Friday, March 21, 2025

HÒA BÌNH DANH DỰ VÀ SỰ PHẢN BỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA

“Nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp định chúng tôi sẽ tái oanh tạc”

(Richard Nixon)

 Trọng Đạt

April 26, 2017

 

 

 

Đa số nhà nghiên cứu và chính khách Mỹ khi nói về sự sụp đổ của miền nam Việt Nam năm 1975 họ thường lập luận như sau: 

- Giới lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa bè phái tham nhũng, không tìm được một giải pháp hòa bình cho đất nước họ. 

- Các Tướng lãnh VNCH ít có ai đủ khả năng chỉ huy những đại đơn vị, khi trực diện với quân địch họ rút chạy hỗn loạn đưa tới sụp đổ. 

- Khi Mỹ rút đi, họ không đủ sức chống Cộng Sản và thua trận, chẳng lẽ thanh niên của chúng ta phải tiếp tục chiến đấu cho họ mãi mãi tại Đông Dương hay sao? 

- Chúng ta viện trợ cho họ máy bay, xe tăng, tầu chiến… nhưng họ không biết xử dụng sao cho có hiệu quả nên đã thất bại khi quân địch tới. 

- Quân đội miền Nam chiến đấu kém hiệu quả, phải dựa vào hỏa lực Mỹ… 

  

Thậm chí giữa thập niên 2000 cựu Tổng thống Bush con bênh vực cho cuộc chiến Iraq của ông đã tuyên bố: Iraq sẽ không như Việt Nam, miền nam VN mất vì quân đội của họ không chịu đánh mà chỉ chờ Mỹ đánh dùm! 

Nhiều người dựa vào thảm bại của cuộc triệt thoái Cao nguyên tháng 3-1975 để kết án ông Thiệu làm sụp đổ miên Nam chỉ trong vài tháng. 

Có nghĩa là VNCH sụp đổ vì chính họ và Mỹ không có trách nhiệm, tuy nhiên gần đây nhiều nhà học giả Mỹ viết về chiến tranh VN có công nhận Quốc hội đã cắt hết nguồn tiếp liệu khiến VNCH phải đầu hàng địch. Họ cũng chỉ nhắc sơ vài hàng chứ không khai thác tỉ mỉ, nhiều nhà sử gia khác lờ đi không nhắc tới sự thật phũ phàng này. 

Hiệp định bất bình đẳng 

Giáo sư Larry Berman, một tác giả viết nhiều sách về chiến tranh VN (Planning a Tragedy: The Americanization of the War in Vietnam; Lyndon Johnson’s War: The Road To Stalemate in Vietnam; No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam; Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent.) 

Có hai cuốn trong số các tác phẩm của ông được chú ý tới là Lyndon Johnson’s War: The Road To Stalemate in Vietnam – Cuộc Chiến Của Johnson, Con Đường Đi Tới Bế Tắc Tại Việt Nam, dầy 250 trang, in năm 1991 viết về chiến tranh thời TT Johnson những năm từ giữa tới cuối thập niên 60. Cuốn này nghiêng về quân sử, chỉ trích những sai lầm của Johnson trong chiến tranh hạn chế. 

Sau đó là cuốn No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam- Không Hòa Bình, Không Danh Dự, Nixon, Kissinger Và Sự Phản Bội Việt Nam, dầy350 trang, in năm 2001. Đây là tác phẩm nổi tiếng của ông viết về giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh VN. Cuốn này nghiêng về chính trị, chú trọng về Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973. 

Nó cũng là một trong những cuốn sách hiếm hoi của Mỹ đề cập tới sự phản bội miền nam VN. Với cái tên “Không Hòa Bình, Không Danh Dự, Nixon, Kissinger Và Sự Phản Bội Việt Nam”, tác giả đặt trách nhiệm lên hai nhà lãnh đạo Nixon và Kissinger, những người đã phản bội VNCH. Larry Berman nói về chủ đề của tác phẩm trong một số chương và ở phần Lời mở đầu (Prologue). Tôi xin sơ lược vài hàng, ông trình bầy vấn đề làm hai phần: 

Trước hết cái gọi là Hiệp định Paris, Hòa bình danh dự  của hai nhà chính khách này chỉ là để Mỹ rút quân, lấy tù binh, lừa cho ông Thiệu ký Hiệp định vô nghĩa, bảo đảm miền nam sẽ sụp đổ. Phần sau Berman nói đã tham khảo nhiều tài liệu giải mật được biết sự thực Hiệp định chỉ là hòa bình giả. Nixon, Kissinger khi ký Hiệp định chỉ chờ cho CSBV vi phạm để oanh tạc, tiếp tục cuộc chiến bằng không lực để giúp miền nam VN tồn tại, đây là hòa bình giả, đánh lừa dân Mỹ. Hai phần này mâu thuẫn nhau. 

Quan điểm của ông về sự phản bội của Nixon, Kissinger nằm ở chỗ Hiệp Định Paris tháng 1-1973 để cho 150 ngàn quân BV được ở lại khiến VNCH không thể tồn tại (1). Rất nhiều người chỉ trích Nixon, Kissinger về chuyện này. Trước hết tôi xin bàn về số quân BV ở lại miền Nam: TT Nixon (2) nói sau trận tổng tấn công 1972, Cộng quân thua chạy (tháng 10-1972) nhưng còn đóng tại một số vùng thưa dân thuộc QK I và QK II, quân đội VNCH không đủ lực lượng để đẩy lui địch. 

Theo tài liệu phía CS (Chiến dịch xuân hè 1972 - Wikipedia tiếng Việt) thì lực lượng của họ trong trận tổng tấn công 1972 gồm 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (3) khoảng 120,000 quân. Theo ước lượng phía Mỹ và VNCH có vào khoàng từ 70 cho tới 100 ngàn Cộng quân bị giết trong trận này (4) như thế số tàn quân không thể nào quá 100 ngàn được, 

Xin nói về lý do tại sao không đòi được CSBV rút về Bắc 

Larry Berman và nhiều người như Negroponte, Tướng Haig (hai phụ tá của Kissinger) (5), TNS Thurmond South Carolina (6)… chỉ trích Nixon, Kissinger ký hiệp định bất bình đẳng không đuổi được CS về Bắc, địch còn đóng quân kể như thua. Berman nói Hiệp định Paris vô nghĩa, nó bảo đảm miền nam VN sẽ mất về tay CS. 

TT Nixon đã trả lời về vấn đề này, ông nói “Có một châm ngôn ngoại giao là cái gì ta không làm được ở chiến trường thì không thể đòi được ở bàn hội nghị”, Kissinger cũng nói y như thế (7). Sau trận đánh 1972, VNCH tuy thắng lớn nhưng không đủ lực lượng để đuổi địch ra khỏi những vùng chiếm đóng tại QK I và QK II nên không thể đòi chúng rút về Bắc được, 

Nixon nói:

“Chúng tôi biết nếu đạt thỏa hiệp đòi BV trả lại đất cho VNCH thì họ sẽ không ký Hiệp định. Nếu ta đòi BV rút quân bằng được sẽ không có Hiệp định”

(No more Vietnams trang 152) 

Đầu tháng 1-1973, Quốc hội đốc thúc Nixon ký Hiệp định, họ cho biết nếu không sớm ký kết sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ VNCH, buộc Hành pháp rút hết quân… (8). Ngoài ra Nixon nói (trang 155)  sự tồn tại của VNCH không phụ thuộc việc Cộng quân còn đóng tại một số vùng dân cư thưa thớt mà phụ thuộc vào viện trợ của Quốc hội và sự cho phép cưỡng bách (CS) thi hành Hiệp định Paris (enforce the agreement). Nếu ta không sớm ký Hiệp định, Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh vào tháng 1-1973 cho rằng VNCH gây trở ngại hòa đàm.

Trên thực tế mọi người đều thấy sự sụp đổ miền nam VN không do Hiệp định mà vì cạn kiệt tiếp liệu đạn dược, không có sự kiện nào chứng tỏ Hiệp định đã trực tiếp gián tiếp gây ảnh hưởng. Sau Hiệp định Paris tháng 1-1973, hơn nửa triệu quân đồng minh gồm Mỹ, Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan… đã rút về nước, VNCH phải một mình gánh vác chiến trường với quân viện bị cắt giảm xương tủy. Đó là lý do chính khiến cho CS thắng lợi dễ dàng. 

Việc đòi Cộng quân rút về Bắc không có nghĩa VNCH sẽ được an toàn, họ chỉ rút qua biên giới Lào, Miên sát ngay đó và trở lại khi cần. 

Berman chỉ trích Nixon Kissinger đánh lừa Thiệu, hứa hẹn trừng phạt BV đã ghi trong Hiệp định (trang 202). Cuối tháng 11-1972, Nguyễn Phú Đức, đại diện ông Thiệu đi Hoa Thịnh Đốn họp với các nhà lãnh đạo Mỹ về bản sơ thảo Hiệp định. Kissinger nói với Đức rằng lời cam kết của TT Nixon sẽ ghi vào hồ sơ đàng hoàng. Berman nói thực ra chẳng ghi hồ sơ gì cả, nước Mỹ không đụng một ngón tay ngăn chận CS chiếm miền Nam, những ngày cuối của Saigon, Kissinger và Nixon đánh lừa Đức nhưng không đánh lừa được lịch sử (lời Berman) 

Sự thực khi CSBV vào chiếm VNCH, Nixon đã bị ép từ chức tháng 8-1974, vả lại Quốc hội ra luật (9) cắt hết các ngân khoản (của Hành pháp Mỹ) dành cho chiến tranh Đông Dương 30-6-1973 (nửa năm sau Hiệp định). Nixon bị bó tay nhìn CSBV và Khmer đỏ tấn công chính phủ Lon Nol và VNCH. 

Berman chỉ trích Nixon, Kissinger ép Thiệu ký Hiệp định bất bình đẳng mà thực ra tháng 1-1973 Quốc hội đã thúc ép Nixon phải sớm có hòa bình. Các vị chức sắc Quốc hội đã nhắc nhở Nixon nêu VNCH làm trở ngại Hiệp định họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh nên không thể qui trách nhiệm cho Nixon Kissinger trong việc ký kết. 

Hòa bình danh dự, Peace with Honor theo định nghĩa của TT Nixon là rút quân về nước, lấy tù binh, chấm dứt chiến tranh và không làm sụp đổ đồng minh VNCH. Trong khi đó đảng đối lập chủ trương rút bỏ VN sớm mà không quân tâm tới sự tồn tại của Đông Dương, sống chết mặc bay, miền nam VN sẽ sớm mất về tay CS. Nixon chỉ làm được đến thế, thật vô lý khi Berman cũng như rất nhiều người chỉ trích kết án hòa bình danh dự của ông. Họ nói Hiệp định của hai nhà lãnh đạo đã làm sụp đổ Đông Dương trong khi Nixon đã bị ép phải từ chức. 

Thật vô lý khi Berman và nhiều người chỉ trích TT Nixon không giữ lời hứa (với ông Thiệu) sẽ trừng trị CSBV nếu họ vi phạm Hiệp định khi ai cũng biết ông đã từ chức tháng 8-1974 và đã bị Lập pháp trói tay. 

Tác giả nói nay có hai cách giải thích sự thất bại của Hiệp định Paris và sự sụp đổ Sài Gòn, trước hết cách nói của hai nhà lãnh đạo: Nixon nói (10) năm 1973 ông đã bảo đảm nền độc lập VNCH nhưng năm 1975, Quốc hội đã hủy hoại khả năng thi hành Hiệp định (của ông) khiến VNCH sụp đổ. Kissinger nói thảm kịch là do tình trạng xáo trộn tại Mỹ, tháng 4-1973 vụ Watergate nổi lên, kế đó TT không được phép cưỡng bách thi hành Hiệp định Paris (trừng trị CSBV khi họ vi phạm) 

Cách giải thích thứ hai của tác giả Frank Snepp (trang 8) cho rằng Hiệp định chỉ là một khoảng cách tốt đẹp (Decent interval). Nixon, Kissinger chỉ chú trọng lấy tù binh, tìm người mất tích, tương lai chính trị VN thì để người VN tự giải quyết. Chính phủ Mỹ không muốn CS thắng quá nhanh, họ biết là CS sẽ ngẫu nhiên thắng, khi ký Hiệp định CSBV không bỏ mục tiêu dài hạn chờ cho Mỹ rút. Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp nói Hiệp định chỉ là cách trốn trách nhiệm của Mỹ (Nixon – Kissinger), một cách bảo đảm để Mỹ rút đơn phương. 

Kissinger đã nói với Phụ tá TT Ehrlichman miền nam VN may mắn lắm thì có thể cầm cự được một năm rưỡi, ông cũng nói với phụ tá  của mình Negroponte rằng Mỹ không muốn tiếp tục ở lại VN. 

Hồ sơ giải mật

Nhưng chương thứ 10 và 13 (11) Larry Berman nói sau khi tham khảo những hồ sơ đã giải mật thì thấy sự kiện tệ hại hơn thế. Ông nói sự thực khác xa với giả thuyết Decent interval và khác xa những điều mà Nixon, Kissinger tuyên bố. Hồ sơ giải mật có ghi là Chính phủ Mỹ muốn Hiệp định bị BV vi phạm ngay và sẽ đưa tới sự giáng trả dữ dội. Chiến tranh thường trực bằng oanh tạc (B-52) mà Nixon và Kissinger sẽ khởi động từ Hiệp định. Họ tin đó là con đường duy nhất để dân Mỹ chấp nhận (chiến tranh) nếu đã ký Hiệp định, Nixon tin là sẽ xử dụng B-52 để giúp VNCH cho tới cuối nhiệm kỳ của ông năm 1976. 

Đối với Nixon, Hiệp định là một phương tiện để có quyền can thiệp thường trực vào Đông Nam Á. Sự thực đã được chôn vùi khá lâu vì Nixon và Kissinger từ chối không cho ai được xem những bí mật lịch sử, hạn chế không cho người khác đọc cũng như coi giấy tờ riêng, băng thu điện đàm và tất cả những nguồn tài liệu gốc … 

Nhờ tham khảo những tài liệu giải mật Berman đã đánh giá được chủ trương hiếu chiến của Nixon-Kissinger, nó hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của hòa bình danh dự mà ông ca ngợi, phô trương. Hai nhà lãnh đạo này đã đánh lừa người dân Mỹ, dư luận Mỹ bằng một nền hòa bình giả (12). 

Berman cho biết (trang 203), sáng 30-11-1972, khoàng hai tháng trước ngày ký kết Hiệp định Paris, TT Nixon họp Ban tham mưu liên quân, Kissinger thuyết trình về bản Dự thảo Hiệp định ngưng bắn, ông nói Tổng thống muốn tập trung vào tình trạng khẩn trương nhất gồm hai sự kiện: Nếu hòa đàm tan vỡ, giải pháp quân sự nào? Thứ hai nếu hòa đàm thành công nhưng Hiệp định bị vi phạm ta sẽ trừng trị địch thích đáng bằng không lực Mỹ. 

TT Nixon chỉ thị cho Ban tham mưu sửa soạn chương trình oanh tạc khẩn cấp trong trường hợp hòa đàm tan vỡ, chiến dịch sẽ xử dụng ồ ạt Hải quân, Không quân trên lãnh thổ BV. Chiến dịch được gọi là Priming Charge (trừng phạt khởi đầu) được phác họa để phá hủy bộ máy chiến tranh BV gồm 58 mục tiêu và phong tỏa hải cảng… 

Đô đốc Elmo Zum Walt Tư lệnh Hải quân trong buổi họp cho rằng Nixon chủ trương đánh mạnh (oanh tạc) trong hai năm nữa sẽ thương lượng một Hiệp định tốt đẹp hơn. Tổng thống nói ông cần Ban tham mưu hợp tác, VNCH sẽ vui mừng, họ vẫn được viện trợ kinh tế, quân sự.

Trong trường hợp CSBV vi phạm, tăng cường xâm nhập, tấn công VNCH, Đô đốc Thomas Moorer (trang 204) Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã thảo kế hoạch khẩn trương  3 và 6 ngày cho kế hoạch đòi hỏi để tấn công BV. Kế hoạch gồm gài mìn Hải Phòng, oanh tạc Hà Nội bằng B-52, sự giáng trả phải ồ ạt hữu hiệu. 

Ngoài ra hồ sơ giải mật (trang 260) về cuộc nói chuyện trong buổi họp với Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu ngày 4-8-1973. Kissinger nói chỉ có oanh tạc (B-52) mới bảo vệ và giúp VNCH không bị sụp đổ, cuộc đối thoại cho ta thấy rất nhiều. Kissinger đã nhìn nhận ký Hiệp định xong tháng 1 và nói tôi cảm thấy chúng ta phải tái oanh tạc BV vào tháng 4 hay tháng 5.

“Nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp định chúng tôi sẽ tái oanh tạc” 

Điều ông xác nhận cũng giống y như cái mà Đô đốc Zumwalt đã kết luận cuối tháng 11-1972 tại buổi họp Tham mưu trưởng liên quân. Đó là hòa bình giả trong kế hoạch đánh lửa dân Mỹ với những từ ngữ văn vẻ hào nhoáng “danh dự cho Mỹ”. 

Kissinger cho rằng Watergate (1974) đã phá hỏng kế hoạch của Nixon, ông không hề có ý định phản bội VNCH. Nixon muốn được coi là vị Tổng thống có chính sách ngoại giao vĩ đại người đã: 

- Bang giao với Trung Cộng. 

- Hòa với Nga Sô. 

- Bảo vệ được VNCH. 

Quyết tâm bảo vệ miền Nam VN của Nixon để bảo tồn một di sản cho sự nghiệp chính trị của ông. Hôm 27-4-1975, William Buckley viết trên Wall Street Journal nhận định Watergate đã làm cho kế hoạch nghiền nát miền Bắc VN của Nixon bị trật đường rầy. 

