Cùng
cảm nhận nét đẹp thâm trầm, cổ kính của Cố đô Huế qua loạt ảnh hiếm có
do các nhiếp ảnh gia Pháp thực hiện ở Huế thời thuộc địa.
Hình ảnh nằm trong loạt ảnh về Huế thời thuộc địa do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.
Hình ảnh nằm trong loạt ảnh về Huế thời thuộc địa do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.
Điện Kiến Trung trong Tử Cấm Thành,
1929.
Mặt tiền Điện Kiến Trung, 1930. Công
trình này ngày nay chỉ còn là phế tích đổ nát.
Tiền sảnh Điện Kiến Trung,
1928.
Phòng khách ở Điện Kiến Trung,
1928.
Phòng chơi billiard ở điện Kiến Trung,
1928.
Bức bình phong trước Viện Cơ Mật,
1920.
Cung Diên Thọ trong Tử Cấm Thành Huế,
1928.
Điện Phụng Tiên trong Hoàng thành,
1928.
Lầu Tứ Phương Vô Sự trong Hoàng thành,
1928.
Tòa Thương Bạc do vua Bảo Đại cho xây
dựng năm 1936. Ảnh chụp năm 1948.
Cầu Trường Tiền năm 1931.
Đài phun nước hình rồng bên bờ sông
Hương, 1936.
Bia tưởng niệm các binh sĩ Pháp-Việt tử trận trong thời Đệ nhất
Thế chiến, (Bia Quốc Học) nằm bên bờ sông Hương,
phía trước trường Quốc Học. Huế năm 1924.
Sông Hương núi Ngự. Phía bên phải bên kia sông là Đài
kỷ niệm chiến sĩ trận vong (Bia Quốc Học) Huế năm 1929
Nhà thờ Phủ Cam Huế xưa
Nhà thờ Phủ Cam chụp năm 1930
Nhà thờ Phủ Cam (không xác định được năm chụp,
nhưng xưa hơn tấm hình trên)
Cầu Tràng Tiền được chụp vào khoảng năm 1919
Cầu Tràng Tiền, không biết chụp vào năm nào?
Cầu Tràng Tiền được chụp vào khoảng năm 1919
(Không rõ cầu Tràng Tiền được chụp từ Tả ngạn hay
Hữu ngạn. Lại có con kênh bên chân cầu ?)
Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương, một biểu tượng của Huế...
Cảnh sông Hương, núi Ngự nhìn từ trên Kỳ Đài
Góc Tây Nam Kinh thành Huế
Nơi đây nay là đường Trần Hưng Đạo đi qua phía trước Kỳ Đài Huế
Nhã nhạc cung đình Huế
Ga xe lửa Huế còn có tên là Ga Lớn, và ngày xưa còn có tên
(Ga Trường súng), lập vào năm 1906 nằm trên tuyến đường
sắt xuyên Việt, và cũng là đầu mối giao thông quan trọng...
Ga Huế năm 1921 - 1935
Đến năm 1945, Ga Huế được mang tên ga Trần Cao Vân, lúc bấy giờ
thuộc Đệ Cửu, nay thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế.
Gia Hội năm 1926
Chợ Đông Ba năm 1925
Grand Hotel de Hue (Hôtel Morin Frères) đây là khách sạn đầu tiên
của Huế, là "ông cố tổ" của tất cả các khách sạn ở Huế ngày nay.
khách sạn nổi tiếng này vào thời thuộc địa là nơi nhiều nhân vật
có tên tuổi đã từng trú ngụ, trong đó có cả vua hề Charlot (Charlie Chaplin)
Trong hình là Khách sạn Morin nổi tiếng suốt thời thuộc địa ở
Huế, nơi này bây giờ là đường Lê Lợi, chạy dọc bờ Nam sông
Hương, vị trí ngay tại góc đường Lê Lợi & Hùng Vương, gần đầu
phía nam cầu Trường Tiền, và ngày nay là Saigon Morin Hotel:
Không ảnh Khu vực Đại Nội của Hoàng thành Huế
Một góc Tử Cấm Thành Huế.
Một cánh cổng dẫn vào Hoàng thành Huế năm
Cổng Ngọ Môn trong Hoàng thành Huế...
Ngọ môn xưa: Ngọ Môn có 5 cửa:
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
* Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua
* Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại
* "Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính
* "Chín lầu" chỉ lầu Ngũ Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn),
gồm 2 tầng nhưng có 9 mái. "Lầu vàng" nằm giữa, cao nhất,
lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng). "Tám lầu xanh" thấp hơn,
lợp ngói thanh lưu ly (men xanh).
Trên trục chính của Hoàng thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương
có hai công trình kiến trúc rất duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của
Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu.
Vào đầu thời Gia Long (1802-1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có
tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà
vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819,
Bảng đình được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với
16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo
với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc
các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...
Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc
ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và
quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan
hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.
Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần
công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Để tỏ lòng tôn trọng
nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu,
trước đây có hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên công trình,
quy định ai đi qua đây cũng đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa.
