SỰ KỲ DIỆU CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI

Trần Minh Hiền Orlando ngày 30 tháng 12 năm 2015
Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ và bất cứ một bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng như nhau . Và điều kỳ diệu là ở bàn tay, bàn chân, mặt, bụng ... đều phản ánh cả cơ thể người mà ngành khoa học reflexology là một bằng chứng. Khoa châm cứu, y học đông phương đã biết từ lâu các huyệt đạo, và sự liên hệ của các vùng trên cơ thể với mặt, bàn tay, bàn chân cho nên có thể chữa bệnh cũng như biết về số phận con người .
Inline image 4
Inline image 5
Inline image 6
Inline image 7
Inline image 8
Xem tướng tay là một nghề cổ xưa, từ cổ đến kim, từ trong đến ngoài nước đều có. Khi xem tay, y học không dự đoán được vận mệnh của con người, nhưng lại có thể biết được 
Đông y cho rằng, trong 12 đường kinh mạch của con người, đại bộ phận đều hội tụ ở đầu ngón tay. Hễ cơ thể bị bệnh thì tín hiệu báo bệnh tật thông qua phản ứng của thần kinh, huyết quản và kinh mạch sẽ đến với các vân tay. Khoa học hiện đại cho rằng, bản thân con người là một thể hoàn chỉnh, được cấu tạo bằng các tế bào nhỏ; hoặc trong sự sắp xếp chủ thể của mỗi một bộ gene di truyền đều mang theo đặc trưng có tính hiện rõ toàn bộ sinh mệnh của một con người, tay chứa đựng toàn bộ thông tin của các giác quan như mắt, tai, lưỡi… Cho nên từ góc độ Đông y hay Tây y đều chứng thực bàn tay con người có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Người bình thường thì ngón tay đẫy đà hồng nhuận, chuyển động linh hoạt, co vào duỗi ra như ý, 5 ngón tay phối hợp nhịp nhàng. Bàn tay có màu hồng nhạt hoặc màu phấn hồng, sáng nhuận, trơn bóng, khí sắc đều đặn. Hễ ngón tay biến dạng hoặc trở nên vụng về, màu sắc bàn tay biến sang màu sẫm hoặc nhạt đi, thậm chí có thể sang màu sắc khác thì tình trạng sức khỏe tất phải có vấn đề khác thường cần chú ý ngay.
Màu sắc ngón tay, bàn tay bị thay đổi
Ngón trỏ trắng bợt và nhỏ yếu, chứng tỏ công năng gan mật hơi kém, những người như vậy dễ bị mỏi mệt, tinh thần hay suy sụp, không phấn chấn được.
Ngón giữa trắng bợt, nhỏ bé và bải hoải rã rời, chứng tỏ công năng của tâm huyết không đủ hoặc bị thiếu máu.
Ngón vô danh trắng bợt và nhỏ bé chứng tỏ công năng của thận và công năng của hệ sinh dục tương đối kém.
Ngón út trắng bợt, nhỏ yếu, hiện tượng này thường thấy ở những người bị bệnh tiêu hóa gây hấp thu kém hoặc bị táo bón, tiêu chảy…
Đầu ngón tay hai bàn tay trắng bợt, lạnh giá có thể là biểu hiện bệnh ở dạ dày, ruột mạn tính và có khuynh hướng bị ung thư hóa.
Bàn tay có màu xanh lam thường thấy ở người có bệnh đường tiêu hóa.
Bàn tay có màu xanh lục chứng tỏ bị thiếu máu hoặc bị bệnh ở tỳ vị.
Bàn tay có màu xanh biếc thường thấy ở người có bệnh gây trở ngại cho tuần hoàn máu.
Bàn tay có màu vàng thường thấy ở người có bệnh mạn tính.
Bàn tay có màu vàng óng thường thấy ở người có bệnh gan. Da bàn tay trở nên dày, cứng, nhẵn bóng, khô khốc, có màu vàng nhạt, gọi là bệnh sừng hóa bàn tay, đây là bệnh có tính chất di truyền, do sai sót của nhiễm sắc thể. Bệnh thường phát ở thời kỳ 1 tuổi, thường có tiền sử gia đình.