Điều mà Larry Berman khám phá nhờ tài liệu giải mật cho thấy Nixon, Kissinger đã đánh lừa người dân Mỹ, Quốc hội. Hòa bình danh dự mà họ tìm kiếm chỉ là hòa bình giả (a sham peace). 

Nixon-Kissinger mang tội giả dối với nước Mỹ (như tác giả nói) nhưng có công với VNCH vì ông chủ trương cưỡng bức (CS) thi hành Hiệp định, tiếp tục bảo vệ đồng minh. Nếu do tham khảo hồ sơ mật để khám phá ra sự thật ấy thì nó mâu thuẫn với chủ đề mà ông đưa ra trên đây khi kết án Nixon, Kissinger ký Hiệp ước bất bình đăng phản bội VNCH. 

Đô đốc Elmo Zum Walt Tư lệnh Hải quân đã ghi lại cảm tưởng về buổi họp, ông nhận định Nixon lường gạt: Tổng thống nói về tình trạng ngưng bắn, hứa viện trợ ồ ạt cho miền nam VN và  giáng trả vi phạm của CSBV để bảo đảm hòa bình. Chính phủ (Nixon) dấu kín và không bao giờ cho người dân và Quốc hội biết chuyện bí mật này. 

Ai phản bội Việt Nam 

Larry Berman đặt tên tác phẩm “Không Hòa Bình, Không Danh Dự, Nixon, Kissinger Và Sự Phản Bội Việt Nam ” khiến người ta nghĩ rằng hai nhà chính khách này đã không mang lại hòa bình danh dự và họ phản bội VN. Nhưng phần sau, tác giả tham khảo tài liệu giaỉ mật cho thấy các vị này chỉ chuẩn bị chờ oanh tạc trừng trị BV để cứu VNCH. 

Trong phần mở đầu cũng như phần kết luận, ông chiếu lại khúc phim cuối tháng 4-1975 người Mỹ tháo chạy bỏ VN và có nói sơ về sự phản bội đồng minh của Mỹ. Kissinger cho biết danh dự Mỹ bị lâm nguy (trang 3) Đại sứ Martin điện tín cho Kissinger xin đừng cho di tản ồ ạt vì nó cho thấy sự phản bội khiến ta mất hết danh dự. Khi trực thăng di tản những người Mỹ cuối cùng, tại hạm đội Đại tá Harry G. Summers nói “Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, đối với người Mỹ ngày này thật chẳng lấy gì làm tự hào” (trang 4). 

Tại Bạch Cung TT Ford chính thức thông báo chỉnh phủ VNCH đã đầu hàng.

“Lịch sử sau cùng sẽ phán xét phán xét những cái ta đã và chưa làm ở VN cũng như nơi khác. Ta hãy bình tâm chờ bản án” (trang 5). 

Ngoài Larry Berman ra không thấy tác giả nào đề cập tới khía cạnh này, họ thường nhấn mạnh sự sai lầm của ông Thiệu trong kế hoạch lui binh tại Cao nguyên và vùng hỏa tuyến. 

Tác giả tuy đề cập tới vấn đề người Mỹ phản bội đồng minh nhưng ông lại hướng về hai nhân vật lãnh đạo Hành pháp và không đả động gì tới trách nhiệm của nước Mỹ. Berman cũng như nhiều người chỉ trích Nixon, Kissinger ký Hiệp định vô nghĩa nhưng họ không biết hoặc vờ không biết về những khó khăn mà chính phủ phải đương đầu tại bàn Hội nghị. Kissinger kể lại những ngày đầu đàm phán với phía CSBV từ 20-2 tới 4-4 -1970 (13) trong khi Mỹ đang rút quân từ từ. Thái độ của Lê đức Thọ rất cha chú, ta đây. Thọ nói Mỹ phải rút không điều kiện, lật đổ chính phủ Thiệu, thành lập Liên hiệp, ngoài ra chẳng có gì để bàn cả. Đảng Dân Chủ và Ủy ban ngoại giao Thượng viện đòi rút nhanh, loại bỏ Thiệu-Kỳ nhưng Nixon-Kissinger không chấp nhận vì như thế coi như đầu hàng CS (14). Kissinger nói Thọ hiểu biết rõ, chính xác về dư luận phản chiến tại Mỹ nên tếp tục đòi Mỹ rút đơn phương, lật đổ Thiệu cho tới tháng 9-1972, (hai năm rưỡi sau) khi BV thảm bại về quân sự họ mới chịu nhượng bộ nhiều. 

Ngày 18-3-1970, ông Hoàng Sihanouk bị Tướng Lon Nol lật đổ khi đang ở Bắc Kinh. Từ giữa tháng 4 -1970 CSBV tại căn cứ biên giới tấn công bao vây Nam Vang để lật đổ Lon Nol đưa Sihanouk về, nay Sihanouk đã theo CS. Nếu Mỹ không can thiệp VNCH sẽ bị lâm vào tình trạng nguy khốn. Cuối tháng 4 -1970 Nixon giúp VNCH hành quân sang Miên phá hủy các căn cứ CSBV, VC nhưng vấp phải sự chống đối dữ dội của Quốc hội, truyền thông, sinh viên và phong trào phản chiến… Hàng trăm ngàn người biểu tình phía sau Tòa Bạch Ốc, tại Thủ đô. Tình trạng cho thấy sự ngang ngược của Quốc hội Dân chủ, truyền thông, phong trào phản chiến…họ muốn Hành pháp phải chịu bó tay trước sự lộng hành của CS. 

George Donelson Moss (15) nói Nixon nhậm chức đã được hai năm, sau hai năm chiến đấu và đàm phán để chấm dứt chiến tranh mang lại hòa bình nhưng ông nhận thấy quyền hạn của Tổng thống bị thu hẹp, vị trí nước Mỹ tại bàn hội nghị tồi tệ, hòa bình còn xa…. 

Kissinger thất vọng không tìm ra cách nào đòi CSBV rút song phương, ông nói khi Nixon nhậm chức thay thế những người (Dân Chủ) trước đây đã can thiệp (đưa quân) vào VN. Mới đầu họ trung lập sau quay ra chống đối, kết án Nixon có trách nhiệm với cuộc chiến mà thực ra ông chỉ thừa hưởng. Họ chỉ trích Nixon không theo giải pháp này nọ mà chính họ trước đây chẳng làm được gì (16). 

Kissinger cũng nói Bảo thủ (CH) xuống tinh thần vì cuộc chiến tới giai đoạn phải rút quân, Cấp tiến (DC) ám ảnh bởi chính họ đã đưa nửa triệu quân vào Đông Dương. Họ không chịu đối mặt với sự can thiệp của mình trong quá khứ hoặc ngồi im miệng mà ngược lại, trốn trách nhiệm và đổ lỗi cho Tổng thống Nixon (17). Đảng Dân chủ đã đưa nước Mỹ vào chỗ sa lầy tại VN thập niên 60 nay trở mặt a dua với phản chiến, truyền thông để chống chiến tranh, chống chính phủ (đối lập), không được ăn thì đạp đổ, tạo lên không khí phân hóa dữ dội. 

Dân chủ vẫn nắm Quốc hội với 55.86% Hạ viện và 57% Thượng viện. 

Sau hai năm lãnh đạo, Nixon thấy chính phủ bị giới hạn quyền hành, đảng Dân Chủ, truyền thông, phong trào phản chiến, sinh viên…những năm 1969, 70 đã đưa nước Mỹ bước vào giai đoạn “toàn quốc phản chiến” đòi rút bỏ VN.

Những tháng đầu năm 1973, CSBV vi phạm hiệp định và giúp Khmer đỏ tấn công chính phủ Lon Nol, Nixon oanh tạc trừng trị địch và bị Quốc hội phản đối dữ dội. Họ ra tu chính án cắt hết ngân khoản quân sự dành cho Đông Dương cuối tháng 6-1973, có hiệu lực từ giữa tháng 8 (18).  Sau đó Quốc hội Dân chủ cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ  2,1 tỷ tài khóa  1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 (19) khiến miền nam VN lâm vào tình trạng kiệt quệ tiếp liệu đạn dược. 

Tổng thống lúc này chẳng khác gì bù nhìn nhưng người ta vẫn chỉ trích ông không trừng trị quân địch để cứu VNCH. 

Sau khi tham khảo tài liệu giải mật Larry Berman lại nói Nixon, Kissinger không bỏ Đông Dương mà còn sẵn sàng trừng trị CSBV vi phạm Hiệp định, họ chủ trương kéo dài chiến tranh. Điều này cho thấy những lời chỉ trích, lên án Nixon, Kissinger phản bội VN hoàn toàn sai. 

“Không hòa bình không danh dự” như tác giả nói không phải để ám chỉ Hiệp định vô nghĩa mà là tiếp tục chiến tranh chứ không phải hòa bình danh dự, người ta thường nghĩ là ông chỉ trích hòa bình danh dự làm sụp đổ VN 

Tên tác phẩm của Berman khiến độc giả tưởng ông kết án Hiệp định Paris không có hòa bình, không có danh dự vì nó làm sụp đổ VNCH. Nhưng khi ông nói về hồ sơ giải mật thì không phải vậy mà tác giả muốn nói “không hòa bình, không danh dự” vì Nixon, Kissinger không tìm hòa bình như họ tuyên bố mà muốn tiếp tục chiến tranh bằng không lực Mỹ để bảo đảm cho miền nam VN. 