Gần bên phải Phu Văn Lâu còn có tấm bia trên khắc bài thơ
"Hương giang hiểu phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương,
một trong hai mươi thắng cảnh đất thần kinh mà vua Thiệu Trị
đã ca ngợi. Phu Văn Lâu đã được tu bổ nhiều lần nhưng
vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Nơi Huế có những khoảng yên ả kinh thành, những nét trạm khắc
trầm tĩnh mà oai nghiêm. Những góc Huế của vàng son ngày ấy.
Những bức ảnh ố vàng của Huế thời xa xưa, khiến người ta không
khỏi những miên man nghĩ suy trong lòng mỗi khi nhớ đến Huế ..
Những cánh bườm trên Sông Hương ngày xưa...
Huế đi một chặng đường dài cùng với dân tộc, như cái tình, cái thơ
của Huế tự thuở nào vẫn còn đó, vẫn êm du những chiều dạo sông
Hương. Huế xưa với hồn Huế nay chẳng có quá nhiều đổi khác. Huế
nhẹ nhàng, người Huế dịu dàng, từ tốn. Người ta kể chuyện Huế nay
nhưng vẫn bắt gặp trong mênh mông niềm cảm xúc về một Huế
ngày xưa cũ. Huế còn nặng tình với đời, với thời gian lắm.
Điện Thái Hòa là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn.
Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều
nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua,
những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được
tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các
quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được
phép vào điện diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng
xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm
đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải.
Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.
Áo dài khăn đóng Huế xưa: Lễ thiết triều trang nghiêm
trước sân điện Thái Hòa với khăn đai, áo mũ chỉnh tề
Huế là kinh đô suốt hơn 100 năm của triều Nguyễn - triều đại cuối cùng
của chế độ phong kiến Việt Nam, những năm 20 của thế kỷ XX là khoảng
thời gian đầy biến động với Huế khi có sự xâm chiếm của thực dân Pháp.
Và những hình ảnh này được ghi lại trong thời điểm đó là..Áo dài khăn đóng
Quan và con quan với đồng phục áo dài khăn đóng
Quan đi võng với chiếc áo dài khăn đóng
Một gia đình quan chức của thời Huế xưa
Ngọn tháp bát giác nổi tiếng ở chùa Thiên Mụ...
Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ một huyền thoại.
Chuyện kể rằng từ xa xưa, dân địa phương đêm đêm
thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện
trên ngọn đồi nơi chùa toạ lạc ngày nay, và nói: rồi sẽ
có chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ khí cho bền
long mạch. Hễ nói xong là bà biến mất...Sau khi vào trấn
Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua, nghe kể
chuyện đã cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự.
Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km,
trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long.
Năm 1601 chùa được xây dựng. Năm 1665 chúa
Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu. Năm 1710, chúa
Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung cao 2,5m
nặng 3285 kg, và năm 1715, chúa lại cho xây dựng tấm
bia cao 2,58m đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch. Vào thời
Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái
đều cho trùng tu chùa. Tháp Phước Duyên (ban đầu được đặt
tên là tháp Từ Nhân) được vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844.
Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21 m).Ðiện Ðại Hùng là ngôi
chính điện trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga.
Ngày nay chùa Thiên Mụ vẫn được tiếp tục..
Chùa Thiên Mụ nhìn từ ven bờ sông Hương.
Không ảnh chùa Thiên Mụ Huế..
Phố Huế năm 1923...
hình ảnh xe kéo ở Huế ngày xưa..
Xe kéo chạm rồng chờ dưới sân rước Hoàng đế
Khải Định rời điện Kiến Trung năm 1924....
Loại xe này đã từng được coi là biểu tượng của sự
phân biệt giai cấp. Ở Việt Nam, cùng với sự xuất hiện
của chiếc xích lô từ thập niên 1940 với những tiện ích
vượt trội, chiếc xe kéo mất dần vai trò lịch sử của nó...
Xe kéo rước Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại trong
ngày cưới 20 tháng 3 năm 1934. Sau xe có 1 người cầm dù
và 1 người nữa để đẩy xe nếu có qua những đoạn dốc..
Xe kéo rước Hoàng tử Bảo Long, con trai vua Bảo Đại
trong lễ tấn phong ngày 7 tháng 3 năm 1939..
Xe kéo trên đường trong Kinh thành Huế thế kỷ 19
Xe kéo trước cổng Hiển Nhơn, Hoàng thành Huế thế kỷ 20
Xe kéo trong một phiên chợ Tết ở Huế thế kỷ 20
Xe kéo trên đường phố Huế thế kỷ 20
Xe kéo đi qua khách sạn Morin Huế thế kỷ 20
Đội xe kéo tay của khách sạn Morin (khách sạn duy
nhất đầu thế kỷ 20 tại Huế) đưa đón khách tại ga Huế
Những chiếc xe kéo chờ đón khách trên đường phố Huế thế kỷ 20
Xe kéo đến chở 1 thiếu nữ trong nhà vườn Huế
Xe kéo trên đường dọc sông Hương đến các khu lăng tẩm triều Nguyễn
Cuộc sống nơi kinh thành Huế năm 1875.
Một khu chợ ở Huế năm 1923..Vào thời xa xưa đó các bà, các cô thường
mặc áo dài không chiết eo, đội nón lá, đi chân đất. Chiếc quần trong
bộ áo dài kiểu cổ này cũng được cắt khá cao để thuận tiện cho việc đi lại.
