Cùng
với quá trình khai khẩn thuộc địa từ thế kỷ 19, nhiều thương hiệu Pháp
đã đến hoặc hình thành tại Việt Nam, để lại dấu ấn sâu đậm đối với nhiều
thế hệ người Việt.
Bia
BGI được thành lập tại Sài Gòn vào năm 1875 bởi một sĩ quan hàng hải đã
giải ngũ tên Victor Larue, BGI là viết tắt của Brasseries Glacières
d’Indochine (Hãng bia và nước đá Đông Dương). Nổi tiếng và lâu đời nhất
là Nhà máy bia Chợ Lớn và Usine Belgique, được xây dựng từ năm 1952. Đến
năm 1954, khi Đông Dương không còn nữa thì hãng đổi tên thành
Brasseries Glacières Internationales, vẫn viết tắt là BGI.
BGI
thời trước rất nổi tiếng với bia Bia 33, Royale, Hommel và đặc biệt là
bia Tiger, thường được người Sài Gòn trước 1975 gọi theo kiểu bình dân
là "bia con cọp".
Vào
năm 1975, khi BGI vừa tròn 100 tuổi, hai nhà máy của hãng bia Pháp này
được quốc hữu hóa. Nhà máy bia Chợ Lớn trở thành Bia Sài Gòn và Usine
Belgique cũng đổi thành Chương Dương. Ngày nay, đây vẫn là 2 thương hiệu
thức uống có chỗ đứng lớn tại thị trường Việt Nam.
Đến
Việt Nam từ rất sớm, hãng rượu Fontaine xây dựng nhà máy của mình tại
số 94 Lò Đúc vào năm 1898, với tên gọi Nhà máy Rượu Hà Nội. Đây là nhà
máy lớn nhất trong 5 nhà máy được công ty Fontaine xây dựng ở Đông Dương
khi đó.
Năm
1955, Chính phủ quyết định phục hồi Nhà máy Rượu Hà Nội để sản xuất cồn
phục vụ y tế, quốc phòng và dân sinh. Cuối năm 2006, Nhà máy Rượu Hà
Nội đổi tên thành Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico) và hoạt động
dưới hình thức cổ phần.
Cách
đây vài năm, UBND TP Hà Nội quyết định di dời nhà máy về Bắc Ninh và
thu hồi lô đất tại Lò Đúc để sử dụng vào mục đích khác.
Năm
1936, hãng xe Citroën của Pháp tiến hành xây dựng xưởng sản xuất đầu
tiên ở Đông Dương với trụ sở ban đầu tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ,
ngày nay là khách sạn Rex. Đến thời Việt Nam Cộng hòa xưởng sản xuất
được dời đi và đổi tên thành Công ty Xe hơi Citroën, tiếp đến là Công ty
Xe hơi Saigon.
Năm
1969, Citroën mua bản quyền thiết kế của chiếc Baby Brousse từ công ty
Ateliers et Forges de l’Ebrié để sản xuất chiếc xe lừng danh thời bấy
giờ là La Dalat. La Dalat có 4 kiểu dáng khác nhau với các loại 4 chỗ
ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.
Giai
đoạn 1970 cho đến 1975, hãng xe Citroën sản xuất hơn 5.000 chiếc La
Dalat, tức là khoảng 1.000 chiếc mỗi năm, tỷ lệ nội địa hóa tăng dần từ
25% đến 40% vào năm 1975. Tuy nhiên, vào năm này, hãng Citroën chính
thức đóng cửa.
Cũng
có mặt tại Việt Nam từ thời Pháp thuộc, hãng xe Simca có một trụ sở tại
Hà Nội, ngày nay chính là vũ trường New Century ở số 10, phố Tràng
Thi.
Đây
vốn là hãng xe Pháp, được thành lập vào năm 1934 bởi Fiat. Trong ảnh là
một mẫu xe Simca được trưng bày tại một cuộc triển lãm vào tháng 9/1949
tại Sài Gòn.
Simca
từng thuộc sở hữu của Chrysler giai đoạn thập niên 50-60 và vẫn tiếp
tục bán xe tại Hà Nội, Sài Gòn. Trong ảnh là một ảnh quảng cáo mẫu
Vedette đời 1953.Sau năm 1970, Simca được PSA (liên minh giữa Peugeot
và Citroen) mua lại. Tuy nhiên, nhãn hiệu Simca đã không còn xuất hiện
tại Việt Nam.
Công
ty các đồn điền cao su Michelin (Société des Plantations et
Pneumatiques Michelin au Vietnam) thành lập năm 1917, đặt trụ sở tại Dầu
Tiếng và một văn phòng tại số 180 đường Chasseloup Laubat, nay là
đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM. Với số mủ cao su khai thác được, De
Lafon cho xây dựng nhà máy sản xuất tại chỗ săm lốp xe đạp và săm lốp
xe hơi.
Thời
đó, Michelin có 3 đồn điền lớn: Dầu Tiếng (7.000 ha), Phú Riềng và
Thuận Lợi (3.000 ha). Trong ảnh là đồn điền tại Thuận Lợi vào năm 1927.
Đến năm 1943, Michelin chiếm 7% toàn bộ diện tích cao su khai thác và
sản lượng bằng 11% tổng sản lượng toàn Đông Dương.
Sau
1975, Đồn điền Michelin đổi tên là Nông trường Quốc doanh Cao su Dầu
Tiếng. Đến năm 1981 chuyển thành Công ty cao su Dầu Tiếng. Cùng với đó,
hãng lốp xe Michelin cũng quay lại Việt Nam để bắt đầu công việc kinh
doanh mới với một công ty con là Công ty TNHH Michelin Việt nam thành
lập vài tháng 10/2009.
Nhằm
phục vụ nhu cầu đi lại giữa Pháp và Việt Nam cũng như các thành phố tại
châu Á trong quá trình khai thác thuộc địa, hãng hàng không Air France
cũng sớm có mặt tại Việt Nam.
Không chỉ tổ chức các chuyến bay, vào tháng 6/1951, Air France góp 33,5% vốn cùng với Chính phủ Quốc gia Việt Nam (góp 50%) của Quốc trưởng Bảo Đại để thành lập Hãng hàng không dân dụng của Quốc gia Việt Nam (Air Viet Nam) với quy mô 18 triệu Piastre (tương đương với 306 triệu Franc Pháp lúc bấy giờ). Sau 1975, Air Viet Nam do Cục hàng không dân dụng quản lý. Đến năm 1993, khi Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ra đời thì Air Viet Nam chính thức không còn.
Không chỉ tổ chức các chuyến bay, vào tháng 6/1951, Air France góp 33,5% vốn cùng với Chính phủ Quốc gia Việt Nam (góp 50%) của Quốc trưởng Bảo Đại để thành lập Hãng hàng không dân dụng của Quốc gia Việt Nam (Air Viet Nam) với quy mô 18 triệu Piastre (tương đương với 306 triệu Franc Pháp lúc bấy giờ). Sau 1975, Air Viet Nam do Cục hàng không dân dụng quản lý. Đến năm 1993, khi Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ra đời thì Air Viet Nam chính thức không còn.
Khách
Sạn Continental được xây cất bởi Pierre Cazeau trong năm 1880 và mau
chóng trở thành một địa điểm lưu trú sang trọng nổi bật trên bản đồ du
lịch của vùng Đông Dương.
Khách
sạn đã qua tay nhiều chủ trước khi Mathieu Franchini mua nó trong năm
1930. Dưới thời điều hành của ông, khách sạn có chuỗi ngày cực thịnh cho
đến khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ năm 1954.
Vào thập niên 1960, Philippe - con trai của ông Mathieu Franchini, quay trở lại từ Pháp để điều hành khách sạn. Sau ngày giải phóng, khách sạn thuộc sở hữu của Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist).
Vào thập niên 1960, Philippe - con trai của ông Mathieu Franchini, quay trở lại từ Pháp để điều hành khách sạn. Sau ngày giải phóng, khách sạn thuộc sở hữu của Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist).
Năm
1950, quán cà phê kiêm bán bánh Girval ra đời ở đường Catinat, nay là
Đồng Khởi, Q.1, TP HCM. Chủ quán là Alain Poitier, một thợ bánh Pháp đã
sống nhiều năm ở Sài Gòn. Ông đã làm việc ròng rã suốt 8 tháng trời để
tìm công thức bánh kiểu Pháp phù hợp với khẩu vị người Việt.
Hiệu
bánh sau đó nhanh chóng trở thành điểm đến quen thuộc của giới trí thức
và nhà báo trong và ngoài nước. Đến năm 1973, trước những biến động
chính trị, người con của Alain Portier giao lại thương hiệu bánh cho
giám đốc xưởng bánh người Việt và về nước.
No comments:
Post a Comment