Bàn tay xuất hiện mao mạch dạng lưới màu hồng, hiện tượng này thường thấy do thiếu vitamin C.
Toàn bộ bàn tay có đốm ban màu đỏ sạm hoặc màu tím, thường thấy ở người bị bệnh gan.
Bề mặt bàn tay, nhất là ô mô của ngón cái, ô mô của ngón út và ở đầu ngón tay, da bị sung huyết phát đỏ ra, thường thấy ở người bị xơ gan và ung thư gan. Bàn tay sau khi có màu đỏ, lại dần chuyển sang màu tím sẫm, thường thấy ở người bị bệnh đau tim và dự đoán bệnh tình đang tăng nặng lên.
Người có màu sắc bàn tay quá đỏ, chứng tỏ có thể bị trúng phong. Người bị cao huyết áp nếu cả bàn tay có màu đỏ như nước chè, có thể là điểm báo trước bị xuất huyết não.
Tổ chức dưới da bàn tay bị ứ huyết phát ra màu đen pha màu hồng, có màu tím ngắt, thường thấy ở người bị ngất xỉu do cảm nhiễm nghiêm trọng…
Trên mặt bàn tay có lấm chấm bàng bạc giống như tàn thuốc thường thấy ở người nghiện thuốc lá bị mắc bệnh tim.
Bàn tay có màu đen thường thấy ở người bị bệnh thận. Giữa bàn tay có màu nâu đen là hiện tượng thường thấy ở người bị bệnh đau dạ dày và ruột
Ngón tay và bàn tay có hình dáng khác thường
Đốt ngón tay cái tương đối ngắn và quá cứng rắn, không dễ uốn cong: Hiện tượng này thường thấy ở người có bệnh đau đầu do cao huyết áp, bệnh đau tim, trúng phong.
Đầu ngón tay trỏ bị cong lệch, khe đốt ngón tay rộng và đường nếp vân tay phân tán lộn xộn thường thấy ở người có bệnh gan mật mà dẫn tới công năng tỳ vị thất thường.
Đầu ngón tay giữa bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe chứng tỏ công năng của tim và ruột non tương đối yếu.
Đầu ngón tay vô danh (ngón đeo nhẫn) bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe, thường thấy ở những người bị bệnh ở hệ tiết niệu và bị suy nhược thần kinh. Ngón tay út bị cong về một bên và da bàn tay bị khô thường thấy ở những người hệ tiêu hóa không tốt.
Người có ngón tay hình dùi trống (tức đầu ngón tay to hơn đốt ngón, giống như cái dùi đánh trống) có khả năng bị bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi khá nặng như lao phổi, ung thư phổi… Đó là do hiện tượng thiếu ôxy lâu ngày gây ra. Bàn tay rũ xuống rã rời hoặc các khớp ngón tay co quắp như chân chim gặp trong bệnh teo cơ đang tiến triển ở tay do thần kinh quay của cánh tay bị tổn thương.
Các khớp ngón tay sưng to, da bị teo, các cơ bị teo, hiện tượng này thường thấy trong bệnh tạo keo.
Các khớp ngón tay sưng tấy, hai đầu nhỏ, giữa to giống như cái thoi dệt vải và bị cong, tê cứng, không thể duỗi thẳng ra được, đau đớn tăng khi cử động: Thường thấy trong bệnh viêm khớp do phong thấp.
Nhắm mắt đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước, ngón tay xòe ra, nếu ngón tay bị run, đó là biểu hiện của bệnh cường tuyến giáp trạng.
Các tế bào của tổ chức dưới da bị mất nước, da đầu ngón tay, da bàn tay nhăn nheo, bị khô lép, giống như tay bị ngâm nước lâu, hiện tượng này thường thấy ở bệnh đường ruột, dạ dày cấp tính, các chứng tiêu chảy, nôn mửa nhiều lần…
Cả bàn tay trở nên rộng và dày lên, ngón tay thô và ngắn, đồng thời xương gò má, xương hàm dưới, xương hàm trước… đều nhô lên, hiện tượng này thường thấy ở những người bị khối u ở tuyến yên.
Da bàn tay mọc mụn nước, da bị lột tuột, ngứa, phần nhiều là do bị nấm mà người ta quen gọi là bệnh tổ đỉa ở bàn tay.
Trên bàn tay, trên ngón tay có gân xanh (giãn tĩnh mạch) lộ ra, hiện tượng này phần nhiều là biểu hiện trong ruột bị ngừng trệ phân, bí đại tiện.
Da mu bàn tay bị khô nhăn nheo, các khớp ngón tay bị cứng, không linh hoạt, nếu động vào một cái gì là có cảm giác tay bị đông lạnh, một năm 4 mùa đều như thế, đó là mắc chứng lạnh giá chân tay, thường thấy ở người già cơ thể suy nhược.
***
Con người với khoảng 50 nghìn tỷ tế bào là một sinh vật sống cực kỳ phức tạp, chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá.
1. Trái tim mạnh mẽ. Trong một ngày, trung bình trái tim đập khoảng 100.000 lần để vận chuyển hơn 7.500 lít máu đi nuôi cơ thể.
2. Hệ thống tuần hoàn rất lớn. Máu trong cơ thể di chuyển trong một mạng lưới bao gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Ở người lớn, nếu duỗi thẳng chúng ra và nối lại với nhau sẽ có độ dài khoảng 96.000 km. Nghĩa là tổng chiều dài các mạch máu của một người trưởng thành gấp 2,5 lần so với chu vi trái đất.
3. Hai quả thận kỳ diệu. Mỗi quả thận bao gồm một triệu đơn vị lọc máu gọi là nephron. Thận có thể thanh lọc được 120-150 lít máu mỗi ngày và tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu.
4. Chiều dài của ruột. Tổng chiều dài của ruột khoảng 7,5 m, xấp xỉ gấp 4 lần chiều cao của một người trưởng thành. May mắn thay, chúng nằm trong khoang bụng rất gọn gàng.
5. Tiết nhiều nước bọt. Con người có tuyến nước bọt xung quanh miệng và cổ họng, giúp làm ướt thức ăn, khởi đầu quá trình tiêu hóa và giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Trung bình một người trưởng thành tiết ra khoảng 1,8 lít nước bọt mỗi ngày.
6. Tốc độ kinh ngạc của một cú hắt hơi. Một cú hắt hơi có thể tung ra 40.000 giọt nước nhỏ vào không khí với tốc độ 160 km/h. Vì vậy chúng ta nên che miệng khi hắt hơi để tránh làm ảnh hưởng tới người khác.
7. Mùi cơ thể. Mỗi người có một mùi hoàn toàn riêng biệt, điều này cũng tương tự như dấu vân tay, ngoại trừ những cặp sinh đôi giống hệt nhau họ có thể có mùi giống nhau.
8. Diện tích của làn da. Làn da một người trưởng thành có diện tích khoảng 2 mét vuông và nặng 4 kg.
9. Làn da loại trừ tế bào chết liên tục. Con người loại bỏ khoảng 50.000 tế bào da chết mỗi phút. Tổng số lượng da chết trong khí quyển trái đất ước tính khoảng 1 tỷ tấn.
10. Số lượng lông trên cơ thể. Con người trông có vẻ mịn màng và ít lông hơn so với các loài linh trưởng khác. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng sợi lông trên cơ thể con người ngang bằng với một con tinh tinh.
11. Năng lượng của cơ thể. Nhiệt lượng tạo ra bởi một cơ thể phụ thuộc vào trọng lượng và mức độ hoạt động. Một người trung bình tiêu thụ 2.400 kcal mỗi ngày, lượng nhiệt tạo ra khoảng 100 kcal mỗi giờ, tương đương với năng lượng thắp sáng một bóng đèn 116 W.
12. Khả năng ngửi mùi. Bộ não con người có thể xử lý khoảng 10.000 mùi khác nhau trong một khu vực não có kích thước bằng một con tem thơ.
13. Lưỡi giống như xúc tu bạch tuộc. Lưỡi tạo thành từ 8 cơ riêng biệt. Không giống như các cơ bắp khác, lưỡi không được hỗ trợ bởi một khung xương, chúng đan xen vào nhau và tạo ra chiếc lưỡi có thể uốn dẻo được. Cấu trúc này giống như vòi voi hoặc xúc tu của con bạch tuộc.
14. Số nguyên tử trên cơ thể. Một người trưởng thành được tạo thành từ khoảng 7×10^27 (7 octillion) nguyên tử.
15. Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể. Con người được tạo thành từ sáu nguyên tố chính là oxi, carbon, hydro, nitơ, canxi, và phốt pho. Trong đó 3 nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn nhất là Oxy (65%), carbon (18,6%), hydro (9,7%).
***
1. Tại sao con người có dấu vân tay
Dấu vân tay của con người là sản phẩm độc nhất vô nhị của tạo hóa. Nhờ dấu vân tay, chúng ta có thể xác định chính xác một người. Tuy nhiên, tại sao con người có dấu vân tay, điều gì khiến dấu vân tay của người này khác với người kia hiện vẫn là một bí ẩn.
Gần đây, các nhà xem tử vi nghiên cứu bắt đầu lần mò được manh mối về dấu vân tay của con người từ hiện tượng rối loạn gen di truyền gọi là adermatoglyphia. Hiện tượng này khiến một số gia đình hoàn toàn không có dấu vân tay. 
Các nhà khoa học hy vọng rằng những nghiên cứu trên các gia đình bị biến đổi gen sẽ giúp vén bức màn bí ẩn của dấu vân tay.
2. Tại sao có các nhóm máu khác nhau
Nhóm máu đầu tiên được phát hiện vào khoảng 20 triệu năm trước. Cho đến tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn không thể lý giải nổi tại sao có các nhóm máu khác nhau, sự khác biệt căn bản giữa các nhóm máu là gì.
Vì sao có các nhóm máu khác nhau vẫn còn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Các nhà khoa học mới chỉ tìm ra mối liên hệ giữa nhóm máu và một số loại bệnh tật. Tuy nhiên, nếu cho rằng bệnh tật là căn nguyên phân biệt các nhóm máu là một kết luận thiếu cơ sở.
3. Tại sao não vẫn có thể hoạt động sau khi bị chém đầu
Nghe có vẻ kinh dị nhưng các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm và phát hiện ra rằng: Não vẫn hoạt động sau khi bị chém đầu. Bằng chứng là thí nghiệm của nhà nghiên cứu Gabriel Beaurieux đã gọi tên của một người đàn ông bị chặt đầu, mắt của người đó vãn mở và có khả năng tập trung nhìn xung quanh trong thời gian ngắn cho đến khi hoàn toàn nhắm mắt.
Các bác sĩ phỏng đoán rằng, một số chức năng của con người vẫn hoạt động trong vòng 30 giây sau khi bị chém đầu nhưng nguyên nhân nào cho hiện tượng này đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
4. Tại sao chúng ta có ba xương tai?
Hầu hết các loài bò sát và chim chỉ có hai xương tai trong khi động vật có vú có ba xương tai. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của việc này.
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Puria, xương tai thứ ba có liên quan đến một căn bệnh lạ có tên “simicurcular canal dehiscence”. Căn bệnh này có thể dẫn đến sự sụt giảm các mô trong ống tai, khiến người nghe mất tập trung và không nhận thức được. Puria cho rằng, xương tai thứ ba có tác dụng làm giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này.
Theo ông, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn để khám phá bí mật này.
5. Các phản ứng của cơ thể khi trời lạnh
Phản ứng nổi da gà khi trời lạnh: Nổi da gà là một phản ứng sinh lý của con người với không khí lạnh hoặc khi cảm xúc mãnh liệt, đặc biệt là đối diện với sự sợ hãi. Phổ biến nhất là nổi da gà trên cánh tay, mặc dù với một số người, chúng cũng có thể xuất hiện trên chân, mông, ngực, cổ.
Nổi da gà xảy ra khi những bắp cơ nhỏ ở chân lông (arrectores pilorum) co lại và làm cho lông dựng đứng. Phản xạ này được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật, cũng là trung tâm điều khiển nhiều phản xạ vô thức khác.
Khi gặp tác nhân thích hợp, cơ thể phóng ra hormone adrénaline. Hormone này không chỉ gây nổi da gà mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc, khiến con người có các phản xạ thích hợp. Chẳng hạn như bỏ chạy với tốc độ nhanh khác thường, hay dùng sức mạnh để chống lại nguy hiểm.
Các phản ứng khác của cơ thể khi trời lạnh: Núm vú cương cứng, Bìu nam giới co rút lại, Tinh hoàn biến mất, Đàn ông cảm thấy "phấn khích" hơn phụ nữ vào mùa đông.
6. Bí ẩn chiếc lưỡi của bạn
Lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng, là khối cơ vân chắc, phủ ngoài bằng lớp biểu bì phân lớp, phía dưới là lớp mô liên kết. Cũng giống như chân và tay, lưỡi của chúng ta cũng có vân. Và vân lưỡi ở mỗi người cũng khác nhau. Vì thế nếu không muốn người khác nhận ra bạn thì đừng thè lưỡi ra.
Tuổi thọ trung bình của mỗi chiếc gai lưỡi là 10 ngày.
Lưỡi của một người bình thường dài 9cm, nặng 50g. Lưỡi của chúng ta được cấu tạo từ 17 bó cơ.
Ở người, một số bệnh được thể hiện qua lưỡi như lưỡi đỏ, bóng trong bệnh thương hàn; lưỡi trắng, bự trong bệnh tiêu hoá; lưỡi nhẵn chứa các nhú vị giác trong bệnh thiếu máu Biecme (bệnh gọi theo tên của thầy thuốc người Đức A. Biecme); lưỡi đỏ, phù nề trong dị ứng thuốc. Trong Đông Y, khám lưỡi là một thành phần của vọng chẩn (nhìn); biểu thị một số tình trạng bệnh lý của phủ tạng, biến hoá của bệnh tật.
7. Sức mạnh của “anh chàng” dạ dày
Chỉ mất có 7 giây để thức ăn đi từ miệng xuống dạ dày.
Thông thường xem ngày thấy cứ 3 - 4 ngày cơ thể của chúng ta lại có một lớp lót dạ dày mới. Nếu quá trình này không diễn ra thì những axit mạnh trong dạ dày có nhiệm vụ để tiêu hóa thức ăn cũng sẽ tiêu hóa luôn dạ dày của bạn. Axit trong dạ dày của chúng ta còn mạnh đến nỗi có thể “phân hủy” được cả một chiếc dao cạo.
8. Cơ thể con người “rất dơ”
Mỗi cm2 trên cơ thể chúng ta có khoảng 32 triệu vi khuẩn. Nhưng thật may mắn là đa số các vi khuẩn đó đều vô hại.
Nước bọt là chất tiết có dạng nhờn, trong, hay có bọt, tiết ra từ các tuyến nước bọt vào miệng với nhiều công dụng khác nhau, quan trọng nhất là giúp việc nhai và tiêu hoá thức ăn trước khi nuốt, đồng thời điều hòa độ acid trong miệng giữ cho răng bớt sâu mòn.
Trung bình trong cuộc đời, chúng ta tiết ra 28.500 lít nước bọt. Khối lượng này có thể chứa đầy 2 bể bơi.
Cơ thể con người là một bộ máy kì diệu. Bạn đã từng cảm thấy nhức xương khớp trước một cơn bão hay đau đầu trước khi thời tiết chuyển mùa. Dưới đây là tổng hợp 5 năng lực kì diệu của cơ thể con người mà bạn có thể chưa từng biết tới.
9. Khớp xương dự báo thời tiết
Bác sĩ y khoa Robert Tail, thuộc khoa Phẫu thuật chỉnh hình cho biết, câu chuyện về những khớp xương kêu cọt kẹt trước khi trận mưa rào ập đến không chỉ là lời truyền miệng của phụ nữ xưa.