Cầu Clémenceau (Trường Tiền) năm 1930
Con đò Huế xưa năm 1936.
Thấp thoáng trong nhóm những người bán hàng rong này,
ta vẫn thấy bóng của chiếc áo tơi làm từ lá cọ, chiếc áo
mưa của người dân lao động ở Huế ngày xưa.
Bến đò Thừa Phủ dĩ vãng một thời
Bến đò lãng mạn nhất đến bây giờ vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những ai đã từng trải qua một quảng đời áo trắng: bến đò Thừa Phủ với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha của nữ sinh Đồng Khánh hàng ngày trên bến đò ngang....
Qua khỏi cầu Bạch Hổ, bạn sẽ đi vào quãng sông thơ mộng nhất của sông Hương, chảy qua thành phố, hai bên bờ sông là những công trình cổ kính soi bóng: Bia Quốc Học,
Bến Phu Vân Lâu, Kinh thành Huế, Nghinh Lương Đình, Đình Thương bạc và xa xưa kia còn là những bến đò một thời đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ như bến đò Vân Lâu, bến đò Thừa Phủ, bến đò Tòa Khâm, bến đò Đập Đá,… thế nhưng bến đò lãng mạn nhất đến bây giờ vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những ai đã từng trải qua một quảng đời áo trắng: bến đò Thừa Phủ với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha của nữ sinh Đồng Khánh hàng ngày trên bến đò ngang..
Bến nằm ở bờ Nam sông Hương, bên cây đa cổ thụ trước mặt Phủ Doãn Phủ Thừa Thiên, bến bờ Bắc nằm gần Nghinh Lương Đình.
Sở dĩ bến đò này có tên là Thừa Phủ vì bến này nằm trước dinh Thừa Thiên Phủ doãn, tức là nơi quan đầu tỉnh Thừa Thiên làm việc. Thừa Thiên Phủ doãn gọi tắt là Thừa Phủ.
Lúc đầu (1899), Bến đò Thừa Phủ phục vụ cho nhu cầu đi lại của viên chức, lính tráng và nhân dân từ bờ bắc sang bờ Nam làm việc và quan hệ, giao tiếp. Về sau, bến đò càng phát triển khi trường Quốc Học, Nhà Thương Huế, rồi trường Đồng Khánh được xây dựng. Mãi đến khi cầu Phú Xuân, hay còn gọi là cầu Mới, được xây dựng năm 1973 thì bến đò này mới đi vào dĩ vãng. Gần 70 năm có mặt (1899-1972), không tính hết bao nhiêu chuyến đò đã cập bến rồi đi mỗi ngày trên dòng Hương thơ mộng..
Ngày nay, dù không còn các bến đò nữa, nhưng hoài niệm về bến cũ, đò
xưa vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những người
Huế lớn tuổi. Nhìn lại Bến đò Thừa Phủ là tìm về nét đẹp của thời xưa
yêu dấu, với những nét văn hóa riêng của cố đô mà chẳng nơi nào có được....
Sông Hương Huế ..
Sông Đông Ba Huế ..
Sông Gia Hội..
Ngày xưa, khi xe tàu chưa được sử dụng, vùng sông Hương và các tuyến đường thủy phụ cận ở Huế có đến 50 bến đò khác nhau.
Trên sông Hương có nhiều tuyến đò ngang mà cũng không ít tuyến đò dọc, trên từng chuyến đò có những câu hò lãng mạn, trữ tình:
Thuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến nơi đây là ngã rẽ của lòng
Biết còn gặp gỡ trên sông bến nào.
Bến đò ngang trên sông Hương..
Bến đò Gia Hội..
Tuy rằng, con đò chỉ là một phương tiện giao thông vận tải thô sơ cổ truyền của xứ Huế, nhưng, nếu đi sâu vào sinh hoạt của những chuyến đò dọc đò ngang trên sông Hương, chúng ta cũng có thể tìm thấy ở đó một số nét tình cảm, về văn hoá của những người đi lại trên sông...
Sau khi chảy quanh co gần 100 km trong vùng đông Trường Sơn, nguồn Tả và nguồn Hữu đều mang nước và kết nghĩa xe duyên tại ngã ba sông trước mặt chợ Tuần ở làng Bằng Lăng để tạo nên một mối tình rất thơ mộng mang tên là Hương Giang. Từ đây, sông Hương bắt đầu uốn lượn mềm mại qua vùng gò đồi xanh tươi ở tây nam xứ Huế, rồi nhẹ nhàng lả lướt vòng qua trước mặt thành phố cũ để lờ lững trôi về cửa biển Thuận An.
Với chiều dài khoảng 30 km ấy, dòng sông tương đối sâu và rộng, nên nước chảy không hối hả mà chỉ trôi xuôi êm đềm. trên đoạn trung lưu dài chừng 10 km kể từ làng Long Hồ trên chùa Linh Mụ về đến cuối thôn Vĩ Dạ đối diện với Bãi Dâu, mặt sông thường phẳng lặng như một tấm gương trong suốt in bóng các công trình kiến trúc cổ ở bờ bắc và những tòa nhà cao tầng xây theo lối mới ở bờ nam.
Ở cả hai bờ, xóm làng san sát, vườn tược xanh um, dân cư đông đúc, phố phường tấp nập.
Cuối thế kỷ 19, khi trên sông Hương chưa bắc chiếc cầu nào, đoạn sông này có đến khoảng 10 tuyến đò ngang, mỗi tuyến cách nhau trung bình 1 km, có thể kể từ trên xuống dưới như sau: bến đò Long Thọ, bến đò Kim Long, bến đò Trường Súng, bến đò Thừa Phủ, bến đò Trường Tiền, bến đò Hàng Me, bến đò Đập Đá, bến đò Cồn, bến đò Bến Cạn, bến đò Chợ Dinh.
Trước hết là bến đò Long Thọ.
Đầu thế kỷ 19, vùng đồi này mang tên Thọ Xương.
Đến năm 1824 mới đổi ra tên hiện tại.
Năm 1895, một người Pháp là ông Bogaert (dân địa phương gọi là ông Bồ-Ghè) phát hiện ra đây là một ngọn đồi đá vôi và ông được chính quyền thực dân cho thiết lập nhà máy sản xuất vôi đá ở đó từ năm 1900.
Nhân dân thợ thuyền tụ tập đến làm ăn tại đây ngày càng đông.
Cho nên, cần có bến đò để đi lại, nhất là bến đò ngang nối với làng Xuân Hòa ở đối diện bên kia sông.
Bến đò và cầu Trường Tiền Huế, năm 1900
Sở dĩ gọi là bến đò Trường Tiền vì ngày xưa ở bên trên bến đò ấy, phía Tả ngạn (khu vực Nhà Văn hoá thành phố hiện nay) đã có một công trường đúc tiền của triều đình nhà Nguyễn.
Tuyến đò Trường Tiền đã được thay thế vào năm 1900 bằng một chiếc cầu sắt mang cùng tên như chúng ta đang thấy hiện nay.
Bến đò Hàng Me
Bến đò Hàng Me nối chợ Đông Ba với xóm Hàng Me. Gọi như thế vì ngày trước ở đây trồng toàn cây me, nhất là trên con đường Phạm Ngũ Lão ngày nay.
Bến đò này có thời còn được gọi là bến đò Tòa Khâm vì nó ở gần Tòa Khâm sứ Pháp (trường Đại học Sư phạm ngày nay) và cũng gọi là bến đò sân vận động, vì ở trên đường lên sân vận động Huế.
Bến đò Gia Long
Bến đò Gia Long (Các bến đò ngang sang
lăng Gia Long đều cùng mang 1 tên: GiaLong).
Ngày xưa ở Huế, có những văn nhân thi sĩ, tao nhân mặc khách, trong những buổi nhàn du, đôi khi không có việc gì cần phải sang sông cả, nhưng vẫn xuống đò.
Họ xuống ngồi để ngắm cảnh sắc của sông Hương và thưởng thức cả thanh sắc của cô gái đang đưa đẩy mái chèo:.
“Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo…
Đăm đăm mắt mỏi vì cheo,
Chèo cô quấy nước trong veo giữa dòng
Biết không cô hỡi biết không
Chèo cô còn quấy, sóng lòng còn xao”.
(Nam Trân, Huế đẹp và thơ).
Trước đây, có kẻ đã bảo rằng mỗi người Huế là một thi nhân.
Nói như vậy có quá đáng lắm chăng?
Nhưng chẳng phải là hoàn toàn không có lý.
Sống trong cảnh xinh như mộng của xứ thơ, con người ai lại không thấy lòng rung cảm.
Những xao xuyến của tâm hồn trước cái đẹp ấy đã thể hiện ra bằng những lời ca tiếng hát.
Phát xuất từ những cảm hứng có thực trong môi trường êm ả thanh thoát của những chuyến đò ngang, đò dọc đan nhau qua lại hàng ngày hàng đêm trên sông Hương:
Thượng nguồn sông Hương - Sông Tả Trạch
một trong 2 nhánh sông Hương.
– Nước đầu cầu khúc sâu khúc cạn
Chèo qua Ngọc Trản, đến vạn Kim Long
Sương sa gió thổi lạnh lùng,
Sóng xao trăng lặn gây lòng nhớ thương
– Kim Long dãy dọc tòa ngang
Em chèo một chiếc thuyền nan về Sình
Đôi đứa mình lỡ hẹn ba sinh
Có mần răng đi nữa cũng trọn tình với nhau.
Từ cầu Gia Hội nhìn thẳng về hướng cầu Đông Ba.
Xóm Vạn đò Gia Hội Huế, bên phải là cầu Gia Hội
bên kia sông đi vế hướng trái là chùa Diệu Đế..
Đời sống người dân vạn đò ở Huế xưa...
Người dân xứ Huế, trên những dòng sông..
Đời sống người dân vạn đò ở Huế xưa..
Cuộc sống hàng ngày của ngư dân trên những dòng sông ở Huế
Dòng Sông Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã như: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên-Huế...
Sông Hương núi Ngự nhìn từ Kỳ Đài Huế
Nhìn dòng sông Hương từ trên ngọn đồi mang tên Vọng Cảnh.
Sông Hương chìm dưới sương mù
Chuyến đò ngang trên Sông Hương
Chiều về nhuộm thắm đôi bờ sông Hương
Những hình ảnh Đập Đá - Huế mùa nước lũ....
Đập Đá mùa mưa lớn, nước lũ đã tràn qua đường
phía cận ảnh là đường vào Chợ Cống, gần Hương Giang.
Phía xa là thôn Thọ Lâu, sau 1975 nhập chung thành Vỹ Dạ.
Tại Đập Đá mùa lụt mưa lớn dầm dề, người dân ra sức
đắp một bờ đê tạm để ngăn nước lũ tràn vào ruộng ...
Bia tưởng niệm các binh sĩ Pháp-Việt tử trận trong thời Đệ nhất
Thế chiến, (Bia Quốc Học) nằm bên bờ sông Hương,
phía trước trường Quốc Học. Huế năm 1924.
Sông Hương núi Ngự. Phía bên phải bên kia sông là Đài
kỷ niệm chiến sĩ trận vong (Bia Quốc Học) Huế năm 1929
Nhà thờ Phủ Cam Huế xưa
Nhà thờ Phủ Cam chụp năm 1930
Nhà thờ Phủ Cam (không xác định được năm chụp,
nhưng xưa hơn tấm hình trên)
Cầu Tràng Tiền được chụp vào khoảng năm 1919
Cầu Tràng Tiền, không biết chụp vào năm nào?
Cầu Tràng Tiền được chụp vào khoảng năm 1919
(Không rõ cầu Tràng Tiền được chụp từ Tả ngạn hay
Hữu ngạn. Lại có con kênh bên chân cầu ?)
Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương, một biểu tượng của Huế...
Cảnh sông Hương, núi Ngự nhìn từ trên Kỳ Đài
Góc Tây Nam Kinh thành Huế
Nơi đây nay là đường Trần Hưng Đạo đi qua phía trước Kỳ Đài Huế
Nhã nhạc cung đình Huế
Ga xe lửa Huế còn có tên là Ga Lớn, và ngày xưa còn có tên
(Ga Trường súng), lập vào năm 1906 nằm trên tuyến đường
sắt xuyên Việt, và cũng là đầu mối giao thông quan trọng...
Ga Huế năm 1921 - 1935
Đến năm 1945, Ga Huế được mang tên ga Trần Cao Vân, lúc bấy giờ
thuộc Đệ Cửu, nay thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế.
Gia Hội năm 1926
Chợ Đông Ba năm 1925
Grand Hotel de Hue (Hôtel Morin Frères) đây là khách sạn đầu tiên
của Huế, là "ông cố tổ" của tất cả các khách sạn ở Huế ngày nay.
khách sạn nổi tiếng này vào thời thuộc địa là nơi nhiều nhân vật
có tên tuổi đã từng trú ngụ, trong đó có cả vua hề Charlot (Charlie Chaplin)
Trong hình là Khách sạn Morin nổi tiếng suốt thời thuộc địa ở
Huế, nơi này bây giờ là đường Lê Lợi, chạy dọc bờ Nam sông
Hương, vị trí ngay tại góc đường Lê Lợi & Hùng Vương, gần đầu
phía nam cầu Trường Tiền, và ngày nay là Saigon Morin Hotel:
Không ảnh Khu vực Đại Nội của Hoàng thành Huế
Một góc Tử Cấm Thành Huế.
Một cánh cổng dẫn vào Hoàng thành Huế năm
Cổng Ngọ Môn trong Hoàng thành Huế...
Ngọ môn xưa: Ngọ Môn có 5 cửa:
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
* Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua
* Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại
* "Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính
* "Chín lầu" chỉ lầu Ngũ Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn),
gồm 2 tầng nhưng có 9 mái. "Lầu vàng" nằm giữa, cao nhất,
lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng). "Tám lầu xanh" thấp hơn,
lợp ngói thanh lưu ly (men xanh).
Trên trục chính của Hoàng thành Huế, từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương
có hai công trình kiến trúc rất duyên dáng tô điểm cho bộ mặt của
Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn Lâu.
Vào đầu thời Gia Long (1802-1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có
tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà
vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng. Năm 1819,
Bảng đình được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với
16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo
với tên gọi là Phu Văn Lâu. Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc
các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...
Thời Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc
ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và
quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan
hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.
Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần
công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Để tỏ lòng tôn trọng
nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu,
trước đây có hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên công trình,
quy định ai đi qua đây cũng đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa.
Gần bên phải Phu Văn Lâu còn có tấm bia trên khắc bài thơ
"Hương giang hiểu phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương,
một trong hai mươi thắng cảnh đất thần kinh mà vua Thiệu Trị
đã ca ngợi. Phu Văn Lâu đã được tu bổ nhiều lần nhưng
vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Nơi Huế có những khoảng yên ả kinh thành, những nét trạm khắc
trầm tĩnh mà oai nghiêm. Những góc Huế của vàng son ngày ấy.
Những bức ảnh ố vàng của Huế thời xa xưa, khiến người ta không
khỏi những miên man nghĩ suy trong lòng mỗi khi nhớ đến Huế ..
Những cánh bườm trên Sông Hương ngày xưa...
Huế đi một chặng đường dài cùng với dân tộc, như cái tình, cái thơ
của Huế tự thuở nào vẫn còn đó, vẫn êm du những chiều dạo sông
Hương. Huế xưa với hồn Huế nay chẳng có quá nhiều đổi khác. Huế
nhẹ nhàng, người Huế dịu dàng, từ tốn. Người ta kể chuyện Huế nay
nhưng vẫn bắt gặp trong mênh mông niềm cảm xúc về một Huế
ngày xưa cũ. Huế còn nặng tình với đời, với thời gian lắm.
Điện Thái Hòa là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn.
Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều
nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua,
những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được
tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các
quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được
phép vào điện diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng
xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm
đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải.
Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.
Áo dài khăn đóng Huế xưa: Lễ thiết triều trang nghiêm
trước sân điện Thái Hòa với khăn đai, áo mũ chỉnh tề
Huế là kinh đô suốt hơn 100 năm của triều Nguyễn - triều đại cuối cùng
của chế độ phong kiến Việt Nam, những năm 20 của thế kỷ XX là khoảng
thời gian đầy biến động với Huế khi có sự xâm chiếm của thực dân Pháp.
Và những hình ảnh này được ghi lại trong thời điểm đó là..Áo dài khăn đóng
Quan và con quan với đồng phục áo dài khăn đóng
Quan đi võng với chiếc áo dài khăn đóng
Một gia đình quan chức của thời Huế xưa
Ngọn tháp bát giác nổi tiếng ở chùa Thiên Mụ...
Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ một huyền thoại.
Chuyện kể rằng từ xa xưa, dân địa phương đêm đêm
thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện
trên ngọn đồi nơi chùa toạ lạc ngày nay, và nói: rồi sẽ
có chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ khí cho bền
long mạch. Hễ nói xong là bà biến mất...Sau khi vào trấn
Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua, nghe kể
chuyện đã cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự.
Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km,
trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long.
Năm 1601 chùa được xây dựng. Năm 1665 chúa
Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu. Năm 1710, chúa
Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung cao 2,5m
nặng 3285 kg, và năm 1715, chúa lại cho xây dựng tấm
bia cao 2,58m đặt trên lưng con rùa bằng cẩm thạch. Vào thời
Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái
đều cho trùng tu chùa. Tháp Phước Duyên (ban đầu được đặt
tên là tháp Từ Nhân) được vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844.
Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21 m).Ðiện Ðại Hùng là ngôi
chính điện trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga.
Ngày nay chùa Thiên Mụ vẫn được tiếp tục..
Chùa Thiên Mụ nhìn từ ven bờ sông Hương.
Không ảnh chùa Thiên Mụ Huế..
Phố Huế năm 1923...
hình ảnh xe kéo ở Huế ngày xưa..
Xe kéo chạm rồng chờ dưới sân rước Hoàng đế
Khải Định rời điện Kiến Trung năm 1924....
Loại xe này đã từng được coi là biểu tượng của sự
phân biệt giai cấp. Ở Việt Nam, cùng với sự xuất hiện
của chiếc xích lô từ thập niên 1940 với những tiện ích
vượt trội, chiếc xe kéo mất dần vai trò lịch sử của nó...
Xe kéo rước Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại trong
ngày cưới 20 tháng 3 năm 1934. Sau xe có 1 người cầm dù
và 1 người nữa để đẩy xe nếu có qua những đoạn dốc..
Xe kéo rước Hoàng tử Bảo Long, con trai vua Bảo Đại
trong lễ tấn phong ngày 7 tháng 3 năm 1939..
Xe kéo trên đường trong Kinh thành Huế thế kỷ 19
Xe kéo trước cổng Hiển Nhơn, Hoàng thành Huế thế kỷ 20
Xe kéo trong một phiên chợ Tết ở Huế thế kỷ 20
Xe kéo trên đường phố Huế thế kỷ 20
Xe kéo đi qua khách sạn Morin Huế thế kỷ 20
Đội xe kéo tay của khách sạn Morin (khách sạn duy
nhất đầu thế kỷ 20 tại Huế) đưa đón khách tại ga Huế
Những chiếc xe kéo chờ đón khách trên đường phố Huế thế kỷ 20
Xe kéo đến chở 1 thiếu nữ trong nhà vườn Huế
Xe kéo trên đường dọc sông Hương đến các khu lăng tẩm triều Nguyễn
Cuộc sống nơi kinh thành Huế năm 1875.
Một khu chợ ở Huế năm 1923..Vào thời xa xưa đó các bà, các cô thường
mặc áo dài không chiết eo, đội nón lá, đi chân đất. Chiếc quần trong
bộ áo dài kiểu cổ này cũng được cắt khá cao để thuận tiện cho việc đi lại.
Cầu Clémenceau (Trường Tiền) năm 1930
Con đò Huế xưa năm 1936.
Thấp thoáng trong nhóm những người bán hàng rong này,
ta vẫn thấy bóng của chiếc áo tơi làm từ lá cọ, chiếc áo
mưa của người dân lao động ở Huế ngày xưa.
Bến đò Thừa Phủ dĩ vãng một thời
Bến đò lãng mạn nhất đến bây giờ vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những ai đã từng trải qua một quảng đời áo trắng: bến đò Thừa Phủ với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha của nữ sinh Đồng Khánh hàng ngày trên bến đò ngang....
Qua khỏi cầu Bạch Hổ, bạn sẽ đi vào quãng sông thơ mộng nhất của sông Hương, chảy qua thành phố, hai bên bờ sông là những công trình cổ kính soi bóng: Bia Quốc Học,
Bến Phu Vân Lâu, Kinh thành Huế, Nghinh Lương Đình, Đình Thương bạc và xa xưa kia còn là những bến đò một thời đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ như bến đò Vân Lâu, bến đò Thừa Phủ, bến đò Tòa Khâm, bến đò Đập Đá,… thế nhưng bến đò lãng mạn nhất đến bây giờ vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những ai đã từng trải qua một quảng đời áo trắng: bến đò Thừa Phủ với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha của nữ sinh Đồng Khánh hàng ngày trên bến đò ngang..
Bến nằm ở bờ Nam sông Hương, bên cây đa cổ thụ trước mặt Phủ Doãn Phủ Thừa Thiên, bến bờ Bắc nằm gần Nghinh Lương Đình.
Sở dĩ bến đò này có tên là Thừa Phủ vì bến này nằm trước dinh Thừa Thiên Phủ doãn, tức là nơi quan đầu tỉnh Thừa Thiên làm việc. Thừa Thiên Phủ doãn gọi tắt là Thừa Phủ.
Lúc đầu (1899), Bến đò Thừa Phủ phục vụ cho nhu cầu đi lại của viên chức, lính tráng và nhân dân từ bờ bắc sang bờ Nam làm việc và quan hệ, giao tiếp. Về sau, bến đò càng phát triển khi trường Quốc Học, Nhà Thương Huế, rồi trường Đồng Khánh được xây dựng. Mãi đến khi cầu Phú Xuân, hay còn gọi là cầu Mới, được xây dựng năm 1973 thì bến đò này mới đi vào dĩ vãng. Gần 70 năm có mặt (1899-1972), không tính hết bao nhiêu chuyến đò đã cập bến rồi đi mỗi ngày trên dòng Hương thơ mộng..
Ngày nay, dù không còn các bến đò nữa, nhưng hoài niệm về bến cũ, đò
xưa vẫn lưu giữ trong ký ức những người yêu Huế, nhất là những người
Huế lớn tuổi. Nhìn lại Bến đò Thừa Phủ là tìm về nét đẹp của thời xưa
yêu dấu, với những nét văn hóa riêng của cố đô mà chẳng nơi nào có được....
Sông Hương Huế ..
Sông Đông Ba Huế ..
Sông Gia Hội..
Ngày xưa, khi xe tàu chưa được sử dụng, vùng sông Hương và các tuyến đường thủy phụ cận ở Huế có đến 50 bến đò khác nhau.
Trên sông Hương có nhiều tuyến đò ngang mà cũng không ít tuyến đò dọc, trên từng chuyến đò có những câu hò lãng mạn, trữ tình:
Thuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến nơi đây là ngã rẽ của lòng
Biết còn gặp gỡ trên sông bến nào.
Bến đò ngang trên sông Hương..
Bến đò Gia Hội..
Tuy rằng, con đò chỉ là một phương tiện giao thông vận tải thô sơ cổ truyền của xứ Huế, nhưng, nếu đi sâu vào sinh hoạt của những chuyến đò dọc đò ngang trên sông Hương, chúng ta cũng có thể tìm thấy ở đó một số nét tình cảm, về văn hoá của những người đi lại trên sông...
Sau khi chảy quanh co gần 100 km trong vùng đông Trường Sơn, nguồn Tả và nguồn Hữu đều mang nước và kết nghĩa xe duyên tại ngã ba sông trước mặt chợ Tuần ở làng Bằng Lăng để tạo nên một mối tình rất thơ mộng mang tên là Hương Giang. Từ đây, sông Hương bắt đầu uốn lượn mềm mại qua vùng gò đồi xanh tươi ở tây nam xứ Huế, rồi nhẹ nhàng lả lướt vòng qua trước mặt thành phố cũ để lờ lững trôi về cửa biển Thuận An.
Với chiều dài khoảng 30 km ấy, dòng sông tương đối sâu và rộng, nên nước chảy không hối hả mà chỉ trôi xuôi êm đềm. trên đoạn trung lưu dài chừng 10 km kể từ làng Long Hồ trên chùa Linh Mụ về đến cuối thôn Vĩ Dạ đối diện với Bãi Dâu, mặt sông thường phẳng lặng như một tấm gương trong suốt in bóng các công trình kiến trúc cổ ở bờ bắc và những tòa nhà cao tầng xây theo lối mới ở bờ nam.
Ở cả hai bờ, xóm làng san sát, vườn tược xanh um, dân cư đông đúc, phố phường tấp nập.
Phải chăng thành phố Huế,
là thành phố của những dòng sông....
là thành phố của những dòng sông....
Cuối thế kỷ 19, khi trên sông Hương chưa bắc chiếc cầu nào, đoạn sông này có đến khoảng 10 tuyến đò ngang, mỗi tuyến cách nhau trung bình 1 km, có thể kể từ trên xuống dưới như sau: bến đò Long Thọ, bến đò Kim Long, bến đò Trường Súng, bến đò Thừa Phủ, bến đò Trường Tiền, bến đò Hàng Me, bến đò Đập Đá, bến đò Cồn, bến đò Bến Cạn, bến đò Chợ Dinh.
Trước hết là bến đò Long Thọ.
Đầu thế kỷ 19, vùng đồi này mang tên Thọ Xương.
Đến năm 1824 mới đổi ra tên hiện tại.
Năm 1895, một người Pháp là ông Bogaert (dân địa phương gọi là ông Bồ-Ghè) phát hiện ra đây là một ngọn đồi đá vôi và ông được chính quyền thực dân cho thiết lập nhà máy sản xuất vôi đá ở đó từ năm 1900.
Nhân dân thợ thuyền tụ tập đến làm ăn tại đây ngày càng đông.
Cho nên, cần có bến đò để đi lại, nhất là bến đò ngang nối với làng Xuân Hòa ở đối diện bên kia sông.
Bến đò và cầu Trường Tiền Huế, năm 1900
Sở dĩ gọi là bến đò Trường Tiền vì ngày xưa ở bên trên bến đò ấy, phía Tả ngạn (khu vực Nhà Văn hoá thành phố hiện nay) đã có một công trường đúc tiền của triều đình nhà Nguyễn.
Tuyến đò Trường Tiền đã được thay thế vào năm 1900 bằng một chiếc cầu sắt mang cùng tên như chúng ta đang thấy hiện nay.
Bến đò Hàng Me
Bến đò Hàng Me nối chợ Đông Ba với xóm Hàng Me. Gọi như thế vì ngày trước ở đây trồng toàn cây me, nhất là trên con đường Phạm Ngũ Lão ngày nay.
Bến đò này có thời còn được gọi là bến đò Tòa Khâm vì nó ở gần Tòa Khâm sứ Pháp (trường Đại học Sư phạm ngày nay) và cũng gọi là bến đò sân vận động, vì ở trên đường lên sân vận động Huế.
Bến đò Gia Long
Bến đò Gia Long (Các bến đò ngang sang
lăng Gia Long đều cùng mang 1 tên: GiaLong).
Ngày xưa ở Huế, có những văn nhân thi sĩ, tao nhân mặc khách, trong những buổi nhàn du, đôi khi không có việc gì cần phải sang sông cả, nhưng vẫn xuống đò.
Họ xuống ngồi để ngắm cảnh sắc của sông Hương và thưởng thức cả thanh sắc của cô gái đang đưa đẩy mái chèo:.
“Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo…
Đăm đăm mắt mỏi vì cheo,
Chèo cô quấy nước trong veo giữa dòng
Biết không cô hỡi biết không
Chèo cô còn quấy, sóng lòng còn xao”.
(Nam Trân, Huế đẹp và thơ).
Trước đây, có kẻ đã bảo rằng mỗi người Huế là một thi nhân.
Nói như vậy có quá đáng lắm chăng?
Nhưng chẳng phải là hoàn toàn không có lý.
Sống trong cảnh xinh như mộng của xứ thơ, con người ai lại không thấy lòng rung cảm.
Những xao xuyến của tâm hồn trước cái đẹp ấy đã thể hiện ra bằng những lời ca tiếng hát.
Phát xuất từ những cảm hứng có thực trong môi trường êm ả thanh thoát của những chuyến đò ngang, đò dọc đan nhau qua lại hàng ngày hàng đêm trên sông Hương:
Thượng nguồn sông Hương - Sông Tả Trạch
một trong 2 nhánh sông Hương.
– Nước đầu cầu khúc sâu khúc cạn
Chèo qua Ngọc Trản, đến vạn Kim Long
Sương sa gió thổi lạnh lùng,
Sóng xao trăng lặn gây lòng nhớ thương
– Kim Long dãy dọc tòa ngang
Em chèo một chiếc thuyền nan về Sình
Đôi đứa mình lỡ hẹn ba sinh
Có mần răng đi nữa cũng trọn tình với nhau.
Từ cầu Gia Hội nhìn thẳng về hướng cầu Đông Ba.
Xóm Vạn đò Gia Hội Huế, bên phải là cầu Gia Hội
bên kia sông đi vế hướng trái là chùa Diệu Đế..
Đời sống người dân vạn đò ở Huế xưa...
Người dân xứ Huế, trên những dòng sông..
Đời sống người dân vạn đò ở Huế xưa..
Cuộc sống hàng ngày của ngư dân trên những dòng sông ở Huế
Dòng Sông Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã như: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên-Huế...
Sông Hương núi Ngự nhìn từ Kỳ Đài Huế
Nhìn dòng sông Hương từ trên ngọn đồi mang tên Vọng Cảnh.
Sông Hương chìm dưới sương mù
Chuyến đò ngang trên Sông Hương
Chiều về nhuộm thắm đôi bờ sông Hương
Đập Đá mùa mưa lớn, nước lũ đã tràn qua đường
phía cận ảnh là đường vào Chợ Cống, gần Hương Giang.
Phía xa là thôn Thọ Lâu, sau 1975 nhập chung thành Vỹ Dạ.
Tại Đập Đá mùa lụt mưa lớn dầm dề, người dân ra sức
đắp một bờ đê tạm để ngăn nước lũ tràn vào ruộng ...
No comments:
Post a Comment