Lúc này Berman không lên án hai nhà chính khách này phản bội đồng minh nhưng chỉ trích họ họ đánh lừa, lường gạt nước Mỹ vì tiếp tục cuộc chiến bảo vệ miền nam VN, phản lại chủ trương của nước Mỹ muốn vứt bỏ mảnh đất này cho lùi vào dĩ vãng. Đúng vậy, Quốc hội, truyền thông, sinh viên…muốn nước Mỹ phải bỏ Đông Dương trong khi Nixon-Kissinger đi ngược lại chủ trương này, hai ông không phản Đông Dương mà có tội với nước Mỹ. 

Tại phần mở đầu và kết luận cuốn sách Berman có đề cập dù là sơ sài tới việc nước Mỹ bị sứt mẻ uy tín vào những ngày cuối tháng 4-1975 khi họ tháo chạy bỏ Đông Dương. Hầu như không có nhà nghiên cứu nào nói như ông dù là ngắn gọn, họ thường chỉ trích sự sai lầm của ông Thiệu làm sụp đổ miền nam. 

Họ lờ đi không nói tới quân viện ồ ạt của CS quốc tế cho Hà Nội tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí (20). Trong khi CSBV muốn bao nhiêu xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không… đều có ngay thì  VNCH  những năm cuối cùng 1974, 1975 phải trầy da tróc vẩy cử phái đoàn sang Mỹ xin viện trợ thường là nhỏ giọt 

Không phải rằng Nixon, Kissinger phản bội VN mà là nước Mỹ phản bội vì như đã nói trên, ngay từ 1970, nước Mỹ đã phát động phong trào toàn quốc phản chiến gồm Quốc hội, đảng đối lập, sinh viên, truyền thông… Theo lời kể của Kissinger (21) Quốc hội Mỹ đã bắt đầu đề nghị một số tu chính án cắt ngân khoản chiến tranh Đông Dương nhưng chưa được phê chuẩn. Như thế nước Mỹ chống chiến tranh tập thể, hành động phản bội chính là nước Mỹ chứ không thể là Nixon, Kissinger. Chủ trương rút bỏ Đông Dương đã thành hình từ 1970 và nhất là sau khi Nixon, Kissinger đã  bang giao được với Trung Cộng, hòa hoãn với Nga sô từ giữa năm 1972 là cơ hội tốt cho Quốc hội Dân chủ Mỹ phản bội đồng minh 

Larry Berman phải lục lọi, tìm kiếm những hồ sơ giải mật để viết về sự  dối trá của Nixon, Kissinger đối với người dân Mỹ, nước Mỹ, nhưng ông không viết về sự phản bội của nước Mỹ.  Muốn vậy ông cũng chẳng cần tham khảo các hồ sơ giải mật. Tài liệu đầy cả ra, không cần thiết phải tìm tòi nhưng đã có nhà sử gia, chính khách Mỹ nào biên soạn chưa?  Tháng 6-1973 Quốc hội ra luật cắt hết ngân khoản dành cho chiến tranh Đông Dương để trói tay Tổng thống. Nixon không còn quyền hành ngăn chận CS vi phạm Hiệp định Paris, sau đó họ dần dần cắt giảm viện trợ miền nam VN mỗi năm 50% mà ai cũng đều biết cả… hậu quả là VNCH sụp đổ trong khoảng thời gian thật ngắn. 

Berman nói kế hoạch trừng trị BV vi phạm Hiệp định của Nixon-Kissinger đã bị Wategate hủy hoại (trang 9), thực ra dù không có biến cố này, Nixon cũng đành chịu bó tay vì không có ngân khoản để oanh tạc. Quốc hội đã ra luật từ giữa năm 1973 cắt hết nguồn tài chánh (của Hành pháp) dành cho chiến tranh Đông Dương. 

Ta không thấy sử gia chính khách Mỹ so sánh viện trợ Mỹ cho VNCH với viện trợ của CS Nga, Tầu cho BV, ta không thấy các vị ấy nói về tình đồng chí của CS, họ không bỏ đồng minh 

Hậu quả của sự phản bội là nay tại Đông Nam Á, các nước Thái Lan, Việt, Mên, Lào, Mã Lai, Phi Luật Tân… có khuynh hướng ngả về Trung Cộng, họ không dám theo Mỹ khi nhớ lại biến cố Đông Dương 1975.

Nhiều nhà nghiên cứu, chính khách Mỹ thường ra vẻ công bình, khách quan, họ khen kẻ địch can đảm, yêu nước được lòng dân …nhưng họ không công bình vì không so sánh viện trợ Mỹ cho VNCH với viện trợ của CS quốc tế cho BV. Ta không thấy các vị ấy nói về tình đồng chí của CS, họ giúp đỡ đồng minh tới ngày chiến thắng cuối cùng. 

Trên thực tế hầu hết các nhà sử gia, chính khách Mỹ tránh nói tới việc Quốc hội nước họ bức tử VNCH vì tâm lý chung đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại. Họ thường nói Hoa Kỳ bảo vệ dân chủ, tự do cho tất cả các nước bị áp bức xâm lăng nhưng tránh xúc phạm đất nước mình 

Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ phải ký Hiệp định Paris mới rút quân, lấy tù binh là không đúng sự thật. Quốc hội Mỹ có hai cách để lấy hòa bình 

– Ký Hiệp định Paris 

– Ra luật chấm dứt chiến tranh 

Trường hợp có được nền hòa binh danh dự đẹp mặt cả nước là điều họ mong đợi, cùng kỳ lý nếu Hiệp định trở ngại họ sẽ phải ra luật chấm dứt chiến tranh cho dù tàn khốc vô nhân đạo. 

Ít người chịu để ý vấn đề này, các nhà sử gia Mỹ tránh không nhắc tới vì nó thể hiện bộ mặt xấu của Lập pháp, của cả đất nước mình. 

Trọng Đạt

(trích trong Chiến Tranh Việt Nam Dưới Thời Kennedy-Johnson-Nixon-Ford, 2017) 

Tham khảo 

(1) No No Peace Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam các trang 2, 7 

(2) Richard Nixon: No More Vietnams trang 152 

(3) Nixon trong No more Vietnams trang 150 cũng nói vậy 

Theo Phillip B. Davidson: Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 673 là 125 ngàn quân

Friday, December 13, 2024

TÁC DỤNG CỦA TẦM NHÌN CHÍNH TRỊ QUA XUNG ĐỘT NGA- UKRAINE

 Bốn chữ “Ukraine thuộc Nga” đóng đinh trong đầu của TT Nga gốc sĩ quan tình báo Liên Xô tại Đông Đức Vladimir Putin. Theo tài liệu của Bộ Ngoại Giao Mỹ, trong một hội nghị của NATO 2008 tại Bucharest, Romania, Putin nhắc cho TT George W. Bush biết “Ukraine không phải là một quốc gia” mà là một phần của Nga. Trong một tiểu luận đăng trên website của chính phủ Nga ngày 12 tháng 7, 2021 “Về sự thống nhất lịch sử của người Nga và người Ukraine“, Putin cho rằng Nga và Ukraine là một dân tộc, một nền văn hóa, một tôn giáo và một truyền thống lịch sử: “Người Nga, người Ukraine và người Belarus đều là con cháu của Rus cổ đại, là nhà nước lớn nhất ở châu Âu.”


Sau nhiều năm tìm cách sáp nhập Ukraine vào Nga lần nữa bằng nhiều phương pháp, ngày 24 tháng 2, 2022 Putin chọn con đường vũ lực qua việc chính thức tấn công Ukraine.

Chiến tranh bùng nổ hôm nay là hậu quả phát xuất từ các chính sách đối ngoại và đối nội sai lầm suốt 31 năm của nhiều lãnh đạo và chính phủ Ukraine bất tài và tham nhũng bắt đầu với Leonid Kravchuk, đại diện Belarus tại lễ ký kết giữa các lãnh đạo Nga, Ukraine và Belarus để thành lập Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States).

Tổ chức này thực tế là cái tròng đã có từ thời Nga Hoàng do Boris Yeltsin đặt trên cổ các nước nhỏ sắp thoát khỏi Liên Xô. Liên Xô sụp hơn hai tuần sau đó. Ngoại trừ ba nước nhỏ vùng Baltics, phần lớn rơi vào chiếc bẫy sống chung trong thịnh vượng và độc lập này.

Chính sách an ninh của Nga dù trải qua nhiều thời kỳ từ phong kiến sang CS tới cộng hòa về căn bản đều giống nhau. Nga thiết lập và bảo vệ một vùng an ninh chung quanh biên giới. Hiệp ước bí mật giữa Stalin và Hitler 1939 cũng nằm trong chiến lược đó.

Sau 1991, Ukraine có nhiều cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng Nga nhưng không thoát chỉ vì giới lãnh đạo có một tầm nhìn quá hẹp.

Ukraine trước 1994 là một trong ba quốc gia có khối lượng vũ khí nguyên tử lớn nhất thế giới, sau Mỹ và Nga. Năm 1994, Ukraine đồng ý hủy bỏ vũ khí nguyên tử nhưng không nhận lại một khoản lợi quan trọng hay cam kết của Liên Hiệp Quốc nào, chẳng hạn như gia nhập cộng đồng kinh tế Âu Châu, thành viên NATO, viện trợ hàng năm v.v… ngoài trừ những hứa hẹn trên đầu môi chót lưỡi của Anh, Mỹ, Nga tại hội nghị Budapest . Nga sáp nhập vùng Crimea cũng không tạo nên một phản ứng quốc tế lớn mạnh nào.

Từ một người dân thường cho đến lãnh đạo một quốc gia tầm nhìn vẫn là yếu tố quyết định cho tương lai của một gia đình hay một dân tộc. Biến cố Ukraine là một bài học cho mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước.

———————————————————-

Hôm đó là ngày 8 tháng 12, 1991 tại một khu nhà nghỉ mùa đông thuộc Belarus, cách biên giới Ba Lan 8 km, đại diện ba nước Russia, Ukraine, and Belarus vừa tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô gặp nhau.

Boris Yeltsin đại diện Nga, Stanislav Shushkevich đại diện Belarus và Leonid Kravchuk đại diện Ukraine. Cả ba lãnh đạo đều rất vui mừng, phấn khởi vì quốc gia họ đang đứng trước ngưỡng cửa mới đầy hy vọng cho tương lai.

Bắt đầu chỉ với 3 quốc gia trong số 15 nước “xã hội chủ nghĩa” Liên Xô, tham dự hội nghị nhưng trong thực tế ba nước này chiếm tới 73% dân số và 80% diện tích của Liên Xô. Trong ngày 8 tháng 12 hôm đó, ba phái đoàn tuyên bố thành lập Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States).

Đọc tin một thông cáo chung được ký, Mikhail Gorbachev trong diễn văn truyền hình ngày hôm sau tuyên bố văn bản đại diện ba nước ký là “bất hợp pháp”.

Để giải quyết bất đồng, Yeltsin và Gorbachev gặp nhau một tiếng rưỡi đồng hồ. Khi bước ra khỏi phòng họp, Gorbachev biết dù ông tìm mọi cách cứu vãn sự sụp đổ của Liên Xô là điều không tránh khỏi.

Trong buổi họp đó, Boris Yeltsin, lãnh đạo Nga vừa hồi sinh và Mikhail Gorbachev, lãnh đạo Liên Xô đang hấp hối, đồng ý năm chôn cất Liên Xô là 1992 chứ không phải 1991 như đã diễn ra.

Những ngày đó Liên Xô còn tồn tại nhưng trong thực tế đang trên đà tan rã.

Nhắc lại, trước đó ba tháng, 18 tháng 8, 1991, phe cực đoan bảo thủ, được gọi là “nhóm tám người” trong trung ương đảng CSLX ráng hết sức hắt hơi lần cuối cùng để cố phục hồi sinh khí cho Liên Xô. Thành phần này được báo chí gọi là “nhóm tám người”, chủ trương quay ngược kim đồng hồ trở lại thời Leonid Brezhnev.

Dù là những lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng như Phó Chủ Tịch Nước Gennady Yanayev, Thủ tướng Valentin Pavlov, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Dmitry Yazov, Tổng Giám Đốc KGB Vladimir Kryuchkov v.v… “nhóm tám người” đã không giữ được quyền lực quá ba ngày vì bộ máy CS đã rệu rã đến tận cùng.

Điều đó cho thấy sự mục nát của các chế độ độc tài CS thường bắt đầu từ bên trong cơ chế. Căn nhà càng cao càng dễ sụp đổ. Thượng tầng kiến trúc chính trị không thể tồn tại lâu trên một hạ tầng kinh tế xã hội mục nát.

Biến cố lật đổ Gorbachev chẳng những không làm chậm phong trào độc lập tại 15 nước “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” trái lại thúc đẩy phong trào được tiến hành nhanh hơn và dẫn đến sự ra đời khá vội vã của Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States, gọi tắt CIS).

Boris Yeltsin muốn đặt Gorbachev trước sự kiện đã rồi khi thành lập CIS thay thế cho Liên Xô như một tổ chức đáp ứng nhu cầu của quốc gia thành viên sau khi Liên Xô sụp đổ . Sau lễ ký kết sơ khởi, các quốc gia Trung Á và vùng Caucasus như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Armenia, Azerbaijan, Georgia và Moldova lần lượt tham gia.

Lãnh đạo của các quốc gia tham gia CIS đều ý thức vai trò chế ngự của Nga nhưng lúc đó họ đã không đặt nặng. Họ quan tâm đến các yếu tố kinh tế xã hội hơn là vai trò chủ đạo của Nga trong các lãnh vực khác, nhất là chủ quyền lãnh thổ, an ninh và quốc phòng.

Dưới thời Putin khái niệm “lân bang” được ra đời để chỉ các quốc gia “vùng độn” bao bọc chung quanh Nga như thời Nga Hoàng.

Tuy nhiên, có ba quốc gia rất nhỏ vùng Baltics đã thấy trước điều đó. Lãnh đạo ba quốc gia nhỏ này đã từ chối thẳng thừng việc tham gia Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập. Ba nước đó là Latvia, Lithuania, Estonia.

Chọn Latvia để phân tích vì chính sách đối ngoại và vị trí chiến lược của Lithuania, Estonia về căn bản cũng giống như của Latvia.

Latvia là quốc gia theo thể chế Cộng Hòa vùng Baltic, thủ đô Riga, có dân số thống kê năm 2019 là 1.9 triệu người, bằng dân số tỉnh Quảng Nam, có chung biên giới với Estonia, Lithuania, Belarus và Nga.

Latvia độc lập năm 1918 nhưng bị Liên Xô chiếm năm 1940, bị Đức Quốc Xã chiếm năm 1941, bị Liên Xô chiếm lần nữa năm 1944 và sau đó trở thành nước CS trong hệ thống Liên Xô mãi cho đến khi chính thức độc lập năm 1991.

Bằng việc chấp nhận Tuyên Bố về Tái Lập Nền Độc Lập của Cộng Hòa Latvia (The Declaration on Restoration of Independence of the Republic of Latvia), Latvia chính thức thoát ra khỏi quỹ đạo Liên Xô ngày 4 tháng 5 năm 1990, hơn một năm rưỡi trước khi Liên Xô đổ.

Không ít người nghĩ một cách bi quan và hạn hẹp rằng khi nào Liên Xô còn tồn tại thì các nước nhỏ chung quanh khó mà độc lập. Không. Phần lớn các quốc gia trong khối Liên Xô trở nên độc lập trước khi Liên Xô tan rã.

Lãnh đạo của nền cộng hòa Latvia khẳng định họ không phải là một nước cộng hòa tân lập mà kế tục chế độ cộng hòa được thành lập từ 1918.

Mặc dù đa số thành viên bỏ phiếu hay chấp nhận bản tuyên bố độc lập chưa sinh ra trong giai đoạn lịch sử 71 năm trước đó, họ biết rằng lịch sử Latvia là một dòng Cộng Hòa liên tục. Giọt nước Latvia của thời điểm 1990 đã bắt đầu từ thượng nguồn Latvia năm 1918 đầy hy sinh gian khổ dưới hai ách Hitler và Stalin, hai lãnh tụ độc tài tàn ác nhất trong lịch sử loài người. Các thế hệ Latvia học lịch sử để làm lịch sử.

Như người viết đã phân tích trong loạt bài về các quốc gia vùng Baltics, trong thời điểm 1990, các lãnh đạo phong trào độc lập Latvia có một tầm nhìn vô cùng sáng suốt thể hiện qua bốn quan điểm chính dưới đây:

(1). Thay vì theo đuổi các mục tiêu riêng, lãnh đạo phong trào giành độc lập chỉ tập trung dưới một tổ chức duy nhất là Phong Trào Dân Tộc Latvia (Latvian People’s Front) nhằm theo đuổi chỉ một mục tiêu cụ thể trước mắt là loại bỏ chế độ CS tại Latvia và “thoát Nga”. Họ ý thức mọi phân hóa trong lòng dân tộc chỉ tạo cơ hội cho Nga vận dụng và “thoát Nga” quan trọng nhất là “thoát Nga” về chủ quyền. Những người tham gia Phong Trào Dân Tộc Latvia không chỉ là những người bị chế độ CS bỏ tù, đàn áp hay các thành phần chống Cộng mà là bất cứ ai đồng ý với mục tiêu “tự do dân chủ” và “thoát Nga”. Mục tiêu càng cụ thể càng dễ thực hiện và không gian càng rộng càng dễ quy tụ người ủng hộ.

(2). Dứt khoát đứng về phía Tây Phương dân chủ ngay từ ngày đầu tuyên bố độc lập. Các lãnh đạo ba quốc gia Baltic luôn nghĩ rằng đất nước họ là một phần của Châu Âu. Họ không phải là những chính trị gia thân Mỹ hay có cảm tình với Mỹ mà thậm chí còn ghét Mỹ nhưng đồng thời họ biết để hiện đại hóa một quốc gia nhỏ từng bị xâu xé bởi các cường quốc độc tài đi về phía Mỹ là chọn lựa của thời đại.

(3). Vận dụng nhưng không bị gạt gẫm trước mọi cải tổ kinh tế chính trị của Mikhail Gorbachev. Các phong trào đổi mới tại Latvia được kích thích từ các phong trào đổi mới do Gorbachev chủ trương tại Moscow. Nhưng các lãnh đạo phong trào độc lập Latvia chỉ muốn dùng không gian dễ thở của những đổi mới đó để dấy lên phong trào đòi tự do độc lập chứ không phải theo đuôi Gorbachev.

(4). Từ chối đề nghị của Boris Yeltsin tham gia vào Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập cùng với các quốc gia cựu Liên Xô để rồi khối này bị cuốn vào vòng kiểm soát của Nga cho đến hôm nay.

Trong khi các quốc gia sáng lập hay gia nhập sau đó như Ukraine, Georgia phải chịu đựng cảnh “tránh vỏ dưa Liên Xô gặp vỏ dừa Nga”, Latvia là quốc gia có mức phát triển kinh tế nhanh nhất Châu Âu. GDP trên đầu người năm 2020 của Latvia là 17,560 Mỹ kim, gấp 7 lần Việt Nam. Latvia hội viên của NATO, Liên Hiệp Châu Âu (EU), WTO, UN, IMF và nhiều tổ chức quốc tế khác. Nhờ các lãnh đạo có tầm nhìn thời đại, các quốc gia vùng Baltic trở nên giàu có và được cả khối NATO bảo vệ.

Dòng chữ đầu tiên của chính sách bảo vệ không phận các quốc gia hội viên của NATO ghi rõ: “NATO bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và an ninh của không phận mình bằng cách duy trì nhiệm vụ thực thi một chính sách trên không 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, 365 ngày mỗi năm do Bộ Tư lệnh Không quân Đồng minh giám sát.” (NATO ensures the integrity, safety and security of its airspace by maintaining a 24/7/365 Air Policing mission, overseen by Allied Air Command.)

Chính sách kiểm soát không phận của NATO đã có từ 1961 nhưng được điều chỉnh năm 2004 để áp dụng cho các nước hội viên mới vùng Baltic.

Vladimir Putin dù gan lớn cỡ nào cũng không dám thử Article 5 của NATO: “Một cuộc tấn công chống lại một đồng minh được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các đồng minh.”

Putin chỉ giỏi hăm he nhưng một phi cơ dù chiến đấu hay dân sự và dù cố tình hay sơ ý bay vào không phận Latvia sẽ bị chặn tức khắc. Mới đây thôi, 30 tháng 7 2021, các chiến đấu cơ F35 của NATO chặn hai máy bay thám thính của Nga cất cánh từ vùng Kaliningrad thuộc Nga trên biển Baltic ngay cả trước khi các máy bay này bay vào không phận của các nước Baltic.

Các em học sinh Latvia ngày nay mỗi sáng yên tâm cắp sách đến trường trong một đất nước tự do, giàu mạnh và thanh bình là nhờ tầm nhìn của ông bà, cha chú các em.

Trong khi đó, vì giới lãnh đạo mắc bịnh tham quyền cố vị, ham mê quyền lực, các quốc gia như Belarus, Uzbekistan đến nay vẫn còn chìm đắm trong độc tài, áp bức.

Alexander Lukashenko của Belarus là một bằng chứng. Sau 26 năm, y và phe nhóm vẫn sống xa hoa trên sự chịu đựng của dân tộc Belarus chỉ vì sau lưng y có Putin che chở. Những chữ vàng mà Yeltsin và sau đó Putin cam kết tôn trọng chủ quyền Belarus và những khẩu hiệu “độc lập tự do” vang trên đường phố thủ đô Minsk trong ngày lễ mừng độc lập chỉ là những khẩu hiệu mỉa mai, lạc lõng, vô hồn.

Con người dù sinh ra ở đâu trên trái đất này cũng có những ước mơ và khao khát giống nhau. Khác nhau chăng là tầm nhìn về phía trước của giới lãnh đạo. Thời điểm những năm đầu thập niên 1990 là thời điểm đầy thách thức về tầm nhìn đối với 15 giới lãnh đạo của 15 nước vừa thoát ra khỏi Liên Xô. Cuộc đấu tranh cân não giữa họ là những bài học vô giá mà các thế hệ trẻ Việt Nam cần học thuộc. Một tầm nhìn xa sẽ đưa đất nước cất cánh bay xa và tầm nhìn bảo thủ, hẹp hòi, cổ hủ và lạc hậu sẽ đẩy đất nước vào hố thẳm.

Trần Trung Đạo

Friday, November 22, 2024

BÀN TAY NHUỐM MÁU CỦA HỒ CHÍ MINH


image
Lời người Viết : Bài trình bày dưới đây đã được Hubbell viết và đăng trên tạp chí Reader’s Digest số tháng 11/1968 cùng với lời giới thiệu của Trung Tướng TCLC Lewis W Walt , Quân Đoàn I , Nam Việt Nam ( 1966-1967 ) 


Trung Tướng Walt viết :

image
« Bài tường thuật nầy đã diễn tả một cách trung thực bản chất thực sự của kẻ thù tại Nam Việt Nam . Tôi đã chứng kiến cảnh một em bé trai 2 tay bị chặt đứt . Tôi đã nhìn những chiếc đầu người bị bêu trên đầu cọc và những thân hình bụng bị mổ toang ra . Trong 2 năm phục vụ tại Nam Việt Nam, cùng sát cánh chiến đấu và làm việc với lực lượng của miền Nam , tôi học hỏi được rằng các sự khủng bố của cộng sản trong bài nầy không phải là các biến cố tai nạn chiến tranh lẻ tẻ mà là do một chương trình tàn sát có chủ định sẵn , và đó là lý do khiến chúng tôi đã đáp ứng lại lời kêu gọi trợ giúp của Nam Việt Nam mà chúng tôi tin những nổ lực cứu giúp quốc gia nầy của chúng tôi rất đáng giá , cần thiết , và chủ yếu » .

Viên Xã Trưởng cùng với bà vợ như người điên cuồng , một trong các đứa con của 2 người , một bé trai mới 7 tuổi , đã bị mất tích từ 4 ngày , họ tìm đến Trung Tướng Lewis W Walt để cầu cứu vì tin rằng đứa bé đã bị Việt Cộng bắt cóc , rồi thì đột nhiên , thằng bé thoát ra khỏi rừng , chạy băng qua các đồng lúa để trở về làng . Thằng bé vừa chạy vừa khóc . Mẹ nó chạy vội ra , ôm lấy nó vào lòng . Cả 2 bàn tay đứa nhỏ bị chặt đứt và trên cổ có đeo một cái bảng có ghi những dòng chữ cảnh cáo cho cha nó . Nếu ông ta hay bất kỳ người nào trong làng cả gan đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử tới sẻ chịu những điều tệ hại hơn nữa cho các đứa con còn lại của ông ta .

image
Tại một xã khác không cách xa Đà Nẳng là bao , Việt Cộng cũng đưa ra lời cảnh cáo tương tự . Tất cả những người dân được tập trung lại trước nhà viên Xã Trưởng , kể cả người vợ của ông ta đang bụng mang dạ chửa và 4 đứa con để chứng kiến cảnh khủng bố dã man của bọn chúng . Lưỡi ông Xã trưởng bị cắt , và hạ bộ cũa ông ta cũng bị thiến rời ra , đem nhét vào trong mồm trầy trụa máu rồi khâu lại . Trong khi ông ta chết , bọn VC xoay ra hành hạ bà vợ bằng cách dùng dao rạch bụng bà ta ra . Đứa trẻ 9 tuổi bị chúng dùng một que nhọn xuyên qua từ tai bên này sang tai bên kia . Hai đứa kia cũng bị giết chết một cách tương tự . Chỉ còn đứa bé gái 5 tuổi được bọn chúng cho thoát chết , rồi nó chỉ còn biết cầm tay người mẹ đã chết mà gào khóc .

Trung Tướng Walt đã đến trụ sở một quận lỵ , một ngày sau khi quận này bị VC và bộ đội miền Bắc tràn ngập . Một số binh sĩ VNCH không bị chết trên chiến trường đã bị bắt . Chúng trói những binh sĩ này lại rồi bắn vào mồm hay vào sau gáy họ . Vợ con của họ và trẻ em mới 2 hay 3 tuổi , bị bọn chúng đưa đi diễu hành trên đường phố trần truồng trước khi bị chúng đưa ra hành quyết . Có người cổ họng bị cắt đứt , có người bị chặt đầu hay bị mổ bụng , xác họ được đem bêu trên các hàng rào kèm theo với những tấm bảng cảnh cáo dân làng , nếu tiếp tục ủng hộ chính quyền Sài Gòn , cũng sẽ bị chung một số phận tương tự . Những hành động khủng bố như vậy không phải là những hành động lẻ tẻ mà là do một chính sách có chủ định sẵn của chúng .

image
Trong khi đó , có những người thơ ngây và chống đối Hoa Kỳ trên khắp thế giới , vì bị mê hoặc bởi những luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản , nên đã đánh trống khua chiêng , rêu rao chống lại cái họ gọi là tính chất vô luân của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Nam Việt Nam như oanh tạc bằng không quân hay xử dụng tới bom Napalm ( thực ra rất hạn chế cho những truờng hợp thật cần thiết mà thôi ) gây ra nhiều thiệt hại cho dân chúng , ngày cũng như đêm , trong nhiều năm chinh chiến . Cộng Sản đã chỉ nêu nhiều hành động mà chúng cho là tàn bạo , dã man của miền Nam Việt Nam nhưng đã quên rằng chính chúng đã phạm vào những tội ác kinh tởm ghê gớm . Tính tới cuối năm 1967 , chúng đã phạm vào khoảng 100 ngàn trường hợp khủng bố , chống lại người dân miền Nam Việt Nam qua những chuỗi dài hành động bạo tàn vô tận như tra tấn , sát hại chẳng khác gì dưới thời đại của Đức Quốc Xã .

image
Những hành động khủng bố được bắt đầu từ khi lãnh tụ độc tài Hồ Chí Minh củng cố được quyền lực tại miền Bắc , trước ngày lịch sử 1954 chiến thắng Pháp tại Điện Biên Phủ , Hồ đã cho thi hành một chiến dịch tàn bạo đối với chính nhân dân của y .

Hầu hết tại các làng mạc miền Bắc , những đoàn cán bộ võ trang điều động dân chúng tới để chứng kiến những vụ tự thú của các địa chủ mà chúng cho là cường hào ác bá . Rồi thì tới lượt các nhà trí thức , các giáo viên , nói tóm lại tất cả những ai có thể là nguồn chống đối mai sau này , cũng được chúng gom lại để làm bản tự thú về những tư tưởng lầm lẫn trong quá khứ .

image
Tiếp theo là những toà án nhân dân được thiết lập để xét xử họ . Có nhiều trường hợp các nạn nhân đã bị hành quyết , bị chặt đầu hay bị hành hạ , trói tay , trói chân thẩy xuống các hố tập thể và vùi đất , đá lên cho tới chết .

image
Hồ lại còn tái diễn những hành động khủng bố này từng định kỳ một . Có khoảng từ 50 ngàn và 100 ngàn người được coi như đã bị giết chết một cách tàn nhẫn trong các cuộc tắm máu như vừa kể trên . Trong thập niên 1950 , Hồ cũng đã dẹp tan những cuộc nổi dậy tại Bắc Việt Nam , đặc biệt nhất là vụ nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An tháng 11/1956 , và ngay cả tại Nam Ðàn là nơi sinh quán của họ Hồ . Vì dân chúng nổi lên chống lại sưu cao thuế nặng , nên Hồ phải đưa quân đội tới đàn áp . Khoảng 6 ngàn nông dân , không võ trang , đã bị tàn sát .

Sau khi đã củng cố được Miền Bắc rồi , Trung Ương đảng Bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam họp tại Hà nội ngày 13/03/1959 đưa ra quyết định phải có hành động chống lại Miền Nam Việt Nam , hợp lực với những cán binh nằm vùng đã ở lại Miền Nam sau khi Pháp thất trận năm 1954 . Nhiệm vụ loại bỏ các nhà lãnh đạo tại Miền Nam , thanh toán tất cả những ai có thân nhân phục vụ , trong quân lực VNCH , các nhân viên dân chính , cảnh sát , hoặc tất cả những ai không chịu đóng thuế cho chúng .

Một du kích quân VC bị bắt đã cho biết các hoạt động của nhóm 8 người của y tại các làng mạc miền Nam như sau : Lần đầu tiên chúng tôi vào làng này , chúng tôi đã hạ sát 4 người đàn ông mà huyện uỷ của chúng tôi nói họ là những phần tử phản động rất nguy hiểm đối với chúng tôi . Một người đã theo Pháp , tham gia vào trận chiến chống lại chúng tôi và rồi bây giờ lại ủng hộ chính quyền miền Nam . Một người khác đã có cảm tình với quân đội chính phủ và 2 người khác là địa chủ và họ đã bị chặt đầu .

image
Trung Tướng Walt cũng cho biết về chính sách cách mạng của Việt Cộng khi chúng vào 2 ngôi làng khác . Trong một trường hợp , một em bé gái 15 tuổi đã cung cấp tin tức của Việt Cộng cho toán TCLC của Tướng Walt , em đó sau này bị VC bắt cóc đem vào rừng , hành hạ , tra tấn trước khi chặt đầu em , như để cảnh cáo cho những người khác trong làng . Những kẻ sát nhân kia không ai khác là người anh ruột của em bé gái nạn nhân , cùng với 2 đồng chí của y .


John Hubbell  & Nguyễn Hữu Nguyên

 

 

The Blood-Red Hands of Ho Chi Minh 


Readers Digest,
November 1968 John G.Hubbell

The village chief and his wife were distraught. One of their children, a seven-year-old boy, had been missing for four days. They were terrified, they explained to Marine Lt. Gen. Lewis W. Walt, because they believed he had been captured by the Vietcong.

Suddenly, the boy came out of the jungle and ran across the rice paddies toward the village. He was crying. His mother ran to him and swept him up in her arms. Both of his hands had been cut off, and there was a sign around his neck, a message to his father: if he or any one else in the village dared go to the polls during the upcoming elections, something worse would happen to the rest of his children.

The VC delivered a similar warning to the residents of a hamlet not far from Danang. All were herded before the home of their chief. While they and the chief’s pregnant wife and four children were forced to look on, the chief’s tongue was cut out. Then his genital organs were sliced off and sewn inside his bloody mouth. As he died, the VC went to work on his wife, slashing open her womb. Then, the nine-year-old son: a bamboo lance was rammed through one ear and out the other. Two more of the chief’s children were murdered the same way. The VC did not harm the five-year-old daughter — not physically: they simply left her crying, holding her dead mother’s hand.

General Walt tells of his arrival at a district headquarters the day after it had been overrun by VC and North Vietnamese army troops. Those South Vietnamese soldiers not killed in the battle had been tied up and shot through their mouths or the backs of their heads. Then their wives and children, including a number of two- and three-year-olds, had been brought into the street, disrobed, tortured and finally executed: their throats were cut; they were shot, beheaded, disemboweled. The mutilated bodies were draped on fences and hung with signs telling the rest of the community that if they continued to support the Saigon government and allied forces, they could look forward to the same fate.

These atrocities are not isolated cases; they are typical. For this is the enemy’s way of warfare, clearly expressed in his combat policy in Vietnam. While the naive and anti-American throughout the world, cued by communist propaganda; have trumpeted against American “immorality” in the Vietnam war — aerial bombing, the use of napalm, casualties caused by American combat action — daily and nightly for years, the communists have systematically authored history’s grisliest catalogue of barbarism. By the end of 1967, they had committed at least 100,000 acts of terror against the South Vietnamese people. The record is an endless litany of tortures, mutilations and murders that would have been instructive even to such as Adolf Hitler.

Perhaps because until recently the terrorism has been waged mainly in remote places, this aspect of the war has received scant attention from the press. Hence the enemy has largely succeeded in casting himself in the role of noble revolutionary. It is long past time for Americans, who are sick and tired of being vilified for trying to help South Vietnam stay free, to take a hard look at the nature of this enemy.

Bloodbath Discipline.

The terror had its real beginning when Red dictator Ho Chi Minh consolidated his power in the North. More than a year before his 1954 victory over the French, he launched a savage campaign against his own people. In virtually every North Vietnamese village, strong-arm squads assembled the populace to witness the “confessions” of landowners. As time went on, businessmen, intellectuals, school teachers, civic leaders — all who represented a potential source of future opposition — were also rounded up and forced to “confess” to “errors of thought.” There followed public “trials,” conviction and, in many cases, execution. People were shot, beheaded, beaten to death; some were tied up, thrown into open graves and covered with stones until they were crushed to death, Ho has renewed his terror in North Vietnam periodically. Between 50,000 and 100,000 are believed to have died in these blood-baths — in a coldly calculated effort to discipline the party and the masses. To be sure, few who escape Ho’s terror now seem likely to tempt his wrath. During the 1950s, however, he had to quell some sizeable uprisings in North Vietnam — most notably one that occurred in early November 1956, in the An province, which included Ho’s birthplace village of Nam Dan. So heavily had he taxed the region that the inhabitants finally banded together and refused to meet his price. Ho sent troops to collect, and then sent in an army division, shooting. About 6,000 unarmed villagers were killed. The survivors scattered, some escaping to the South. The slaughter went largely unnoticed by a world then preoccupied with the Soviet Union’s rape of Hungary.

With North Vietnam tightly in hand, the central committee of the North Vietnamese communist party met in Hanoi on March 13, 1959, and decided it was time to move against South Vietnam. Soon, large numbers of Ho’s guerrillas were infiltrating to join cadres that had remained there after the French defeat in 1954. Their mission: to eliminate South Vietnam’s leadership, including elected officials, “natural” leaders, anyone and everyone to whom people might turn for advice. Also to be liquidated were any South Vietnamese who had relatives in their country’s armed forces, civil, services or police; any who failed to pay communist taxes promptly; any with five or more years of education.

A captured VC guerrilla explained how his eight-man team moved against a particular target village: “The first time we entered the village, we arrested and executed on the spot four men who had been pointed out to us by the party’s district headquarters as our most dangerous opponents. One, who had fought in the war against the French was now a known supporter of the South Vietnamese government. Another had been seen fraternizing with government troops. These two were shot. The others, the village’s principal landowners, were beheaded.”

General Walt tells of the “revolutionary purity” of Vietcong who came home to two other villages. In one case, a 15-year-old girl who had given Walt’s Marines information on VC activities was taken into the jungle and tortured for hours, then beheaded. As a warning to other villagers, her head was placed on a pole in front of her home. Her murderers were her brother and two of his VC comrades. In the other case, when a VC learned that his wife and two young children had cooperated with Marines who had befriended them, he himself cut out their tongues.

Genocide.

In such fashion did the storm of terror break over South Vietnam. In 1960, some 1,500 South Vietnamese civilians were killed and 700 abducted. By early 1965, the communists’ Radio Hanoi and Radio Liberation were able to boast that the VC had destroyed 7,559 South Vietnamese hamlets. By the end of last year, 15,138 South Vietnamese civilians had been killed, 45,929 kidnaped. Few of the kidnaped are ever seen again.

Ho’s assault on South Vietnam’s leadership class has, in fact, been a form of genocide — and all too efficient. Thus, if South Vietnam survives in freedom, it will take the country a generation to fully replace this vital element of its society. But the grand design of terror involves other objectives, too. It hopes to force the attacked government into excessively repressive anti-terrorist actions, which tend to earn the government the contempt and hatred of the people. It also seeks valuable propaganda in the form of well-publicized counter-atrocities certain to occur at the individual level — for South Vietnamese soldiers whose families have suffered at communists’ hands are not likely to deal gently with captured VC and North Vietnamese troops.

Dr. A. W. Wylie, an Australian physician serving in a Mekong Delta hospital, points out that a hamlet or village need not cooperate with the Saigon government or allied forces to mark itself for butchery; it need only be neutral, a political condition not acceptable to the communists. After a place has been worked over, its people of responsibility are always identifiable by the particularly hideous nature of their wounds. He cites some cases he has seen:

— When the VC finished with one pregnant woman, both of her legs were dangling by ribbons of flesh and had to be amputated. Her husband, a hamlet chief, had just been strangled before her eyes, and she also had seen her three-year-old child machine-gunned to death. Four hours after her legs were amputated, she aborted the child she was carrying. But perhaps the worst thing that happened to her that day was that she survived.

— A village policeman was held in place while a VC gunman shot off his nose and fired bullets through his cheekbones so close to his eyes that they were reduced to bloody shreds. He later died from uncontrollable hemorrhages.

— A 20-year-old schoolteacher had knelt in a corner trying to protect herself with her arms while a VC flailed at her with a machete. She had been unsuccessful; the back of her head was cut so deeply that the brain was exposed. She died from brain damage and loss of blood.

Flamethrowers at Work.

Last December 5, communists perpetrated what must rank among history’s most monstrous blasphemies at Dak Son, a central highlands village of some 2,000. Montagnards — a tribe of gentle but fiercely independent mountain people. They had moved away from their old village in VC-controlled territory, ignored several VC orders to return and refused to furnish male recruits to the VC.

Two VC battalions struck in the earliest hours, when the village was asleep. Quickly killing the sentries, the communists swarmed among the rows of tidy, thatch-roofed homes, putting the torch to them. The first knowledge that many of the villagers had of the attack was when VC troops turned flamethrowers on them in their beds. Some families awoke in time to escape into nearby jungle. Some men stood and fought, giving their wives and children time to crawl into trenches dug beneath their homes as protection against mortar and rifle fire. But when every building was ablaze, the communists took their flamethrowers to the mouth of each trench and poured in a long, searing hell of fire — and, for good measure, tossed grenades into many. Methodical and thorough, they stayed at it until daybreak, then left in the direction of the Cambodian border.

Morning revealed a scene of unbelievable horror. The village now was only a smoldering, corpse-littered patch on the lush green countryside. The bodies of 252 people, mostly mothers and children, lay blistered, charred, burned to the bone. Survivors, many of them horribly burned, wandered aimlessly about or stayed close to the incinerated bodies of loved ones, crying. Some 500 were missing; scores were later found in the jungle, dead of burns and other wounds; many have not been found.

The massacre at Dak Son was a warning to other Montagnard Settlements to cooperate. But many of the tribesmen now fight with the allies.

If the communists’ “persuasion” techniques spawn deep and enduring hatred, Ho could not care less; the first necessity is the utter, subjugation, of the people. Ho was disturbed by the rapid expansion of South Vietnam’s educational system: between 1954 and 1959, the number of schools had tripled and the number of students had quadrupled. An educated populace, especially one educated to democratic ideals, does not fit into the communist scheme. Hence, the country’s school system was one of Ho’s first targets. So efficiently did he move against it that the World Confederation of Organizations of the Teaching Profession soon sent a commission, chaired by India’s Shri S. Natarajan, to investigate.

Typical of the commission’s findings is what happened in the jungle province of An Xuyen. During the 1954-55 academic year, 3,096 children attended 32 schools in the province; by the end of the 1960-61 school year, 27,953 were attending 189 schools. Then the communists moved in. Parents were advised not to send their children to school.

Teachers were warned to stop providing civic education, and to stop teaching children to honor their country, flag and president. Teachers who failed to comply were shot or beheaded or had their throats cut, and the reasons for the executions were pinned or nailed to their bodies.

The Natarajan commission reported how the VC stopped one school bus and told the children not to attend school anymore. When the children continued for another week, the communists stopped the bus again, selected a six-year-old passenger and cut off her fingers. The other children were told, “This is what will happen to you if you continue to go to that school.” The school closed.

In one year, in An Xuyen province alone, Ho’s agents closed 150 schools, killed or kidnapped more than five dozen teachers, and cut school enrollment by nearly 20,000. By the end of the 1961-62 school year, 636 South Vietnamese schools were closed, and enrollment had decreased by nearly 80,000.

But, in the face of this attack, South Vietnam’s education system has staged a strong comeback. Schools destroyed by the communists have been rebuilt, destroyed, and rebuilt again. Many teachers have given up their own homes and move each night into a different student’s home so the communists can’t find them, or commute from nearby cities, where they leave their families.

Against such determination, the size of Ho’s failure can be measured: in 1954, there were approximately 400,000 pupils in school in North and South Vietnam together; today South Vietnam alone has some two million in school. About 35,000 — four times as many as in 1962 — now attend five South Vietnamese universities, while 42,000 more attend night college.

A South Vietnamese government official explains: “A war shatters many traditional values. But the idea of education has an absolute hold on our people’s imagination.”

Bar of Justice.

The pitch of communist terrorism keeps rising. After the Tet carnage at Hue early this year, 19 mass graves yielded more than 1,000 bodies, mostly civilians — old men and women, young girls, schoolboys, priests, nuns, doctors (including three Germans who had been medical-school faculty members at Hue University). About half had been buried alive, and many were found bound together with barbed wire, with dirt or cloth stuffed into their mouths and throats, and their eyes wide open. The communists came to Hue with a long list of names for liquidation — people who worked for the South Vietnamese or for the US government, or who had relatives who did. But as their military situation grew increasingly desperate, they began grabbing people at random, out of their homes and off the streets, condemned them at drumhead courts as “reactionaries” or for “opposing the revolution” and killed them.

“The Tet offensive represented a drastic change in tactics,” says General Walt. “This is a war to take over the South Vietnamese people. Ho launched the Tet offensive because he knew he was losing the people. But his troops didn’t know it; they were told that they didn’t need any withdrawal plans because the people would rise and fight with them to drive out the Americans. What happened was just the opposite. Many fought against them like tigers.” Some of the Tet offensive’s explosion of atrocities probably can be attributed to sheer vengeful frustration on the part of Ho’s terror squads — which Ho may well have foreseen, and counted on.

The full record of communist barbarism in Vietnam would fill volumes. If South Vietnam falls to the communists, millions more are certain to die, large numbers of them at the hands of Ho’s imaginative tortures. That is a primary reason why, at election times, more than 80 percent of eligible South Vietnamese defy every communist threat and go to the polls, and why, after mortar attacks, voting lines always form anew. It is why the South Vietnamese pray that their allies will stick the fight through with them. It is why the vast majority of American troops in Vietnam are convinced that the war is worth fighting. It is why those who prance about even in our own country — waving Vietcong flags and decrying our “unjust” and “immoral” war should be paid the contempt they deserve.

Finally, it is why the communists should be driven once and for all from South Vietnam — and why, if possible, the monsters who presently rule North Vietnam should be brought before the bar of justice.