Ông lý giải: “Khi một cơn bão sắp đến, áp lực không khí giảm xuống. Các sợi dây thần kinh cảm giác của những khớp chính làm tăng áp suất chất lỏng ở khớp, kết quả là tăng cảm giác đau”. Cảm giác đau nhức thường xuyên có vẻ rất khó chịu, song chí ít thì những người gặp cơn đau khớp huyền bí này biết khi nào nên mang theo ô ra đường.
10. Đôi mắt cảnh báo cơ thể bị lạnh
Mọi người đều run lên khi lạnh, nhưng làm sao chúng ta có thể biết nhiệt độ đang hạ dần đến mức nguy hiểm?
Theo bác sĩ chuyên nghiên cứu về thị giác Rupe Hansra, Phó giám đốc khoa Mắt ở LensCrafters, đôi mắt là cửa sổ phát tín hiệu khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống quá thấp. Khi thân nhiệt hạ xuống nghiêm trọng, các mạch máu trong mắt co lại để chuyển hóa thành năng lượng.
Điều đó có thể gây ra sự mù tạm thời mà người mẫu Kate Upton gặp phải khi chụp ảnh cho sản phẩm đồ tắm của hãng Sports Illustrated ở Nam cực. Nhiệt độ khi cô ở đó hạ xuống gần âm 129 độ C.
11. Nhịp tim tiết lộ tương lai
Con tim không biết khi nào bạn kết hôn hoặc nhận được bao nhiêu tiền trong những bảng thống kê lợi nhuận kinh doanh tháng này. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy quả tim có thể đoán trước nhiều sự kiện một cách chắc chắn mà không cần gợi ý nào.
Các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Northwesten (ở Evanston, Illinois), ĐH California, và ĐH Padova (Italy) đã cho những người nghiên cứu xem một loạt hình ảnh theo trật tự không đoán được và theo dõi phản ứng của họ. Một số tấm hình mang tính trung lập, số khác thường cho cảm giác hào hứng.
Khi theo dõi, các nhà khoa học phát hiện ra nhịp tim của các tham dự viên tăng khoảng 10 giây trước khi tấm hình gây hứng thú được trình chiếu, chứng tỏ rằng tim có thể cảm nhận được khi có thứ gì đó hồi hộp hoặc đáng lo ngại sắp xảy ra. Vì vậy lời khuyên cho bạn: Hãy lắng nghe điều trái tim mình mách bảo.

12. Khứu giác đưa con người ngược về quá khứ
Đã bao giờ một mùi hương thơm ngát lập tức đưa bạn trở về miền ký ức đã xa? Maria Larsson, phó giáo sư khoa tâm lý của ĐH Stockholm, Thụy Điển, mô tả khứu giác của chúng ta như một “cỗ máy thời gian kỳ diệu”.
Một mùi hương đặc biệt sẽ đưa bạn trở về quá khứ.
Vỏ não khứu giác, có chức năng điều khiển khứu giác của người, nằm trong hệ thống viền, nơi sinh ra cảm xúc và khóa chặt kho lưu trữ cảm xúc. Những mùi hương, ký ức và cảm xúc in sâu đến nỗi hương nước hoa của người bà đã khuất thoảng qua có thể khiến bạn rơi nước mắt.
13. Chứng đau nửa đầu tiết lộ sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt
Nhiều người mắc chứng đau nửa đầu có vẻ đặc biệt nhạy cảm với sự chuyển biến của thời tiết, như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Chứng đau nửa đầu tiết lộ sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt.
Bác sĩ y khoa Jerry W.Swanson, một nhà thần kinh học ở Mayo Clinic, Rochester, MN phát biểu: “Thời tiết thay đổi có thể làm mất cân bằng các hóa chất trong não, bao gồm serotonin và gây ra chứng đau nửa đầu”.
Một thuyết tiến hóa giải thích tình trạng này như sau: đau đầu sẽ khiến ta tìm chỗ an toàn khi thời tiết bất lợi đang đến. Qua nghiên cứu này, bác sĩ Swanson khuyên mọi người nên ở trong nhà khi trời quá lạnh hoặc quá nhiều gió để tránh chứng đau nửa đầu.
Cơ thể con người là một trong những bộ máy kỳ diệu nhất. Cứ thử tưởng tượng quả tim của chúng ta phải làm việc suốt 70-80 năm trời không một giây phút ngừng nghỉ, thì mới thấy được hết sự kỳ diệu đó. Tuy mang tiếng là chủ sở hữu, nhưng không mấy ai trong chúng ta hiểu hết những gì xảy ra trong cơ thể mình.
- Trong suốt một đời người, quả tim đập 3 tỷ lần và bơm 48 triệu gallon máu.
- Mỗi ngày, máu thực hiện một cuộc hành trình dài 96.540 km trong cơ thể chúng ta.
- Bộ não trung bình của một người có 100 tỷ tế bào thần kinh.
- Các xung động thần kinh truyền đến não và từ não truyền đi với vận tốc 274 km/giờ.
- Không bao giờ bạn có thể hắt hơi mà không phải nhắm mắt.
- Khi bạn hắt hơi, mọi chức năng của cơ thể đều ngưng hoạt động, kể cả trái tim.
- Dạ dày của bạn cần phải tạo ra một lớp màng nhày mới cứ sau hai tuần lễ, nếu không, nó sẽ tự "tiêu hoá" nó.
- Cần có sự tương tác của 72 cơ bắp khác nhau để tạo nên tiếng nói của chúng ta.
- Tuổi thọ trung bình của mỗi chiếc gai lưỡi là 10 ngày.
- Tiếng ho văng ra khỏi miệng chúng ta với vận tốc 96 km/giờ.
- Đứa trẻ sinh ra không có xương bánh chè. Phải chờ khi chúng được từ 2 đến 6 tuần tuổi thì bộ phận này mới xuất hiện.
- Chúng ta sinh ra với 300 khúc xương, khi trưởng thành, chỉ còn 206 xương.
- Đứa trẻ lớn nhanh hơn cả vào mùa xuân.
- Trong suốt một đời người, phụ nữ chớp mắt nhiều gần gấp 2 lần đàn ông.
- Một người nháy mắt trung bình 6.205.000 lần mỗi năm.
- Người còn một mắt chỉ bị mất khoảng 1,5 thị lực, nhưng mất toàn bộ cảm giác về chiều sâu.
- Từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, mắt của chúng ta vẫn không thay đổi, trong khi đó, tai và mũi không ngừng phát triển cho đến lúc cuối đời.
- Trung bình một đời người, chúng ta đi bộ trên một quãng đường dài bằng 5 lần đường xích đạo.
- Da đầu một người trung bình chứa 100.000 sợi tóc.
- Hộp sọ con người được cấu tạo bởi 29 xương khác nhau.
- Tốc độ mọc dài ra của móng tay tương ứng với chiều dài ngón tay. Móng tay của ngón giữa mọc nhanh nhất. Móng tay mọc nhanh gấp đôi móng chân.
- Tóc và móng tay có cùng một chất liệu cấu tạo như nhau.
- Khi con người chết đi, cơ thể khô lại, tạo ra ảo giác là móng tay và tóc còn tiếp tục mọc thêm sau khi chết.
- Diện tích bề mặt của ruột là 200 m2.
- Diện tích bề mặt của da người là 2 m2.
- Một người trung bình bị tróc đi hơn 18 kg da trong một đời người.
- Cứ mỗi giây qua đi, có 15 triệu tế bào máu bị tiêu huỷ trong cơ thể.
- Mỗi năm qua đi, có khoảng 98% nguyên tử trong cơ thể bị thay thế.
- Quả tim con người tạo ra một áp suất đủ để đẩy máu đi xa 9 m.
- Xương đùi của con người cứng hơn bê tông.
- Dưới lớp da mỗi người có 72 km dây thần kinh.
- Mỗi 2,5 cm2 da người chứa 6 m mạch máu.
- Cứ mỗi 24 giờ, một người trung bình thở 23.040 lần.

No comments: