CON NGƯỜI, CẢNH VẬT SÀI GÒN QUA GÓC ẢNH XƯA


 Những con đường rợp bóng cây xanh, thưa thớt người… là hình ảnh đầy hoài niệm về một Hòn ngọc Viễn Đông xưa.


9-anh-saigon-1

1/-  nhạc Sài Gòn năm 1900.

2/- Đoàn hát Sài Gòn tham dự hội chợ Marseille năm 1906.

3/- Trang phục phụ nữ Sài Gòn đầu thế kỷ 20.

9-anh-saigon-2

4/- Xích lô Sài Gòn xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc đầu tiên do một người dân Pháp tên Coupeaud phát kiến ra. Thành phố đầu tiên được cấp phép sử dụng loại phương tiện này là Phnompenh. Từ Phnompenh, Coupeaud đã tổ chức một hành trình đến Sài Gòn. Hai người đạp thuê đã thay phiên nhau đạp gần 200 km, hết 17 giờ 23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939, Sài Gòn chỉ có 40 chiếc xích lô thì qua năm 1940, con số này đã là 200 chiếc.

5/- Cảnh sinh hoạt bên bờ sông Sài Gòn năm 1880.

6/- Những cô gái Sài Gòn chơi bài 3 lá.

9-anh-saigon-3

7/- Hoa hậu Sài Gòn năm 1925 đoan trang, e ấp trong tà áo dài.

8/- Vườn Bách thảo Sài Gòn được xây dựng năm 1864 trên diện tích 12 ha vùng thuộc vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè. Năm 1865 vườn Bách Thảo được nới rộng diện tích đến 20 ha và đặt dưới sự quản lý của Hội đồng thành phố Sài Gòn. Ông Jean Baptiste Louis Pierre là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Trong vườn Bách Thảo tồn tại hai công trình kiến trúc đặc sắc là đền thờ Vua Hùng (xây dựng năm 1926) và Bảo tàng lịch sử mở cửa từ năm 1929.

9/- Tuyến xe đò từ Sài Gòn đi Vũng Tàu năm 1925.

9-anh-saigon-4

10/- Một sứ đoàn Trung Hoa từ tàu thủy xuống bến cảng Sài Gòn năm 1920.

11/- Bệnh viện Gia Định trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Bệnh viện Gia Định sơ khai do người Pháp xây dựng với bảng hiệu Hopital de GiaDinh. Năm 1945, Hopital de GiaDinh được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học. Đến năm 1968 được xây dựng mới và đổi tên thành Trung tâm thực tập Y khoa Gia Định. Sau năm 1975, Bệnh viện Nguyễn Văn Học được đổi tên thành Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

12/- Một xe ngựa chở khách ở Sài Gòn.

9-anh-saigon-5

13/- Một đường phố xưa ở Trung tâm Sài Gòn năm 1915.

14/- Tàu neo đậu trên sông Sài Gòn năm 1920.

15/- Chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp chiếm Gia Định. Đầu tiên, chợ được đặt dọc theo bờ sông Bến Nghé, sau đó được xây dựng bên bờ nam một con kinh được gọi là Kinh Lớn. Năm 1887, người lấp con kinh này, chợ được dời về nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (tức địa điểm chợ Bến Thành ngày nay). Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn thành. Lễ ăn mừng chợ Bến Thành được gọi là “Tân Vương hội”. Khu chợ mới này vẫn mang tên chợ Bến Thành. Tuy nhiên, nhiều người Sài Gòn thường gọi đây là chợ Sài Gòn hay chợ Mới để phân biệt với chợ Cũ.

9-anh-saigon-6

16/- Thương xá Tax được xây dựng từ năm 1880. Một thời gian dài Thương xá Tax mang tên Les Grands Magazins Charner, chuyên bán các mặt hàng bazar của các nước trên thế giới, chủ yếu là Pháp, Anh. Thời bấy giờ chỉ có giới thượng lưu ở Sài Gòn hoặc các đại điền chủ ở miền quê đến đây mua sắm mặt hàng vải, đồng hồ, máy hát. Năm 1942, Thương xá đập bỏ phần tháp đồng hồ ở bên trên xây thêm một tầng nữa. Năm 1960, Charner được giao lại cho Hội mậu dịch, đổi tên là Thương xá Tax với hoạt động chủ yếu là cho thương nhân thuê mặt bằng để kinh doanh.

17/- Quán cà phê đầu tiên ở Trung tâm Sài Gòn năm 1915.

18/- Dinh Xã Tây được xây dựng từ năm 1898-1909, theo đồ án của kiến trúc sư Gardès, mô phỏng kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Mặt tiền của tòa nhà được trang trí bằng hình người, mặt nạ và vòng hoa theo các điển tích phương Tây. Thời Pháp nơi đây là Dinh Xã Tây, thời chế độ Sài Gòn là Tòa Đô Chính. Sau năm 1975, nơi đây trở thành trụ sở của UBND Thành phố.

9-anh-saigon-7

19/- Hãng buôn Boy-Landry, một trong những hãng buôn nổi tiếng của người Pháp nằm ở trung tâm thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20.

20/- Khách sạn Grand (Grand Hotel Saigon) cổ kính được xây dựng năm 1930 với lối kiến trúc của Pháp. Tọa lạc tại khu vực trung tâm Sài Gòn. Khách sạn này là nơi đón tiếp các doanh nhân và du khách quốc tế. Từ đây chỉ cần tản bộ một đoạn đường là có thể ngắm khung cảnh tuyệt vời của con sông Sài Gòn.

21/- Tòa hòa giải Sài Gòn (nay là tòa nhà Sunwah ở quận 1).

9-anh-saigon-8

22/- Đường Huyền Trân Công Chúa nằm bên hông dinh Norodom, thời Pháp mang tên đường MissCavell. Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Huyền Trân Công Chúa.

23/- Đường L’Avenue Jaccareo năm 1925 nay là đường Tản Đà.

24/- Công trường trường trước nhà thờ, nhìn từ hướng Nhà thờ Đức Bà. Năm 1958 nơi đây có tên là Công trường Hòa Bình, hiện nay là Quảng trường Công xã Paris.

Nguồn: Sưu Tầm Tổng Hợp (cafevannghe)

No comments: