quá lớn là những nguyên nhân chính của giảm thính giác. Khác với bệnh cận thị, thường được chữa rất tốt bằng kính hay giải phẫu, bệnh giảm thính giác khó chữa hơn và ít khi đem lại thính giác bình thường cho người bệnh. Tuy nhiên nhận ra bệnh và chữa bệnh sẽ giúp bệnh nhân giải quyết được khá nhiều vấn đề và yêu đời hơn.
Máy khuếch đại âm thanh gọn trong tai, giá $375.
Triệu chứngBệnh nhân giảm thính giác nhiều khi không nhận ra bệnh của mình và có khuynh hướng chối là mình có bệnh. Triệu chứng bệnh gồm có:
-Tiếng nói và những âm thanh khác nghe lờ mờ
-Khó hiểu người khác nói gì, nhất là trong môi trường nhiều tiếng động hoặc đông người
-Hay yêu cầu người khác nói chậm lại và to
-Lúc nào cũng muốn vặn radio hay TV lên thật to
-Không muốn tham dự vào câu chuyện đông người
-Tránh tham dự chỗ đông người
Nếu nhận ra mình có những triệu chứng như trên, ta nên đi gặp bác sĩ để làm những thử nghiệm định bệnh và chữa trị thay vì mắc cỡ và cố che giấu
Cơ chế nghe
Khi những làn sóng âm thanh vào tai ta, chúng trở thành những tín hiệu thần kinh, được truyền lên óc và được óc nhận ra là âm thanh. Khi đó chúng ta sẽ nghe.
Tai ta có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Làn sóng âm thanh đi qua tai ngoài gây ra sự rung động nơi màng nhĩ. Màng nhĩ và chuỗi xương nhỏ xíu ở tai giữa làm những rung động này lớn thêm rồi đi qua tới vùng chất lỏng ở cochlear, một bộ phận hình ốc ở tai trong. Bộ phận này có những tế bào thần kinh có hàng ngàn sợi lông nhỏ li ti bám vào. Những sợi lông này biến những rung động âm thanh thành tín hiệu điện gửi lên óc. Mỗi loại âm thanh được biến thành một loại tín hiệu khác nhau, nhờ đó ta phân biệt được những âm thanh khác nhau.
Nguyên nhân
Chúng ta bị giảm thính giác có thể vì:
-Ráy tai quá nhiều đóng thành cục trong lỗ tai khiến âm thanh bị ngăn lại.
-Tai trong bị hư hại do tuổi tác hay tiếng động quá lớn. Những yếu tố này làm hư hại những sợi lông gắn trên những tế bào thần kinh của cochlear, những tín hiệu điện không được truyền lên óc tốt khiến ta sẽ bị nghe kém đi. Những âm thanh cao và sắc (high pitch) nghe lờ mờ, ta khó nhận ra được, nhất là ở nơi ồn ào. Di truyền cũng làm những lông âm thanh này thay đổi và không làm việc tốt được.
-Nhiễm trùng tai giữa, thủng màng nhĩ và bướu trong tai cũng có thể gây nghe kém.
Những yếu tố dễ gây bệnh giảm thính giác
-Tuổi tác và di truyền
-Làm việc nơi âm thanh quá lớn như làm việc xây cất, nghề nông với những máy móc ồn ào.
-Thường nghe những âm thanh dùng giải trí, thí dụ bắn súng, đốt pháo, lái xe tuyết, chạy xe gắn máy hay nghe nhạc qua lớn. Đặc biệt nghe nhạc bằng máy cá nhân quá to để át những tiếng động bên ngoài có thể làm bạn bị giảm thính giác lâu dài.
-Vài loại thuốc như gentamycin, aspirin và ibuprofen liều cao hay thuốc trị ung thư có thể làm giảm thính giác.
Độ lớn của một vài loại âm thanh
-Độ lớn an toàn: Tiếng thì thầm 30db, nói chuyện bình thường 60db, máy giặt chạy 70db
-Độ lớn khá nguy hiểm: Tiếng xe cộ đông của thành phố, máy cắt cỏ hay máy sấy tóc 85 tới 90db; xe gắn máy 95 db; xe tuyết hay máy khoan tay 100db; máy cưa hay nhạc rock 110db.
-Độ lớn gây tổn thương tai: Còi hú xe cứu thương 120db; máy bay phản lực lúc cất cánh 140db (gây ra đau); tiếng súng shotgun 165db, hỏa tiễn cất cánh 180db.
Theo luật, nếu bạn làm việc trong khu có tiếng động tới 90ddb, chỉ được ở tối đa 8 giờ mỗi ngày, 110 db thì tối đa 30 phút và 115 db, chỉ tối đa 15 phút.
Hậu quả của giảm thính giác
Việc bị giảm thính giác có thể ảnh hưởng tới cuộc sống rất nhiều mà nhiều khi bệnh nhân không tự biết. Người nghe kém có thể bị trầm cảm, lo lắng quá độ, có cảm tưởng người khác giận mình.
Người bị giảm thính giác thường không chấp nhận khiếm khuyết này và không muốn tìm cách chữa khiến cuộc sống của họ ngày càng u uất và ảnh hưởng đến người chung quanh. Nếu được chữa trị đúng mức, tìm được máy nghe thích hợp, họ sẽ cảm thấy nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống, tự tin hơn, vui vẻ lạc quan và gần gũi người thân yêu hơn.
Khi gặp bác sĩ, người bệnh sẽ được gửi đo thính giác ở bác sĩ chuyên về thính giác (audiologists) để định bệnh và sau đó tìm cách chữa hoặc tìm loại máy nghe thích hợp.
Làm sao để nghe tốt hơn
-Đeo máy nghe: Máy nghe là một phương tiện rất tốt để giúp người bị giảm thính giác trở lại với đời sống bình thường. Tuy nhiên, thường có 3 trở ngại: 1) Bệnh nhân hay chối bỏ vấn đề, cho là người khác nói nhỏ chứ không phải tai mình bị yếu không nghe được, hoặc “chưa đến nỗi nào”. 2) Máy nghe rất đắt tiền, ít nhất là 1000 đô trở lên mới sử dụng được. 3) Cần phải có thời gian thích ứng với máy nghe thì mới sử dụng được. Bệnh nhân thường không kiên nhẫn nên bỏ đeo máy.
Hiện nay có nhiều loại máy tối tân có thể che giấu khiến người khác không biết người bệnh đang mang máy nghe nhưng chúng lại khá đắt tiền. Phương tiện rẻ nhất –nếu bạn không cần che giấu - có thể là những máy khuếch đại âm thanh gắn lên tai hay áo mua dễ dàng ở những tiệm bán đồ điện tử.
Mới nhất hiện nay là những loại máy khuếch đại âm thanh chưa được FDA công nhận là máy nghe nên có thể được bán tự do. Những máy này được gọi là máy khuếch đại âm thanh cá nhân (personal sound amplifier) hay PSAP, được chế tạo giống như máy nghe hoặc giống như headset của cell phone. PSAP được bán tại các nhà thuốc lớn hay on line, thường được cho thử tại nhà một thời gian ngắn xem có thích hợp với bệnh nhân không. Điều tốt cho bệnh nhân là PSAP sử dụng những kỹ thuật tân tiến không thua gì những máy nghe đắt tiền nói trên mà giá chỉ có $300-350. Tuy nhiên, PSAP chỉ thích hợp cho những bệnh nhân giảm thính giác trung bình do tuổi già, không phải là bệnh nhân điếc nặng.
Ngoài ra, nếu vẫn không đủ tiền mua PSAP, bệnh nhân có thể dùng những app cho smartphone để khuếch đại âm thanh cho mình.
-Thay bộ phận cochlear: Khi thính giác bị giảm quá nhiều, bệnh nhân có thể được thay bộ phận cochlear nơi tai trong. Cần gặp bác sĩ để được giải thích rõ ràng về cách chữa này.
Thích ứng với bệnh
Người bị giảm thính giác có thể dùng những cách sau để tự giúp mình nghe dễ hơn
-Ngồi đối mặt với người mình đang nói chuyện
-Vặn nhỏ những âm thanh chung quanh, thí dụ như TV, hoặc chọn chỗ im lặng để nói chuyện.
-Yêu cầu người đối thoại nói rõ ràng hơn. Đa số sẽ theo lời yêu cầu của bạn nếu họ biết bạn nghe kém.
-Tốt nhất vẫn là dùng những dụng cụ khuếch đại âm thanh để mình nghe dễ hơn
*Phòng ngừa
Nên sử dụng những cách sau đây để phòng ngừa bị giảm thính giác.
-Bảo vệ tai nơi làm việc bằng cách đeo đồ che tai bằng nhựa, chất xốp hay cao su
-Nếu làm việc ở chỗ ồn, nên đi thử thính giác thường xuyên để biết khi nào tai mình bắt đầu có vấn đề hầu tránh bị nặng thêm
-Không chơi những trò giải trí quá ồn ào như đã kể trên
No comments:
Post a Comment