Hơn một trăm năm trước một từ tiếng Việt đã đi vào vốn từ vựng của người Pháp, giống như những từ "aodai", "nem" hay "pho". Từ này xuất hiện nhan nhản trên các bức bưu ảnh thờ bấy giờ: La Congai (con gái)
Bức ảnh này chú thích "Cô gái phiên dịch". Tuy có ghi chữ Tonkin - Bắc Bộ nhưng cô gái này không vấn khăn, hơn nữa kiểu áo dài , cũng như mốt trang sức của cô giống phụ nữ Nam Bộ (Annamite) hơn là Bắc Bộ.
Bức bưu ảnh này khẳng định nhận định trên là đúng. Cũng người mẫu ấy, khung cảnh ấy, chỉ thay thế đứng - thiếu nữ trong ảnh đã trở thành người Sài gòn.
Nếu để ý con dấu bưu điện hay những dòng lưu bút ghi trên bưu thiếp ta thấy những bức ảnh này được chụp sớm hơn nhiều so với những bức ảnh của phụ nữ Bắc Bộ trong trang phục áo ngũ thân. Một loạt ảnh do cùng người mẫu đảm nhiệm, chứng minh nghề này xuất hiện ở Việt nam rất sớm.
Ta có thể gặp rất nhiều người mẫu ảnh như thế
Cùng thời gian này, khi phụ nữ miền Bắc vẫn nhuộm răng đen, vấn khăn, đội nón quai thao, đi những đôi guốc gỗ cong cong, thì trang phục của phụ nữ miền Nam đã phóng khoáng và hiện đại hơn nhiều. Điều này thể hiện trước tiên ở mái tóc được giải phóng, chải lật, búi gọn ở phía sau, khiến khuôn mặt người phụ nữ trở nên sáng đẹp. Trang phục họ mang là những chiếc áo dài đa dạng về hoa văn dệt, những đôi hài thêu dệt cầu kì.
Để móng tay dài, trang sức quấn đầy quanh cổ và đôi tay thể hiện sự giầu sang của những phụ nữ này.
Bức bưu ảnh miêu tả con đường một nửa thế kỉ đi qua trong trang phục phụ nữ Việt.
LA CONGAI (CON GÁI XƯA)
Subscribe to:
Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment