Một
người bạn khác nay đã ở tuổi trung niên kể: “Tôi nhớ lúc nhỏ từ Chợ Lớn
đi Sài Gòn, mỗi lần đi không ham Taxi, không ham xe bus... mà chỉ đòi
cha mẹ ngoắc tay kêu xích lô máy. Gia đình đông bốn năm người, con nít
thì ngồi dưới sàn xe, người lớn ngồi trên nệm như ghế salon, xe chạy ù
ù, qua mặt xe khác vù vù, cả nhà đưa mặt ra hứng gió, tai nghe máy mô
tô, tiếng pô xe nổ phình - phịch - bình - bình oai phong hết sẩy.”
Một
người bạn già khác lại nói: “Tài tình nhất là cảnh xe xích lô máy đút
đít xe phía trước. Má ơi, cứ tưởng là cái cản xe thế nào cũng đụng vào
xe hơi, xe gắn máy, nhưng hổng sao hết bởi dân lái xích lô máy thiện
nghệ vô cùng.”
Một người lớn tuổi hơn kể. “Trước năm 1975, người Mỹ cả dân sự lẫn quân sự đều thích đi xe xích lô máy, một phần vì lạ, phần nữa là ngồi xe xích lô máy có chút mạo hiểm. Tôi nhớ hoài cái cảnh mấy ông Mỹ hứng thú la hét khi xe xích lô máy chạy nhanh chồm tới thiếu điều muốn đụng đít xe hàng.”
Ở góc độ ký ức đô thị hẳn nhiều người không bao giờ quên hình ảnh xe xích lô máy.
Trong dòng thời gian một ngày của Sài Gòn trước đây, tiếng xe xích lô máy thức giấc sớm nhất. Từ các ngả đường của đô thị, xích lô máy chở những người bạn hàng tỏa đi khắp các chợ với đủ loại thực phẩm, hàng hóa hoặc chở khách tỉnh lên Sài Gòn tấp vào tiệm nước làm ly cà phê xây - chừng, cái bánh bao, tô hủ tíu. Cảnh phố khuya thanh vắng tiếng xe xích lô máy vang lên. Một bà bầu nào đó, một đứa trẻ hoặc người già trở bệnh, một kỹ nữ hay một người lính VNCH nào đó say mèm đang trên đường với xe xích lô máy. Tiếng xe xích lô máy nổ như tiếng ồn ồn của một người đàn ông thân thiện. Người ta nhớ rằng thời đó, mỗi góc chúng cư, mỗi ngõ hẻm, bệnh viện, bến xe đều có những bác ba, chú tư, anh hai xích lô máy túc trực; người ta cũng không quên rằng những bác tài xích lô máy đáng được tôn trọng như một biểu tượng về sự an toàn và sự kịp thời trong những tình huống cần kíp của người Sài Gòn.
Theo
tìm hiểu thì xích lô máy xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1940-1950.
Xe do hãng xe Peugeot của Pháp chế tạo. Chiếc xích lô máy ngày xưa với
nhiều màu sơn sặc sỡ, xe có thể chở với trọng lượng vài trăm ký lô là
bình thường. Người chạy xe xích lô máy thời đó rất cao bồi và tất nhiên
được trọng nể hơn người chạy xe xích lô đạp, bởi vì sở hữu được một
chiếc xe xích lô máy khoảng gần chục lượng vàng là coi như có một gia
tài khấm khá. Thành ra bác tài chạy xe xích lô máy đội nón nỉ, nón cối,
đeo kính mát, trông lúc nào cũng phong độ. Ngày xưa xe xích lô máy có
bến riêng hẳn hoi. Người người còn nhớ ở cầu Hậu Giang, ở khu Bà
Chiểu... có những hãng chuyên cho thuê xe xích lô máy.
Ngày nay với chủ trương cấm lưu thông xe cũ nhằm tạo điều kiện để đưa một loại xấu xí nhất thế giới là xe ba-gác Trung Quốc vào chiếm lĩnh thị trường, thì xe xích lô máy coi như đã chết hẳn. Lúc chúng tôi phát hiện mấy chiếc xe xích lô máy tan nát còn đậu chở hàng ở bến chợ Kim Biên, thiệt tình mà nói trong lòng thấy ngậm ngùi quá. Chúng tôi nhớ đến một người bạn thi sĩ nghèo, ông này tâm sự. “Tôi ngày nào cũng mua vé số, cầu cho trúng, chỉ cần trúng đủ mua một chiếc xe xích lô máy còn zin là được. Cha ơi! Chiều chiều cuối tuần mình chạy xích lô máy chở bạn bè làm vài vòng Sài Gòn để thiên hạ ngày nay biết dân Sài Gòn xưa bảnh như thế nào, sướng phải biết!”
Tất
nhiên, nhiều người chia sẻ cái sự sướng với anh thi sĩ về chiếc xe đặc
biệt - đặc trưng của một thời Sài Gòn hoa lệ này. Trước những giá trị
sống của dân tộc và đất nước đang trên đà phát triển hiện nay; thôi
thì níu kéo làm cuộc mưu sinh và vẻ đẹp trên đường phố của xe xích lô
máy.
Nhưng đã là người Sài Gòn thì sao không nhớ xe xích lô máy cho được, sao không nghe tiếng xe xích lô máy vang lên trong ký ức thao thức mỗi đêm.
Một người lớn tuổi hơn kể. “Trước năm 1975, người Mỹ cả dân sự lẫn quân sự đều thích đi xe xích lô máy, một phần vì lạ, phần nữa là ngồi xe xích lô máy có chút mạo hiểm. Tôi nhớ hoài cái cảnh mấy ông Mỹ hứng thú la hét khi xe xích lô máy chạy nhanh chồm tới thiếu điều muốn đụng đít xe hàng.”
Trong dòng thời gian một ngày của Sài Gòn trước đây, tiếng xe xích lô máy thức giấc sớm nhất. Từ các ngả đường của đô thị, xích lô máy chở những người bạn hàng tỏa đi khắp các chợ với đủ loại thực phẩm, hàng hóa hoặc chở khách tỉnh lên Sài Gòn tấp vào tiệm nước làm ly cà phê xây - chừng, cái bánh bao, tô hủ tíu. Cảnh phố khuya thanh vắng tiếng xe xích lô máy vang lên. Một bà bầu nào đó, một đứa trẻ hoặc người già trở bệnh, một kỹ nữ hay một người lính VNCH nào đó say mèm đang trên đường với xe xích lô máy. Tiếng xe xích lô máy nổ như tiếng ồn ồn của một người đàn ông thân thiện. Người ta nhớ rằng thời đó, mỗi góc chúng cư, mỗi ngõ hẻm, bệnh viện, bến xe đều có những bác ba, chú tư, anh hai xích lô máy túc trực; người ta cũng không quên rằng những bác tài xích lô máy đáng được tôn trọng như một biểu tượng về sự an toàn và sự kịp thời trong những tình huống cần kíp của người Sài Gòn.
Ngày nay với chủ trương cấm lưu thông xe cũ nhằm tạo điều kiện để đưa một loại xấu xí nhất thế giới là xe ba-gác Trung Quốc vào chiếm lĩnh thị trường, thì xe xích lô máy coi như đã chết hẳn. Lúc chúng tôi phát hiện mấy chiếc xe xích lô máy tan nát còn đậu chở hàng ở bến chợ Kim Biên, thiệt tình mà nói trong lòng thấy ngậm ngùi quá. Chúng tôi nhớ đến một người bạn thi sĩ nghèo, ông này tâm sự. “Tôi ngày nào cũng mua vé số, cầu cho trúng, chỉ cần trúng đủ mua một chiếc xe xích lô máy còn zin là được. Cha ơi! Chiều chiều cuối tuần mình chạy xích lô máy chở bạn bè làm vài vòng Sài Gòn để thiên hạ ngày nay biết dân Sài Gòn xưa bảnh như thế nào, sướng phải biết!”
Nhưng đã là người Sài Gòn thì sao không nhớ xe xích lô máy cho được, sao không nghe tiếng xe xích lô máy vang lên trong ký ức thao thức mỗi đêm.
Nguồn: Sưu Tầm
No comments:
Post a Comment